2012/12/18

9.Điển tích” trong bài Hội Văn Đồng Nai ngâm khúc



04:34 18 thg 1 2012Công khai95 Lượt xem2

         Thú thật sau khi nghe DangkhangLe  đọc bài Hội văn Đồng Nai ngâm khúc chúng tôi chẳng hiểu gì bởi vì bài thơ có quá nhiều điển tích, điển cố mà người ngoài cuộc khó có thể biết được. Qua tìm hiểu các cụ cao niên đã có hơn 10 năm sinh hoạt tại Hội VHNT ĐN thì sự giải thích cũng không thống nhất, hoặc không muốn giải thích vì sợ liên lụy.  Đành lòng chúng tôi phải đi hầu đồng để mong hiểu cho thấu đáo vấn đề này.
        Người cõi âm mà chúng tôi mong gặp là Thượng Thư Trần Hoài Đức, chủ tịch Hội Văn học “Bình dương thi xã” từ thế kỷ 18 - thuở khai phá đất Đồng Nai. Nơi thỉnh đồng  thuộc Điện Hòn Tô bên vực cù lao Phố.
Cụ Trần linh thật. Con đồng vừa thắp nhang van vái vừa trùm chiếc khăn đỏ lên đầu là cụ nhập ngay.
-Ta là Trần Hoài đây, có chi cứ hỏi?
                        
                        Thượng đồng.
- Bẩm Cụ,chúng cháu muốn hỏi một số điển tích trong bài thơ Đồng Nai ngâm khúc của Tú Thịt Hộp do Hội VHNTĐN phát tán. Đầu tiên là :
Súng cướp cò lung lay bóng nguyệt. Dạ “Súng cướp cò”? 
-       (1)Là truyện ngắn của PTQ nguyên phó chủ tịch Hội cách đây một nhiệm kỳ. Truyện này “xúc phạm” nên bị Thành ủy Tp. HCM và Đồng Nai kiểm điểm. Sau đó PTQ rất tự trọng, đã không ra tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo. Hú hồn! Vầng trăng PTQ vẫn  tỏa sáng những ảo ảnh , chỉ hơi lung lay chút xíu thôi.
-       Lũ ngựa trời mờ mịt thức mây: “Lũ ngựa trời”?
-     (2)Gồm 5 con cái là: T X , PL , L B , N P và Khương Bà tuổi từ 20 đến 25, trong đó Khương Bà là Hội viên Hội VHNTĐN. Chúng vỗ cánh đen kịt cả bầu trời thành phố. Ðầu tháng 1 năm 2006, Cục xuất bản thuộc Bộ Văn Hóa Thông Tin đã ra quyết định thu hồi tập thơ “Dự báo phi thời tiết” của chúng vì không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, bị dư luận phản đối và trình bày bìa phản cảm. Ban lãnh đạo Hội ta không dám sờ tới sợi lông chưng, có lẻ sợ chúng ăn thịt chăng? Bọ ngựa cái làm tình xong thì ăn thịt luôn bọ ngựa đực, kinh lắm!
                                         
                                          Phút huy hoàng trước khi lịm tắt   
-     Vẫn còn ngồi đó một Ngài Nam Ngu! Dạ, Ngài Nam Ngu ạ?
-     (3)Nam Ngu là Ngài Ngu ở phía Nam. Dựa theo tích Ngu Công  gần 90 tuổi mà còn bền gan phá núi ở trong sách Liệt Tử, thì ngài Ngu ở phía Nam cũng rất có ý chí. Chỉ có điều 10 năm miệt mài ngự trị ở Hội Văn Nghệ Đòng Nai Ngài không biết mình phá cái gì?
-     Biến văn phòng thành  chốn cho thuê?
-     (4)Các tỉnh nghèo ở miền Tây, tuy sống chung với lũ nhưng đều có một Văn phòng to đẹp để Hội viên sinh hoạt. Còn ở Hội Đồng Nai – một tỉnh lớn thì Văn phòng được  cắt nhỏ ra  để cho thuê làm chỗ “bán hoa”, “thu âm” khiến không có chỗ cho Hội viên sinh hoạt. Văn Phòng mười mấy năm không sửa chữa, bất kỳ ai vào đây cũng đều phải đi xuống (nghĩa đen), chỉ có ra khỏi Hội mới đi lên được mà thôi! (Nền Văn phòng thấp hơn mặt đường 1 mét ! lận mà)
-     Vẫn xin ở lại tiện bề lãnh lương?
-     (5)Mỗi năm , chủ tịch Hội đều kể công là đi xin  được 500 triệu nhưng riêng lương chủ tịch( chưa kể thưởng) là 4 triệu/tháng=48triệu/năm thì hết 10% sồ tiền rồi. Nghe Táo bếp   nói là cách đây mấy tháng Nam Tào có góp ý là ngài nên về nhường  sân chơi cho lớp trẻ   nhưng ngài nàng nặc xin ở lại với lý do là  xin cho Hội chiếc xe hơi (!).
-      Hòa mà ham?
-     (6)Thương hiệu một dòng xe mới: Hoamaham sản xuất tại CLB Suoitre. Cũng giống như Yamaha- Già mà ham vậymà!
-     Dạ, còn chàng Khôi Vú là ai ạ?
-       (7) Có câu thơ lưu truyền từ lâu rằng:
Khôi Vu ơi hỡi Khôi Vu
Bỏ mâm, bỏ bát, bỏ mu (mũ) sao đành? 
                   Có phải là Khôi Vú này không?
-       Tổng Đăng Vàm là ai?
-       (8) Đăng Vàm là anh em với phó Ban Đăng Hán đó mà!
-       Cuộc thi thơ có nường Ka Rỉn. Ka Rỉn ạ?
-       (9) Theo Đình Dũng thì “Ka Rỉn là  người Mạ, con gái bà Ka Bào
    Ka Bào sinh sống tại ấp 4 xã Tà Lài huyện Tân Phú  biết nhiều chuyện kể, lời hát giao duyên, phong tục tập quán, nghề dệt thổ cẩm, điệu múa...của người Mạ.
Ka Rỉn là người con gái nhớ lấy những “cái vốn” rất giỏi.”
Có lẻ vì “cái vốn rất giỏi” nên nhà thơ Nguyễn Hoài Nhơn mới mượn đứng tên cho mình trong cuộc thi thơ của Hội. Ban Tổ chức thấy Ka Rỉn dự thi thì mừng khỏi cần thẩm định. Đến khi phát giải thì Ka Rỉn chính là nhà thơ Hoài Nhơn, Ban Tổ chức té ngữa, thua 1-0 !
-       Đứng tấn hoài lại tính sờ voi?
-     (10) Tấn: là một thế võ. Đứng tấn hoài là đứng thủ thế, văn chương gọi là bảo thủ. Thế mà tính sờ voi để thẩm định như thầy bói mù. Voi nó không đạp cho là may lắm!
-     Chia phần Đại lải đi rồi thì dông?
-     (11) Đại Lải là nơi sáng tác của các nhà văn danh tiếng, thậm chí những nhà văn tép riu nhưng được ra đó cũng là oai lắm… Đại Lãi còn một nghĩa khác là Lời to. Chia phần lời to, đi rồi chết cũng được! Biết có sống đến sang năm không, già cả quá cơ hội đâu còn nữa!
-     Gã Tú Sừng?
-     (12) Tú Sừng, Tú Xương, Tú Thịt, Tú Mỡ là những nhà thơ thuộc trường phái trào phúng của hậu bán thế kỷ 20.
-     Bớ Kim Trọng thử nghe nào?
-     (13) Kim Trọng là chàng trai biết ngươi yêu bị tai vạ nhưng không cứu được. Hắn chỉ biết đi bán sầu riêng và ngâm những bài thơ đau đớn theo gió tru trong xóm Nùng. Tuy nhiên được như thế là giỏi. Không tin làm kim Trọng Thử coi?
-     Khoe khoang lục bát Minh Phương?
-     (14) Minh Phương  chủ hội Thơ đó, lục bát hay gớm lắm!
-     Dạ. còn Hăng Khán là thằng cha nào?
-     (15) Hăng Khán còn có biệt danh là Le Đăng Hụ.
-     Háng Hồng Dương đỏ màu?
-     (16)Hồng Dương:Là mặt trời đỏ. Đứng dưới mặt trời đỏ nên cái chi cũng đỏ. Đơn giản thế sao mọi người cứ thắc mắc “Háng Hồng Dương đỏ màu”?. Theo nhiều nhận định đây là nhà thơ 113, sản xuất thơ như trồng khoai lang.
-     Dạ, Tú thịt Hộp là ai?
-     (17)Thịt Hộp: Loại thịt đóng hộp rất mềm dễ nuốt, sản phẩm của thời kỳ công nghiệp phát triển hiện nay. Tú Thịt Hộp  đang bị Hội VHNTĐN truy tìm. Không rõ hình dong thế nào, theo Xuân Bảo thì Tú Thịt Hộp cao hơn nhà thơ Xuân Bảo 3- 4 cái đầu.(Cao 2.3m đến 2,5m !) Còn về quan hệ… thì nhà thơ Lê Thanh Xuân cho biết Xuân Bảo là ông nội của Tú thịt Hộp (?) ! ! !
-     Xin cho chúng cháu một câu hỏi nữa? là mấy lâu Ngài có ghé thăm Hội Văn Nghệ Đồng Nai?
-     Ghé làm gì! Thằng Ngu Công phía Nam này vừa  bị điếc, vừa bị mù. Ta là chủ tịch đầu tiên của Hội Văn Học Nghệ thuật Bình dương thi xã, mà sau này thiên hạ phong là Gia định Tam Gia.Tất nhiên là có nhiều kinh nghiệm và mong truyền lại cho con cháu. Thế mà chúng đếch biết? Dịp kỷ niệm 300 năm Biên Hòa cũng như 1000 năm Thăng Long Hà Nội ta và thi tướng Hoàng Văn Nghệ có đi ngang nhưng chúng có dành cho cái ghế nào đâu mà ngồi.
-     Xin một câu hỏi chót? Ngu Công phía Nam nói : Tú Thịt Hộp nói xấu Hội tức là nói xấu ban Tuyên Giáo. Bởi vậy ban tuyên giáo chỉ thị phải tìm cho ra Tú thịt Hộp. Cuộc chiến hôm nay mới bắt đầu. Chúng tôi không chịu thua đâu?
-     Thật là tội nghiệp. Nhưng đó lại là lẽ thường. Có ai biết mình sai mà cứ làm không? Chỉ những kẻ không biết mới nói và làm vậy. Cứ để cho chúng tìm. Bao giờ tìm ra thì cho ta biết để ta mở rộng Gia Định Tam Gia kết nạp Tú Thịt Hộp vào chơi cho vui… Ha ha.
Vừa nói ngài vừa kéo cái khăn đỏ đội đầu xuống và thăng. Nhìn kỹ  thấy thần xác con đồng sao hao hao giống nhà thơ Xuân Bửa quá?.
………………...............................................................................................…………………..
Một cách trình bày khác
                 Hội văn Đồng Nai ngâm khúc (Có Chú thích)
Thuở Nghệ Thuật nổi cơn gió bụi     
Hội Đồng Nai nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm tầng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này
Súng CƯỚP CÒ[1] lung lay bóng nguyệt
Lũ  NGỰA TRỜI[2] mờ mịt thức mây
Mười năm ghé lại Đồng Nai
Vẫn còn ngồi đó một ngài Nam Ngu[3]
Anh  thợ vẽ  mắt mù, óc độn                 
Biến văn phòng thành  chốn cho thuê[4]
Sứ trời sớm giục mau về
Vẫn xin ở lại tiện bề lãnh lương[5]
Áng công danh trăm đường vất vả
Hòa mà ham[6],  chí cả chưa vơi
Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai
Chồng  trong cánh cửa, vợ ngoài hành lang
Báo Văn Nghệ  có chàng Khôi Vú[7]
Tránh đao binh  bỏ mũ xin chuồn
Ðưa chàng lòng dặc dặc buồn
Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền
Tổng Đăng Vàm[8] chuyên quyền quyết định
Văn Nghệ chơi… thủng thỉnh mà chơi
Có người chết tuổi tám mươi
Viết trang cáo phó đưa lời: hưởng dương
Cuộc thi thơ có nường Ka Rỉn[9]
Đeo mặt mo lên lĩnh giải to
Hội ta TỰ BIẾT thẹn thò
Kinh thay triệu phú chơi trò nặc danh
Ban thẩm định chẳng rành thẩm định
Đứng tấn[10] hoài  lại tính sờ voi
Ếch già đáy giếng trông trời
Chia phần Đại Lãi[11] đi rồi thì dông
Lão Tú Sừng[12] vốn giòng hào kiệt
Xếp bút nghiên theo việc đao cung
Bao lần nổi giận đùng đùng
Thước gươm đã quyết chẳng dung lũ hèn
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
Bớ Kim Trọng[13], thử nghe nào
THƠ  ĐAU  đăng  xuất, ào ào gió tru
Cùng trông lại mà mù không  thấy
Thấy đen đen những mấy thằng ươn
Khoe khoang lục bát Minh Phương[14]
Thơ  Hăng Khán[15], háng Hồng Dương[16] đỏ màu…
Ôi! ngày nào cùng nhau lập hội
Ước mai này chỉ lối đào bông
Nay đào đã nát gió Ðông
Ngàn  hoa Cứt lợn bên sông bơ sờ.
                                                                   TÚ THỊT HỘP[17]
  Văn Biên Hòa


[1] Là truyện ngắn của PTQ nguyên phó chủ tịch Hội cách đây một nhiệm kỳ. Truyện này “xúc phạm” nên bị Thành ủy Tp. HCM và Đồng Nai kiểm điểm. Sau đó PTQ rất tự trọng, đã không ra tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo. Hú hồn! Vầng trăng PTQ vẫn Ảo ảnh tỏa sáng , chỉ hơi lung lay thôi
[2]  Gồm 5 con cái là: T X , PL , L B , N P và Khương Bà tuổi từ 20 đến 25, trong đó Khương Bà là Hội viên Hội VHNTĐN. Chúng vỗ cánh đen kịt cả bầu trời thành phố. Ðầu tháng 1 năm 2006, Cục xuất bản thuộc Bộ Văn Hóa Thông Tin đã ra quyết định thu hồi tập thơ “Dự báo phi thời tiết” của chúng vì không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, bị dư luận phản đối và trình bày bìa phản cảm. Ban lãnh đạo Hội ta không dám sờ tới sợi lông chưng, có lẻ sợ chúng ăn thịt chăng?Bọ ngựa cái làm tình xong thì ăn thịt luôn bọ ngựa đực, kinh lắm!
[3]    Nam Ngu là Ngài Ngu ở phía Nam. Dựa theo tích Ngu Công  gần 90 tuổi mà còn bền gan phá núi ở trong sách Liệt Tử, thì ngài Ngu ở phía Nam cũng rất có ý chí. Chỉ có điều 10 năm miệt mài ngự trị ở Hội Văn Nghệ Đòng Nai Ngài không biết mình phá cái gì?
[4] Các tỉnh nghèo ở miền Tây, tuy sống chung với lũ nhưng đều có một Văn phòng to đẹp để Hội viên sinh hoạt. Còn ở Hội Đồng Nai – một tỉnh lớn thì Văn phòng được  cắt nhỏ ra  để cho thuê làm chỗ “bán hoa”, “thu âm” khiến không có chỗ cho Hội viên sinh hoạt. Văn Phòng mười mấy năm không sửa chữa, bất kỳ ai vào đây cũng đều phải đi xuống (nghĩa đen), chỉ có ra khỏi Hội mới đi lên được mà thôi! (Nền Văn phòng thấp hơn mặt đường 1 mét !)
[5] Mỗi năm , chủ tịch Hội đều kể công là đi xin  được 500 triệu nhưng riêng lương chủ tịch( chưa kể thưởng) là 4 triệu/tháng=48triệu/năm thì hết 10% sồ tiền rồi. Nghe Táo bếp   nói là cách đây mấy tháng Nam Tào có góp ý là ngài nên về nhường  sân chơi cho lớp trẻ   nhưng ngài nàng nặc xin ở lại với lý do là  xin cho Hội chiếc xe hơi (!)
[6] Thương hiệu một dòng xe mới: Hoamaham sản xuất tại CLB Suoitre. Cũng giống như Yamaha- Già mà ham vậymà!
[7] Có câu thơ lưu truyền từ lâu rằng:
Khôi Vu ơi hỡi Khôi Vu
Bỏ mâm, bỏ bát, bỏ mu sao đành?
Có phải là Khôi Vú này không?
[8] Đăng Vàm là anh em với phó Ban Đăng Hán !
[9]  Theo Đình Dũng thì “Ka Rỉn là  người Mạ, con gái bà Ka Bào
    Ka Bào sinh sống tại ấp 4 xã Tà Lài huyện Tân Phú  biết nhiều chuyện kể, lời hát giao duyên, những phong tục tập quán, nghề dệt thổ cẩm, điệu múa...của người Mạ.
Ka Rỉn là người con gái nhớ lấy những “cái vốn” rất giỏi.”
Có lẻ vì “cái vốn rất giỏi” nên nhà thơ Nguyễn Hoài Nhơn mới mượn đứng tên cho mình trong cuộc thi thơ của Hội. Ban Tổ chức thấy Ka Rỉn dự thi thì mừng khỏi cần thẩm định. Đến khi phát giải thì Ka Rỉn chính là nhà thơ Hoài Nhơn, Ban Tổ chức té ngữa, thua 1-0 !

[10]  Tấn: là một thế võ. Đứng tấn hoài là đứng thủ thế, văn chương gọi là bảo thủ. Thế mà tính sờ voi để thẩm định như thầy bói mù. Voi nó không đạp cho là may lắm!
[11] Đại Lải là nơi sáng tác của các nhà văn danh tiếng, thậm chí những nhà văn tép riu nhưng được ra đó cũng là oai lắm… Đại Lải còn một nghĩa khác là Lời to. Chia phần lời to, đi rồi chết cũng được. Biết có sống đến sang năm không, già cả quá rồi mà!
[12] Tú Sừng, Tú Xương, Tú Thịt, Tú Mỡ là những nhà thơ thuộc trường phái trào phúng của hậu bán thế kỷ 20.
[13] Kim Trọng là chàng trai biết ngươi yêu bị tai vạ nhưng không cứu được. Hắn chỉ biết đi bán sầu riêng và ngâm những bài thơ đau đớn theo gió tru trong xóm Nùng. Tuy nhiên được như thế là giỏi. Không tin làm kim Trọng Thử coi?
[14] Minh Phương  chủ hội Thơ đó, lục bát hay gớm lắm!
[15] Hăng Kháng còn có biệt danh là Le Đăng Hụ.
[16] Hồng Dương : Đứng dưới mặt trời đỏ nên cái chi cũng đỏ. Đơn giản thế sao mọi người cứ thắc mắc “Háng Hồng Dương đỏ màu”?. Theo nhiều nhận định đây là nhà thơ 113, sản xuất thơ như trồng khoai lang.
[17] Thịt Hộp: Loại thịt đóng hộp rất mềm dễ nuốt, sản phẩm của thời kỳ công nghiệp phát triển hiện nay. Tú Thịt Hộp  đang bị Hội VHNTĐN truy tìm. Không rõ hình dong thế nào, theo Xuân Bảo thì Tú Thịt Hộp cao hơn nhà thơ Xuân Bảo 3- 4 cái đầu.(Cao 2.3m đến 2,5m !) Còn về quan hệ… thì nhà thơ Lê Thanh Xuân cho biết Xuân Bảo là ông nội của Tú thịt Hộp (?) ! ! !

 
  • Miêu An Lỗ
    Điển tích phong phú quá. Cực giỏi!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét