2012/12/19

78.Trao đổi với nhà văn – nhà giáo Bùi Quang Tú


23:42 7 thg 6 2012Công khai248 Lượt xem
8

Nhà thơ Đào Trọng Trách đã từng đăng chùm thơ Họa Chân Dung trên Văn Biên Hòa. Nay anh lại xuất hiện với thể loại Trao Đổi đầy tâm huyết. Mời các bạn xem sau đây, bài VBH vừa nhận được.


Trao đổi với nhà văn – nhà giáo Bùi Quang Tú
 qua bài “Những lần gặp nhà thơ  Chế Lan Viên”- đăng trên Văn Nghệ Đồng Nai số 60(5+6/2011)
          
Người nổi tiếng trong nghiệp thơ văn trên đất nước ta thì nhiều. Mấy ai vinh dự gặp được. Thế nhưng ở Hội VHNT tỉnh Đồng Nai có một nhà văn – nhà giáo đã rất nhiều lần được gặp nhà thơ lớn Chế Lan Viên: Đó là nhà văn Bùi Quang Tú, sướng thế!
Nhà văn Bùi Quang Tú muốn chia sẻ cái niềm vinh hãnh kia với bạn văn Đồng Nai cùng độc giả cả nước vì thế đã hơn một lần trên tạp chí Văn Nghệ Đồng Nai đã đăng tải những bài viết của ông. Lần gần đây nhất, tạp chí Văn Nghệ Đồng Nai lại đăng bài “Những lần gặp nhà thơ Chế Lan Viên”- số 60(5+6/2011)
Đọc xong tôi thấy nhà văn Bùi Quang Tú quả đã có nhiều kỷ niệm với nhà thơ lớn Chế Lan Viên (Tất nhiên những kỷ niệm ấy nói cho công bằng thì toàn là những kỷ niệm “ăn theo” cụ thân sinh ra nhà văn Bùi Quang Tú  là nhà văn Bùi Hiển.)
Qua bài viết này tôi xin được trao đổi với Bùi Quang Tú về một góc độ khác mà bài viết của ông đã đăng tải. Đặc biệt là góc độ văn chương.

Trước hết đây là một ghi chép khắc họa đôi nét về chân dung của một thi sĩ bậc thầy: Chế Lan Viên - thế nhưng đọc xong tôi thấy bài viết rất tùy tiện, câu chữ lủng cà, lủng củng vừa thiếu vừa thừa; vừa buồn cười, vừa thương hại!
Ngay từ câu mở đầu đã tức cười và tối nghĩa:
Năm 1961, lúc đó tôi hơn 10 tuổi theo ba tôi (nhà văn Bùi Hiển) đến nhà nhà thơ Chế Lan Viên, ông ở trong một căn nhà nhỏ ở 51 Hưng Đạo Hà Nội.”
Thưa với nhà văn Tú rằng năm 1961 có 12 tháng 365 ngày, chẳng lẽ ngày nào cậu Tú cũng theo ba dến thăm nhà thơ Chế Lan Viên.?!
Chi tiết mà độc giả muốn biết là: Cậu Tú đã đến thăm nhà thơ Chế Lan Viên vào ngày tháng nào của năm 1961. Nếu cậu Tú không nhớ rõ ngày tháng cụ thể thì Bùi Quang Tú có thể viết như sau:
“Trong năm 1961, có một lần…”
Tác giả tiếp tục viết:
… “ Sau đó tôi còn có dịp gặp ông vào năm 1966”. Câu văn này cũng phải dọn vườn như câu văn trên.
Nhưng có vẻ như trong năm 1966 chàng trai trẻ Tú đã những mấy lần gặp Chế Lan Viên, thí dụ câu này:
Một buổi trưa nắng gắt tôi đến hội nhà văn”. “Lại một buổi tối tôi đạp xe từ nơi sơ tán về nhà…” nhưng thật là lung tung quá, chả còn nhận ra những lần gặp ấy là của ngày tháng năm nào. Chịu!
Tiếp đến là sự võ đoán của Bùi Quang Tú.
Một lần sau khi gặp nhà thơ Chế Lan Viên (lúc ấy đang liên hoan) chàng Tú nghe nhà thơ nói với nhà văn trẻ Đỗ Chu rằng: “Chu ơi! nhớ học tiếng Pháp đi nhé, học như vẹt ấy” Thế mà liền sau đấy thanh niên Tú đưa ra một nhận định chắc như bắp rằng: “Tôi nhận ra sự quan tâm dìu dắt của nhà thơ Chế Lan Viên với các nhà thơ trẻ như thế nào (?)” Khiếp quá!
Một chi tiết khác: Khi đi thăm chùa Hương Chế Lan Viên trò chuyện với Bùi Hiển:
-Hiển có tin là có xã họ làm cái khẩu hiệu: “Nhiệt liệt hoan nghênh chủ trương triệt chó  không?”
Khi hai người đối thoại thì không có dấu ngoặc kép, nhưng đến khi viết ra trên giấy câu văn thì câu văn đúng phải là thế này:
-“Hiển có tin là có xã họ làm cái khẩu hiệu Nhiệt liệt hoan nghênh chủ trương triệt chó không…?”
Về 4 câu thơ đề từ cho tập “Hoa trên đá” Bùi Quang Tú đã trích sai. Bốn câu ấy đúng là thế này:

Đời ngoái tuổi năm mươi
Mong gì hương sắc lạ
Mọc chùm hoa trên đá
Mùa xuân không chịu lùi  [i]

Sau đó Bùi Quang Tú đưa ra một nhận xét:
“Có lẽ ông cảm nhận tuổi 50 là mốc lão hóa Thưa thầy giáo Tú, thầy đã nhầm giữa lão hóa (già trước tuổi) với lại lên lão. Lão hóa thì dường như có ở mọi lứa tuổi. Còn lên lão hiện tại là mốc 60 tuổi nhưng những năm 50,60 của thế kỷ trước thì 50 cũng có thể cho rằng mình đã lên lão.
Tôi được biết tập thơ “Hoa trên đá” được xuất bản khi nhà thơ Chế Lan Viên ngoài 50 tuổi rồi vì thế mới có câu: “Đời ngoái tuổi năm mươi”. Vả lại tài thơ như cụ Chế thì không thô thiển để viết rằng: “Thời gian không chịu lùi”
Ở trang 94,95 tác giả viết tiếp: “Năm 1978 ông và ba tôi đi tham quan Nam Tư, ba tôi có gửi cho tôi một món quà. Tôi tìm đến nhà ông trong một con hẻm gần chợ”
Buồn cười quá! Nhà văn Bùi Hiển gửi quà cho con thì mắc mớ gì đến Chế Lan Viên mà Bùi Quang Tú lại tìm đến ông trong một con hẻm gần chợ ?
Câu văn có 2 chi tiết đánh đố độc giả:
a/ Ông ở đây là ông nào?
b/ Chợ ở đây là chợ nào?
Thành phố Sài Gòn có hằng trăm cái chợ và hàng vạn con hẻm biết đâu mà lần? Kinh!
Cho dù khắc họa đôi nét về chân dung nhà thơ lớn như Chế Lan Viên, thiết nghĩ người viết không thể viết tùy tiện, tùy hứng. Nhất thiết phải bám sát sự kiện, thời gian, không gian, v.v… không hư cấu. “Yêu nhau như thế bằng mười hại nhau”.
Để kết thúc bài viết của mình nhà văn nhà giáo Bùi Quang Tú nhận định, đánh giá:
“Ông là một thiên tài thơ ca, một kỳ quan của văn hóa dân tộc
Nhà nước Việt Nam, đội ngũ văn nghệ sĩ nước ta lâu nay thường ca tụng: Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn, một tài năng và một nhà văn hóa. Còn bảo rằng nhà thơ họ Chế là một “kỳ quan  của văn hóa dân tộc” hóa ra ông đứng ngang hàng với vịnh Hạ Long à!
Sự nghiệp Văn Chương của Chế Lan Viên khá đồ sộ. Nhân cách của ông cũng đầy mâu thuẫn. Cuối đời ông ông cũng viết nhiều bài thơ để tìm lại cái tôi đã mất của mình. Sau khi ông mất đã được xuất bản thành 3 tập thơ di cảo khá dày. Ông cũng là một người trung thực, thẳng thắn. Tôi nhớ 1 lần Hội VHNT Đồng Nai mời ông đến nói chuyện chuyên đề về lớp bồi dưỡng các cây viết văn trẻ của tỉnh, ông nói đại ý: “Công việc nào cũng vinh dự và tự hào. Không cứ gì phải làm thơ, viết văn. Ai tự thấy mình không có tài, không có năng khiếu thì nên sớm đi làm việc khác, nước ta còn nghèo mà ra ngõ gặp toàn nhà thơ thì hài quá!... Bùi Quang Tú nên học ý này chăng?
Nhân đây tôi cũng xin lưu ý đến những người đang là biên tập của Tạp chí Văn Nghệ Đồng Nai. Đã nhiều lần đọc tạp chí, tôi  thấy rất nhiều sai sót, có những sai sót rất là ấu trĩ và yếu kém nhất là mảng thơ trên tạp chí.
Sai sót do in ấn, lỗi chính tả là một chuyện nhưng sai sót do tác giả viết ẩu, yếu kém về vốn sống, về tri thức thì rất cần sự “lườm, nguýt” của biên tập viên - Họ ít ra cũng phải hơn được các tác giả khác ở nhiều lĩnh vực… Đằng này. Tôi không nói nữa…
Khu Bàu Nùng 19/05/2012
Đào Trọng Trách


[i]   Bùi Quang Tú đã viết sai:
Đời vào tuổi năm mươi
Mong gì hương sắc lạ
Mọc chùm hoa trên đá
Thời gian không chịu lùi

  • Nguyen
    Có gì đâu bác! Chẳng qua là chưa đánh cắp được đòn độc nên chưa tinh thông bí kíp ấy mà!
    • Biên Hòa
      À... ra thế à!!! Hu hu!!!
  • mi_mi
    • mi_mi
    • 00:26 20 thg 7 2012
    Vang xa qua bac nhi, khi nao met chau lai sang nha bac la het met ngay ay ma, bac la nha van ma sao lai lam nganh gas ha bac,
    Đời vào tuổi năm mươi
    Mong gì hương sắc lạ
    Mọc chùm hoa trên đá
    Thời gian không chịu lùi
    Nghe hay that, chuc bac luon vui ve
    • Biên Hòa
      Cũng như cháu làm ở ngành Ga nhưng có tâm hồn văn chương vây!
      Chúc cháu vui nhiều!!
  • mi_mi
    • mi_mi
    • 22:28 18 thg 7 2012
    Chau lai ghe tham nha bac, chau lam o cty gas nhung dia diem cty chau o Tam Diep Ninh Binh Bac ah, chuc bac luon vui ve
    • Biên Hòa
      Xa nhễ! Bác làm ở Biên Hòa.
      Lúc nào mệt, bay vô bác, cười cho vui. He hee...!!!
  • Chiều Tím
    CT theo bác về nhà. CT rất thú vị khi đọc bài viết này của bác và học được ở đó một số kinh nghiệm khi sử dụng từ ngữ.Cảm ơn bác!
    • Biên Hòa
      Cháu sẽ tiến bộ sau này. Chúc vui vẻ!
  • mi_mi
    • mi_mi
    • 23:53 11 thg 7 2012
    Ghe tham nha bac chuc bac vui ve
    • Biên Hòa
      Mi_mi làm ở Cty Gas à? Bác cũng làm ở đấy!
  • Thanh Dạ
    Thời nhà văn LÝ VĂN SÂM & nhà văn HOÀNG VĂN BỔN đang lãnh đạo HỘI VHNT ĐỒNG NAI thì tôi được làm tay sai cho các cụ ấy: Thư ký tòa soạn báo (tôi ra bắc thì KHÔI VŨ thay) .Do vậy, tôi rất muốn biết về BIÊN HÒA & ĐỒNG NAI ...HÔM NAY . Thật may mắn khi gặp được VĂN BIÊN HÒA với những trang "người thật,việc thật" như thế này ! Rất cám ơn !
    • Thanh Dạ
      Thời tôi làm TKTS thì những lỗi tương tự như thế này của BQT đã có rồi ; giờ đã là NHÀ VĂN rồi mà vẫn vậy sao ? Còn ĐCV trước khi về hội thì làm Y TÁ QUÂN ĐỘI !
    • Biên Hòa
      Chào bác Thanh Da.!
      Hậu sinh thật có lỗi khi không nhận ra bác. Mong bác tha thứ!
      Bác ơi! Thời ấy nay còn đâu?
      Cách đây mấy ngày PĐQuang và LĐKháng còn đánh nhau (nghĩa đen) ngay tại cuộc họp của Hội. Không còn thể thống gì nữa....Hu hu...
    Ảnh của Biên Hòa
    4000
  • TUẤN TRỌC
    Thôi mà, bác! Những người như thế, nếu ta không đồng ý, ta chỉ cần cười khẩy một cái thôi. Cần gì bác phải nhọc sức đôi co chiết tự như vậy!
    vào thăm nhà, chúc bác vui!
    • Biên Hòa
      Thấy cái gai nhọn giữa đường nên cúi nhặt vất đi vậy mà. Mệt một tí nhưng thiên hạ khỏi giẩm phải. Chứ thương gì chúng nó! Vui nhé!
  • ng khac phuoc
    Vậy thì nên ra khỏi cái hội đó cho khỏe, nhà văn ơi!
    • Biên Hòa
      Rứa mà hắn vẫn lì đòi soi hướng chỉ đường cho văn nghệ sĩ.Chao ơi là CÔCC!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét