2012/12/18

66.Bút có lông cũng là bút ?



01:37 15 thg 5 2012Công khai179 Lượt xem1

BÚT CÓ LÔNG là loại bút mới xuất hiện trên thị trường, đầu có dính ít lông. Có lẽ cái tên nghe  không được sạch sẽ nên nhiều người ngại dùng chăng? Họ hàng nhà bút như: bút lông, bút sắt, bút bi, bút  ảo keyboard, bút tre và cả bút… rè cũng phản đối không cho bút có lông làm thành viên. Họ viện nhiều lý do trong đó nặng nề nhất là sợ thiên hạ nhầm lẫn giữa  tiên sinh BÚT LÔNG và hậu duệ BÚT CÓ LÔNG. Sự nhầm lẫn này có nguy cơ dẫn đến nội bộ mất đoàn kết, xáo trộn cuộc sống văn chương.
Thế nhưng họ nhà BÚT đã nhầm.
Có một nơi mà tất cả các loại bút đang chung sống với nhau hết sức hòa bình thân ái, đó là Hội văn Học Nghệ thuật Đồng Nai. Đây, mời các bạn ghé thăm:
■ Bút  ảo keyboard: Đây là loại bút cực kỳ hiện đại có có không không. Bút này xuất hiện cả chục năm nhưng hiện nay trong Hội không phải ai cũng viết được. Đang có hiện tượng những người đi trước tập hợp thành sân chơi trên gác Văn Đồng Nai. Đặc biệt xuất hiện Văn Biên Hòa, Tú Thịt Hộp làm cho diễn đàn thêm tưng bừng. Danh tiếng cũng như tai tiếng Hội viên Đồng Nai rộ lên tùm lum.
■ Bút lông: Hiện còn 2 vị đang xử dụng thành thạo bút lông  là bác Nam Ngữ và cụ Tấn Hoài. Bác Nam Ngữ đang dở dang với loạt tranh ký họa thì bất ngờ chuyển sang “tuổi cao sức yếu” nên vừa bị cho thôi chức chủ tịch Hội còn cụ Tấn Hoài - tay họa chân dzung - hiện là thủ lĩnh người cao tuổi trong Hội. Cả 2 vị đều có triển vọng về chầu ông bà sớm. Vì vậy ngành bút lông trong Hội có nguy cơ thất truyền. Kêu cứu, kêu cứu!
■ Bút rè: Là bút có phát ra âm thanh do ban nhạc xử dụng. Hiện nay phe bút rè rất mạnh vì có thủ trưởng Khánh Hòa bất ngờ lên làm chủ tịch Hội vào 2 tháng cuối nhiệm kỳ. Trong phe còn có Dũng Kèn với nhiều bài tụng ca ngất ngưỡng và một bài tham luận la làng đầu ra bị ế. Rất tiếc tạp chí Văn Nghệ Đồng nai chưa đăng bài tham luận bút rè này để độc giả xa gần nghe chơi
■ Bút bi: Đây là loại bút thông dụng của phần lớn Hội viên trong Hội nhưng nhiều người đã nghẽn mực vì không còn thiết tha với Hội. Chỉ còn mấy cây bút màu biến tướng là tự do tung hoành; ví như lão bà bà Hồng Phương với tài thơ 113 “mênh mông” trên Văn nghệ Đồng Nai.
Nghe nói bả đã nhiều lần tới nhà cũng như gọi điện nhờ các nhà văn nhớn ký đơn vào Hội Nhà văn Việt Nam nhưng các bác chưa ký. Không biết còn đòi hỏi gi nữa? Các bác mà không ký kịp thời để bà già chết đi thì hội VHNT Đồng Nai mất một nhân tài.Tội lớn lắm! Thà cứ để cho bả phát lộ tài năng ở CLB Long Bình Tân, chứ kết nạp vô Hội Tỉnh rồi mà không giới thiệu vô Hội Trung ương là thất đức lắm đa!
■ Bút tre: Đây là loại hình cố viết không đúng để thu lợi riêng, điển hình là báo Văn Nghệ Đồng nai. Người sáng tạo và chịu trách nhiệm là tổng biên tập Đàm Chu Văn. Ví dụ như hưởng thọ ra hưởng dương, vân vân. Và gần đây bản tin bút tre  “Đêm thơ nguyên tiêu 2012” (trang 84, số 65) cố tình biến công ty XQ  thành Hội VHNT Đồng Nai là việc làm có ý đồ. Nghe nói có người chất vấn thì Đàm chủ đã kịp thời đổ lỗi cho “cô đánh máy” Thị Hường. Thật là tội nghiệp cho thân con gái. Hai lần rồi Hường ơi! Coi chừng bốn lần là xong om đó!
■ Bút sắt: Bút sắt là ngọn bút phê bình, là ngọn roi quất vào đít  con ngựa sáng tác để ị ra tác phẩm. Loại này trong Hội rất hiếm. Chỉ có 1 người đó là Bùi công Thuấn (BCT). Ông này chuyên hóng hớt  đã được dư luận phong là “nhà phê bình thứ thiệt” là “bỏ bóng đá người” rất chi hiểm ác. Ngoài ra còn có một học trò xuất sắc là bút có lông Đặng Minh Hân.
   
  Ảnh này Bà Đầm Xòe đã dùng để minh họa cho ảnh  Bùi Công Thuấn
■ Bút có lông : Đặng Minh Hân(ĐmH.) không có bà con họ hàng với BCT, lại lớn tuổi hơn nhiều nhưng không rõ tại làm sao lại gọi BCT bằng anh ngọt xớt. Trong bài ngợi ca “Đọc những dòng sông vẫn chảy…” (trang 77-VNĐN số 65) ĐmH. đã tự thú “Riêng tôi, cùng hội cùng thuyền với anh hàng chục năm nay”. Có lẻ thấy BCT được giải C (Xê) nên bắt quàng làm họ chăng? Ôi, thống thiết thế thảo nào Bà Đầm Xòe không lầm lẫn  ảnh 2 người cho được.
Nhưng đó là chuyện nhỏ, chuyện lớn là qua bài viết trên, ĐmH. đã phát minh ra một kiểu PHÊ BÌNH TRÊN PHÊ BÌNH rất mới lạ. Kiểu phê bình này không cần đọc tác phẩm mà chỉ cần nghe người ta nói rồi hùa theo, ăng ẳng lan truyền như chó sủa ma.
Đây ta hãy nghe ĐmH. “phân tích” tiểu thuyết “Người đàn bà lưu vong” của Trần Thu Hằng (Trần Thu Hằng viết tắt là TTH- sao giống Tú Thịt Hộp vậy? Hay Trần Thu Hằng chính là Tú thịt Hộp. Phải rồi,Thu Hằng thuộc tốp Hội viên xa lánh Hội. Trước khi trở thành "Người đàn bà lưu vong" đã kịp thời để lại trong Hội một đống "Thịt" thối... rùm. Kinh! Thiên hạ đồn thế mà đúng chăng?).  Trở lại vụ phê bình, Đm H. viết:
“Tiếc quá tôi chưa xem cuốn tiểu thuyết mới này… nhưng qua bài viết của BCT, tôi hiểu toàn bộ nội dung của truyện.”  Rồi ĐmH. đưa ra kết luận: “Trần Thu Hằng đã tỏ ra là một cây bút trẻ, có bút lực dồi dào” và kinh hơn là còn đoán mò TTH “…hướng ngòi bút của mình đi theo con đường thẳng mang tính giáo dục sâu sắc, tách bạch đâu ra đó.”(trang 79)
U chao ơi! là môn phái “phê bình thứ thiệt” chỉ chuyên hóng hớt đoán mò dơ bẩn. Một thứ phê bình ĂN THEO  mới toanh thuộc hệ phái mới sinh, xứng đáng có tên là “bút có lông”. BÚT CÓ LÔNG.
Đáng thương cho Đờ mờ Hờ đang cầm “bút có lông” cho  "Buồi chú Thúi" …đái mà không biết.
Hu  hu hu . Bút có lông cũng là bút à? ?
?
  • trùng dương
    VĂN LÀ NGƯỜI
    Xem văn ta luận biết con người
    Đừng bẻ cong ngòi bút hổ ngươi
    Chọn từ, chọn ý khi ta viết
    Hạ bút bất luân kẻo chúng cười!
    Có kẻ coi thường khi viết văn
    Tâm sao viết vậy những câu hèn
    Giấy trắng mực đen nào xóa được
    Thật uổng bao năm với sách đèn!
    Khi chết cọp còn để lại da
    Người ta để lại tiếng cho nhà
    “Bảy lần uốn lưỡi khi lên tiếng”
    Mài bút mười lần lúc viết ra!
    Ở đời ăn dễ viết nào dễ
    Đừng để cháu con nhục bởi ta!
    VVT
    • Biên Hòa
      Xin lĩnh giáo những lời nhắc nhở của bác THONG. Chúc bác sức khỏe!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét