Viết bởi Lê thị Cá Ngạnh(Đăng ở Yahoo blog- Đăng lúc: 01:44 29 thg 10 2012232 Lượt xem
..............................
Biên Hòa, ngày 19
tháng 10 năm 2012
ĐƠN BÁO CÁO
Kính gửi:
- Ban Tuyên giáo Trung
ương
- Hội đồng lý luận phê bình văn
học nghệ thuật Trung ương
- Ban Chấp hành Hội
Nhà văn Việt Nam
- Tổng biên tập báo
Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam)
- Tổng biên tập
website VanVN.Net
- Thường trực Tỉnh ủy
Đồng Nai
- Ban Tuyên giáo Tỉnh
ủy Đồng Nai
- Hội Văn học Nghệ
thuật Đồng Nai
Tôi là Đàm Chu Văn
(tên thật là Đàm Xuân Nhiệm)
Hội viên Hội Nhà văn
Việt Nam
Chuyên viên Cao cấp
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai
Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai,
kiêm Tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Đồng Nai.
Tôi xin trình bày với
các quí cơ quan một việc như sau:
1.Ngày 16 tháng 10 năm
2012, trên số báo 290 (6142), báo Thanh niên đăng tin “Rút
kinh nghiệm về vụ “đấu tố “thơ ở Đồng Nai” của nhà báo Kim
Cương, báo điện tử Tiền phong online có bài viết “Hồi
kết vụ 'đấu tố' thơ ở Đồng Nai (không ghi tên tác giả) và một
trang mạng khác (sử dụng nguồn từ báo Thanh niên, Tiền phong
online), thông tin về cuộc họp giao ban giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Đồng Nai với báo chí chiều ngày 15 tháng 10 năm 2012, tóm lược một số nội dung
trong báo cáo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy xung quanh vụ xử lý bài thơ “Lời
những cây dầu cổ thụ ở Ủy ban nhân dân” của tôi.
Các báo trích: “Qua
phân tích, cuộc họp hướng đến nhận định chung là bài thơ không sai phạm về
pháp luật và tư tưởng chính trị, nhưng không thành công về giá trị tư tưởng, vì
hình tượng hư cấu và đoạn kết dễ dẫn người đọc đến sự hiểu nhầm, phản cảm liên
quan đến hình ảnh ủy ban nhân dân được ám chỉ và cảm xúc của nhà thơ”.
Ngay trong cuộc họp
giao ban đó, tôi đã phát biểu kiến: “Về giá trị
tư tưởng của bài thơ “Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở Ủy ban nhân
dân” của tôi, các cơ quan chuyên môn cấp trên như Hội đồng lý luận phê bình văn
học nghệ thuật Trung ương, Hội Nhà văn Việt Nam đã có ý
kiến chính thức bằng văn bản tôi không nhắc lại nữa.
2. Cũng trong
tin phản ánh của các báo này có một chi tiết không chính xác, đó là: “Do
không thành lập được bộ phận phê bình nên ông Đàm Xuân Nhiệm- chuyên viên
cao cấp của Ban Tuyên giáo và Trưởng Ban Tuyên giáo đã báo cáo Ban Thường
vụ Tỉnh ủy, đề nghị tổ chức đối thoại bài thơ để rộng đường trao đổi chuyên
môn, khẳng định giá trị văn học nghệ thuật của bài thơ” (Trích tin
trên báo Thanh niên, số 290 (6142) ra ngày 16 tháng 10 năm 2012)
Sự thực là ngay
từ khi nhận được Công văn số 1492-
CV/BTGTU của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về việc mời dự buổi đối thoại về nội dung
bài thơ, tôi đãviết đơn gửi tới Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai trình
bày quan điểm của mình và xin
được không tới dự cuộc “đối thoại” trên.” Tôi cũng đã trực tiếp tới
gặp các đồng chí đó, trình bày quan điểm và đề đạt thỉnh cầu của mình. Trong
khi chờ đợi ý kiến trả lời chính thức
từ Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai, vì
là cán bộ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, nên tôi vẫn phải đến dự buổi “đối thoại”
do Ban Tuyên giáo tổ chức.
Cho
nên hoàn toàn không có chuyện tôi (Đàm Xuân Nhiệm) đề nghị Ban Thường vụ
Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức “đối thoại” bài thơ trên.
Tôi
đã gửi kiến nghị đến báo Thanh niên, Tiền phong online đề nghị các báo thông tin lại cho bạn đọc được biết chính
xác bản chất của sự việc. (Kèm theo thư kiến nghị)
Tôi
xin báo cáo các quí cơ quan về những sự việc này.
Trân
trọng cám ơn.
Kính
đơn
ĐÀM
CHU VĂN
Sau khi đọc “ĐƠN BÁO CÁO” của Đàm Chu Văn đăng trên trang mạng Văn Công Hùng và Văn Biên Hòa, Lê thị Cá Ngạnh có bài như sau:
Đơn…báo cáo!
Viết bởi: LÊ THỊ CÁ NGẠNH
Dạ! Em là Lê thị Cá Ngạnh ở Hồ Trị An.
Là Hội viên dự bị của Hội Văng Học Nghê Thuật Đồng Nai.
Xin bá cáo:
Hổm rày cơn bão “Lời Cây dầu trước sân Ủy Ban” làm cho báo chí cả nước tốn biết bao nhiêu là giấy mực khiến người yêu kẻ ghét nhà thơ dầu - Đàm Chu Văn thêm nhiều. Riêng em là em yêu đấy nhé! Yêu nhiều nhiều nhé! Ơi anh Vzăn đẹp giai của em. Mọi người đều công nhận tấm hình anh ngả người ra ngủ ngon lành trong khi cuộc đối thoại vẫn vui vẻ tiếp diễn - mà báo chí gọi là đấu tố cây dầu(!)- thật là độc đáo. Anh quá đẹp chai! Nếu không nhờ đẹp và chzai thì làm sao anh thoát nạn mà lại còn được tỉnh Đồng Nai trao giải thơ Trịnh Hoài Đức với vòng hoa tươi lộng lẫy. He he…!!! Nhưng em lại nghĩ xa hơn, rằng thì là anh có tài, có nhiều tài mà nếu không nói ra thì không ai biết .
Đây nè! Sơ sơ tại tỉnh Đồng Nai, anh đã có thành tích:
1/ Là người Khai sinh ra môn phái Võ Guốc:
Cái này gọi là chưởng môn đây. Ngày ấy không biết mâu thuẫn với phụ nữ thế nào mà anh đã bị chị Minh đập guốc vào mặt tại Văn phòng Hội. Di chứng chấn thương sọ não không biết có không nhưng từ đó về sau Hội VHNT Đồng Nai lần lượt sản sinh các môn phái Võ Ấm, võ Kiếng, Võ Nịt… nức tiếng giang hồ. Thiệt là: văn - võ song toàn, nghệ sĩ VHNT Đồng Nai đã có nơi cọ xát, so sánh sức mạnh cơ bắp và ngòi bút. (Xem bài số 85- blog này)
2/ Là người luôn vì lợi ích nhóm:
Cũng trong vụ Võ Guốc, lúc lâm trận anh bị chị Minh vô tình đá vào phần dưới cơ thể (hạ bộ) nhưng vì thương anh em chung quanh nên anh đã viết tường trình là “đánh vào bộ hạ”(người tay chân, giúp việc). Bút tích hiện còn lưu giữ. Bi giờ, bọn lợi ích nhóm thì cứ gọi anh bằng cụ.
3/Là người sáng lập ra Trường Nằm Sờ:
Trường này chuyên dạy viết văn bản ám tả tại Hội VHNT Đồng Nai. Tiền thân là các tiền bối Nam Ngu với câu văn 88 chữ, Chạch Hoa với “ thường trực Hội không mời”… và hiện nay do chén văn phòng Bít Ngọc làm quản trị. (xin xem bài 91 blog này). Có người cười chê thì anh Văn bảo “tụi nó vạch lá tìm sâu đó mà”. Thiệt là đê tiện! Nhưng lão nhạc sĩ Trần Bút Bi lại cắc cớ hỏi “ai bảo tụi ông nuôi sâu làm chi cho nó vạch?”. Giỏi không, nuôi sâu mà mở nên trường à???
4/ Và mới toanh là người sáng tạo ra mẫu Đơn…Báo Cáo:
(Xin đọc nguyên đơn ở cuối bài).
He he…! Đây quả là một phát kiến vĩ đại nhằm giúp cho cuộc cải cách hành… là chính tìm ra hướng mới. Bấy lâu nay chỉ có các loại ĐƠN và các loại BÁO CÁO là đã làm cho mọi người hoa mắt trước rừng giấy tờ rồi nay lại có loại mới tổng hợp ĐƠN BÁO CÁO thì quá tiến bộ! Các bạn hãy cùng Ngạnh - em phân tích vài tiêu chí trong văn bản này xem có phải không nhá.
-Về tên người viết: Thông thường từ xưa tới nay tên người viết là công dân, chủ thể pháp lí lá đơn nên phải là tên khai sinh. Thế mà ở đây lại viêt “Tôi là Đàm Chu Văn”… , bút danh Đàm chu Văn tiếng tăm to tác ghê nhễ?
- Về nghề nghiệp là để xác minh thông tin chủ thể. Ở đây liệt kê ra 3 nghề. Chuyên viên cao cấp Ban Tuyên giáo cũng là một nghề à? Lạ!
-Về nội dung đơn,
ở đây Đàm Chu Văn cho rằng có sự sai nhầm khi công bố thông tin “Đàm Xuân Nhiệm
đề nghị tổ chức đối thoại”. Xuất phát của việc này là từ văn bản của Ban tuyên
giáo tỉnh Đồng Nai trong một cuộc họp báo chí và các báo đã trích lại.
Nếu thế thì chỉ cần phản ánh hoặc khiếu nại với Ban tuyên Giáo là đủ còn các
nơi liên quan sẽ báo cáo sau. Nhưng ở đây Đàm Chu ta gởi đi tất tần tật: - Ban Tuyên giáo Trung
ương- Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật
Trung ương- Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam- Tổng biên tập báo Văn nghệ (Hội
Nhà văn Việt Nam) - Tổng biên tập website VanVN.Net - Thường trực Tỉnh ủy
Đồng Nai… Ôi thôi kinh quá! Làm như các nơi này là các quan tòa không bằng. Lai
khiếp hơn với lời văn rối rắm báo cáo không ra báo cáo, khiếu nại không ra
khiếu nại, tường trình chẳng ra tường trình. Phen này cả nước lại biết tiếng
anh.
Thiệt! Anh Đàm Chu
giỏi thật. Có thế Ngạnh mới iu chứ. Đúng là văn phongcủa “chuyên viên cao
cấp Ban Tuyên Giáo - Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam - Phó Chủ tịch Hội Văn
học Nghệ thuật Đồng Nai kiêm Tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Đồng
Nai ! U chao! He he…!!!.
Em khen anh Đàm nhiều
rồi đó. Nhớ cho em vô Hội anh với nhá. Em cương quyết không nghe lời mấy đưa
mộng du. Chúng bảo nhau:
Đêm
nằm nghĩ mãi không ra
Vì
sao Phó hội lại là Đàm Chu?
Đúng là
một lũ Ngu!
Khe khe…!!!! Hậc!
Hậc!!!
LÊ
THỊ CÁ NGẠNH
- Lời bình (7) từ yahoo:
Thai quoc the Nguyen 07:18 29 thg 10 2012
Nếu như tôi nhớ không lầm, thì từ lâu lắm rồi tôi có nghe câu nói: 'Văn Chương là để làm đẹp cho đời". Nếu như văn chương mà không làm được cái "thiên chức" quí giá này, thì đó cũng không hơn gì... thứ rác rưởi!
Đất nước ta trải qua hai cuốc chiến tranh mới giành lại độc lập, thanh bình và có được cuộc sống hạnh phúc ngày hôm nay, đó là điều không hề đơn giản (xin quí vị đừng... nói lái!)
Bởi vì lẽ ấy, không thiếu chi đề tài để mà ca ngợi như: Ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ, ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi mẹ Việt Nam anh hùng...v..v... Thế mà không hiểu sao... một nhà thơ "nhớn" như Đàm Chu (xin quí vị... đừng nói lái! Hi...!) lại đem cây dầu ra để mà... "xưng tụng" nó! (Xin lỗi, do sợ dùng từ không chuẩn nên tôi phải dùng ngoặc kép) Lại còn "đặc cách" cho cây dầu kia lên hàng "Tứ Thiết" mới là điều lạ! Nếu bảo rằng đây là... "thị vị hóa vấn đề" cho có chất thơ. Thì xin thưa - có lẽ tác giả bài thơ "bóng ma cây dầu" này chỉ nghe nói về cây dầu mà viết đại mà thôi!
Xin được nói rõ, trước 30.04.75 cây dầu được xem là loài gỗ tạp, chỉ có nhà nghèo mới xài gỗ cây dầu để làm cột, làm kèo, làm đòn tay. Vì con ong bầu thường hay khoét lỗ vào cây dầu để làm ổ, thì không thể cho cây dầu là loài.. "Tứ Thiết!"
Trong cuộc sống, cái gì cũng có thể "kệ" được. Nhưng, trong văn học thì không thể. Bởi vì trong văn học không thể có cái SAI. Cho dù đó cái SAI là nhỏ nhặt nhất!
Nhân đây, tôi xin được phép nói về cái SAI của ông soạn giả -nghệ sĩ nhân dân Viễn Châu khi ông viết bài vọng cổ "Gánh nước đêm trăng" - bài do cố nghệ sĩ nhân dân Út Trà Ôn ca dĩa nhựa 45 "tua". Câu số 1 của bài vọng cổ này ông viết có đoạn: "Em trước tôi sau, cùng sánh vai nhau đi giữa đường mòn, đôi ta vẫn lưu luyến nhau. Khi đến ngã ba đường là chỗ chia tay để trở về xóm nhỏ" (dứt câu 1)
Khi có một người bạn trong nghề của ông phát hiện ra và ý kiến với ông rằng: "EM TRƯỚC TÔI SAU" thì không thể "SÁNH VAI NHAU". Sau này, soạn giả - nghệ sĩ nhân dân Viễn Châu mới sửa lại, và bài vọng cổ sau này do nghệ sĩ ưu tú Minh Vương ca.
Vì vậy có thể khẳng định, trong cuộc sống không có ai là hoàn hảo cả. Có những cái SAI là vì do sơ ý, khi viết bài cảm xúc quá dạt dào, thành ra không phát hiện ra cái SAI mà lẽ ra không đáng có như bài vọng cổ "Gánh nước đêm trăng". Nhưng cái SAI của bài thơ "bóng ma cây dầu" hoàn toàn khác hẳn, bởi vì do người viết không biết, cho nên mới "đặc cách" cây dầu thành loài... "Tứ thiết"
Vẫn biết rằng đem cái SAI của bài vọng cổ "Gành nước đêm trăng" ra so với bài thơ "bóng ma cây dầu" là hoàn toàn khập khiểng! Bởi một đằng như... hạt bụi, còn một đằng là non cao!
Soạn giả A LÝ PHƯỢNG TUYỀN
Trả lời nhận xét này
Đất nước ta trải qua hai cuốc chiến tranh mới giành lại độc lập, thanh bình và có được cuộc sống hạnh phúc ngày hôm nay, đó là điều không hề đơn giản (xin quí vị đừng... nói lái!)
Bởi vì lẽ ấy, không thiếu chi đề tài để mà ca ngợi như: Ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ, ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi mẹ Việt Nam anh hùng...v..v... Thế mà không hiểu sao... một nhà thơ "nhớn" như Đàm Chu (xin quí vị... đừng nói lái! Hi...!) lại đem cây dầu ra để mà... "xưng tụng" nó! (Xin lỗi, do sợ dùng từ không chuẩn nên tôi phải dùng ngoặc kép) Lại còn "đặc cách" cho cây dầu kia lên hàng "Tứ Thiết" mới là điều lạ! Nếu bảo rằng đây là... "thị vị hóa vấn đề" cho có chất thơ. Thì xin thưa - có lẽ tác giả bài thơ "bóng ma cây dầu" này chỉ nghe nói về cây dầu mà viết đại mà thôi!
Xin được nói rõ, trước 30.04.75 cây dầu được xem là loài gỗ tạp, chỉ có nhà nghèo mới xài gỗ cây dầu để làm cột, làm kèo, làm đòn tay. Vì con ong bầu thường hay khoét lỗ vào cây dầu để làm ổ, thì không thể cho cây dầu là loài.. "Tứ Thiết!"
Trong cuộc sống, cái gì cũng có thể "kệ" được. Nhưng, trong văn học thì không thể. Bởi vì trong văn học không thể có cái SAI. Cho dù đó cái SAI là nhỏ nhặt nhất!
Nhân đây, tôi xin được phép nói về cái SAI của ông soạn giả -nghệ sĩ nhân dân Viễn Châu khi ông viết bài vọng cổ "Gánh nước đêm trăng" - bài do cố nghệ sĩ nhân dân Út Trà Ôn ca dĩa nhựa 45 "tua". Câu số 1 của bài vọng cổ này ông viết có đoạn: "Em trước tôi sau, cùng sánh vai nhau đi giữa đường mòn, đôi ta vẫn lưu luyến nhau. Khi đến ngã ba đường là chỗ chia tay để trở về xóm nhỏ" (dứt câu 1)
Khi có một người bạn trong nghề của ông phát hiện ra và ý kiến với ông rằng: "EM TRƯỚC TÔI SAU" thì không thể "SÁNH VAI NHAU". Sau này, soạn giả - nghệ sĩ nhân dân Viễn Châu mới sửa lại, và bài vọng cổ sau này do nghệ sĩ ưu tú Minh Vương ca.
Vì vậy có thể khẳng định, trong cuộc sống không có ai là hoàn hảo cả. Có những cái SAI là vì do sơ ý, khi viết bài cảm xúc quá dạt dào, thành ra không phát hiện ra cái SAI mà lẽ ra không đáng có như bài vọng cổ "Gánh nước đêm trăng". Nhưng cái SAI của bài thơ "bóng ma cây dầu" hoàn toàn khác hẳn, bởi vì do người viết không biết, cho nên mới "đặc cách" cây dầu thành loài... "Tứ thiết"
Vẫn biết rằng đem cái SAI của bài vọng cổ "Gành nước đêm trăng" ra so với bài thơ "bóng ma cây dầu" là hoàn toàn khập khiểng! Bởi một đằng như... hạt bụi, còn một đằng là non cao!
Soạn giả A LÝ PHƯỢNG TUYỀN
rằng xưa xa nợ một đêm ... cây dầu!