07:12 7 thg 10 2012417 Lượt xem
Thời gian gần đây, ở Hội Văn Học Nghệ Thuật Đồng Nai (VHNT ĐN) xảy ra nhiều việc đình đám vang danh khắp cả nước. Mọi người xôn xao bàn tán. Nhưng, văn nghệ sĩ trong Hội (VHNT ĐN) thì tuyệt đối không. Họ nín thinh. Điều gì đã gây ra sự im lặng đáng sợ như vậy?
Việc thứ nhất là bài thơ “Lời cây dầu…” của Phó chủ tịch Hội Đàm Chu Văn. Bài thơ này đăng báo Văn Nghệ đã lâu và sẽ đi vào quên lãng nếu không có cô Thu Hằng và nhiều người đề xuất đem ra trao đổi vì có nhiều ý kiến trái chiều. Ban Tuyên Giáo tỉnh đã mở một cuộc đối thoại cởi mở.. Đây là cuộc họp nội bộ giữa những người quan tâm. Thế nhưng do không được tham dự hay sao đó mà nhà văn Trần Nhã Thụy viết một bài bóng gió trên báo Tuổi Trẻ. Thế là các nhà phê bình salon vào cuộc. Họ dựng chuyện “đấu tố- Giải cứu thơ” rất chi là ngoạn mục. Thậm chí có lão tóc bạc ngoài Hà Nội cũng cho rằng đây là sự kiện lớn của văn chương Việt Nam, chỉ xếp sau vụ thơ thần Hoàng Đình Thuận mà thôi. Thế là báo chí rậm rật đăng tải, dư luận xôn xao. Người ta vì quá tin vào các nhà phê bình khả kính nên đã ném đá vào Ban Tuyên Giáo và côThu Hằng, xem họ như là sát thủ. Đến nỗi nhà văn Trần Nhã Thụy phải viết lời đính chính rằng thì là… tôi không nói như vậy.(Xem bài tại đây). Ông cho rằng mọi người đã đẩy vấn đề quá xa thậm chí thiển cân. Thế nhưng vẫn còn một số trang mạng quyết tâm lợi dụng sự việc. Họ đã viết bài mập mờ tạo điều kiện để cư dân mạng phẩn nộ. Hằng trăm người đã comment không tiếc lời.
Nhưng, điều đáng nói ở đây là trong hàng chục bài báo kia hoặc hằng trăm lời comment nọ tịnh không có một lời của người Hội Văn Học Nghệ Thuật Đồng Nai. Tại sao họ không dám phát biểu chính kiến của mình trước một vấn đề liên quan đến sinh mạng văn học của địa phương như vậy? Phải chăng có một quyền lực ngầm chi phối mọi hoạt động trong Hội? Phải chăng các Văn nghệ sĩ đáng kính của đất hào khí Đồng Nai sợ Ban Chấp Hành Hội trả thù nên câm miệng cho lành? Một bài vè “Hội văn Đồng Nai nâm khúc” phê bình chuyện tiêu cực ở đâu đâu họ cũng vin vào để truy sát Tú Thịt Hộp. Hai ba lần họp toàn Ban, tốn hàng chục tô phở Quyền họ vẫn hăm hở làm. Thế sao bây giờ “Lời cây dầu…” gây sóng gió họ im lặng như vậy. Có cái gì lấn cấn trong miệng mà họ không thể phát ra lời? Chẳng hiểu! Nhưng qua việc này cũng thấy anh Đàm Chu Văn kiêm chủ biên báo Văn Nghệ Đồng Nai mấy năm qua là cực kỳ thành công. Anh đã có một khối lượng fan hâm mộ đông đảo trong cả nước. Hai triệu mấy dân đồng Nai mà nhằm nhò gì! Hi hiii…
Việc thứ hai là sự lùm xùm trong trao Giải Trịnh Hoài Đức. Một giải quang minh chính đại không thể lén lút tổ chức phát giải lúc trời chưa sáng như cưới chạy tang như thế được. Ông Nam Ngữ đã đã khống chế ban phát giải để cho nhiều tác phẩm vi phạm qui chế lĩnh thưởng. Nực cười thay những tác phẩm được tôn vinh thì chẳng ma nào biết mặt mũi trong khi vài tác phẩm bị loại thì được người đọc săn lùng, trao đổi. Văn nghệ sĩ Đồng Nai lại im lặng. Cục tiền thưởng lớn quá làm họ cứng mồm chăng? Thật là một sự im lặng đáng khinh. Hu huuu…
Thứ ba… là việc Hội Viên Lê Bá Ước được phong anh hùng. Đây không những là niềm tự hào của Hội mà là niềm tự hào của cả nhân dân Đồng Nai. Ngày đón nhận danh hiệu tưng bừng là thế, các đoàn thể hân hoan chào mừng là thế, mà Hội Văn Nghệ Đồng Nai- nơi Hội viên Lê Bá Ước tham gia sinh hoạt- lại chẳng có ai tham dự, Hội chẳng có nổi một bông hoa chúc mừng. Họ đang im lặng. Cũng có thể họ đổ lỗi do không được mời hoặc giấy mời bị bưu điện làm thất lạc (điều này Hội đã ứng dụng nhiều lần). Nhưng, như vậy cũng sai. Hội còn có một tờ báo gọi là Văn Nghệ Đồng nai phản ánh đời sống văn hóa tỉnh nhà.Việc nhà nước tôn vinh Anh hùng Lê Bá Ước là một sự kiện văn hóa lớntrong tỉnh tại sao Văn nghệ Đồng Nai không có bài. Hay là tờ báo này chỉ chuyên đăng cáo phó- tin buồn, mà quên những chuyện vui; chỉ ham đăng những bài của độc giả ngoài tỉnh để lấy lòng fan còn sự việc trong tỉnh thì câm điếc. Thật là một sự im lặng đáng sợ…
Ba việc không đại diện cho tất cả nhưng sự bất quá tam cũng đủ để chiêm nghiệm một vấn đề. Tại sao Hội Văn nghệ lịa có sự im lặng đáng sợ như thế? Phải chăng đây là kết quả 10 năm ngự trị của ông chủ tịch Nam Ngữ? Mười năm diễn biến hòa bình nay đã đến ngày thắng lợi chăng?. Hu Huuu…!!!
Về miền Đông ở không mà ăn
Chúc người Biên Hòa luôn vui nhé.
người ta im lặng là nhằm giàu lên
cớ chi anh nỗi buồn tênh
vắt chiều thành những giọt lênh đênh sầu ... thế kia, hihihi!
Với tầm nhìn của người làm lãnh đạo thì không thể thiển cận như vậy được, Mà phải tâm niệm câu: "Tất cả hội viên ở các ban ngành đều là người của đại gia đình phải được đối xử giống như nhau". Nếu như một hội văn học mà có cách cư xử bất hợp lý thì làm sao người lãnh đạo hội có được sự nễ vì của các hội viên? Đừng bao giờ để cho người ngoài nhìn vào hội mà phán một câu "chúng nó là bè lũ chớ hội gì?" Thiết nghĩ, còn gì chua xót cho bằng!
"Ngọc tuy vỡ, nhưng không hủy được sắc trắng. Trúc tuy cháy, nhưng không xóa được nét thẳng". Có lẽ bất kỳ ai vướng vào nghiệp văn chương này cũng đều lấy câu nói trên để làm kim chỉ Nam. ĐÃ SỢ THÌ KHÔNG NÓI, MỘT KHI ĐÃ NÓI THÌ NHỨT QUYẾT KHÔNG SỢ!
Soạn giả A LÝ PHƯỢNG TUYỀN
Sang thăm hổng biết xưng hô thế nào ?
Len lén để lại lời chào
Chúc ... Anh , Chú, Bác ...ngày nào cũng vui!
(Bỏ chạy ...!!!)
Sáng nay, nhà văn Lê Bá Ước có cuộc gặp nho nhỏ với các bạn bè thân tình, chí cốt.Hoa và Lời mừng ..