11:38 4 thg 10 2012225 Lượt xem
Tác phẩm Mưa Nắng Đồng Nai lại được dư luận quan tâm. Blogger Nguyên Sơn ở Lạng Sơn địa đầu Tổ quốc vừa có bài bình cuốn sách này. Văn Biên Hòa xin cop về hầu các bạn.
"Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng".
Bác Nguyện thì chắc gắn bó Đồng Nai quá rồi nhưng y cũng có vài lần đến đó, đọc ký của bác mới hiểu thêm về vùng đất địa linh nhân kiệt này.
Tập ký vừa phải, hành văn dung dị, những điều bác kể y cũng có nghe đâu đó nhưng qua tập ký toát lên lòng yêu Đồng Nai, yêu môi trường của tác giả..,y đọc một mạch đến hết rồi thở phào!
Cứ ngỡ là một nhà hoạt động môi trường không của Việt Nam thì cũng của Tổ chức Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP).
Ẩn trong những dòng ký sự là tấm lòng trĩu nặng với môi sinh và nỗi lo cho hậu thế!
-"Con người đang phá nhà của voi hỏi sao voi không trả đũa? (Voi đi đâu?)-"Nhưng con người chỉ cần chạy theo lợi nhuận thì rắn đã chết rồi. Ai độc hơn ai?" (Đôi chuyện về rắn)-"Suối Tôm ở Trị An đầy tôm hùm nay còn đâu?" (Nhộn nhịp thịt rừng)-"Sông ơi! Xin sông đừng chết!" (Sông ơi! đừng chết)
.......
Những câu hỏi, câu cảm thán xoáy vào lòng người có lương tri…
âu cũng cũng là tấm lòng của nhà văn Võ Nguyện mà chúng ta nên trân trọng. Những chuyện ông kể đều là sự thật trần trụi, đau lòng mà y biết sự thật còn hơn thế nữa. Cũng chỉ vì mưu sinh của con
người chụp giật sống hôm nay không biết đến ngày mai, không lo gì cho hậu thế. Tập ký là lời cảnh tỉnh với con người và với các nhà quản lý, nếu không nhanh chóng có ý thức ứng xử đúng mực nhiên thì sẽ sớm lãnh hậu quả khôn lường và thực tế đã lãnh...
Tác phẩm Mưa Nắng Đồng Nai lại được dư luận quan tâm. Blogger Nguyên Sơn ở Lạng Sơn địa đầu Tổ quốc vừa có bài bình cuốn sách này. Văn Biên Hòa xin cop về hầu các bạn.
Lời bình: Mưa nắng Đồng Nai
Tập ký của nhà văn Võ Nguyện trên tủ sách nhà y
… Rời Hạ Long về nhà, tình cờ y có được tập ký sự "Mưa nắng Đồng Nai" do Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành của nhà văn Võ Nguyện, người Huế, cư trú Sài Gòn nhưng lại là Hội viên Hội VHNT Đồng Nai!
Chắc bác ta nhớ câu ca dao:
Chắc bác ta nhớ câu ca dao:
"Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng".
Bác Nguyện thì chắc gắn bó Đồng Nai quá rồi nhưng y cũng có vài lần đến đó, đọc ký của bác mới hiểu thêm về vùng đất địa linh nhân kiệt này.
Tập ký vừa phải, hành văn dung dị, những điều bác kể y cũng có nghe đâu đó nhưng qua tập ký toát lên lòng yêu Đồng Nai, yêu môi trường của tác giả..,y đọc một mạch đến hết rồi thở phào!
Cứ ngỡ là một nhà hoạt động môi trường không của Việt Nam thì cũng của Tổ chức Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP).
Ẩn trong những dòng ký sự là tấm lòng trĩu nặng với môi sinh và nỗi lo cho hậu thế!
Trừ vài bài cuối còn lại là về môi trường với những nỗi niềm đau đáu về cả môi trường sống và môi trường xã hội. Con người ngày càng khó bảo lẫn nhau và lạnh lùng với nhau quá! Nhiều câu hỏi cuối bài của Võ Nguyện đang chờ con người trả lời:
-"Con người đang phá nhà của voi hỏi sao voi không trả đũa? (Voi đi đâu?)-"Nhưng con người chỉ cần chạy theo lợi nhuận thì rắn đã chết rồi. Ai độc hơn ai?" (Đôi chuyện về rắn)-"Suối Tôm ở Trị An đầy tôm hùm nay còn đâu?" (Nhộn nhịp thịt rừng)-"Sông ơi! Xin sông đừng chết!" (Sông ơi! đừng chết)
.......
Những câu hỏi, câu cảm thán xoáy vào lòng người có lương tri…
âu cũng cũng là tấm lòng của nhà văn Võ Nguyện mà chúng ta nên trân trọng. Những chuyện ông kể đều là sự thật trần trụi, đau lòng mà y biết sự thật còn hơn thế nữa. Cũng chỉ vì mưu sinh của con
người chụp giật sống hôm nay không biết đến ngày mai, không lo gì cho hậu thế. Tập ký là lời cảnh tỉnh với con người và với các nhà quản lý, nếu không nhanh chóng có ý thức ứng xử đúng mực nhiên thì sẽ sớm lãnh hậu quả khôn lường và thực tế đã lãnh...
Có một điều hơi khó chịu khi đọc tập ký nhưng có lẽ ngoài tầm kiểm soát của nhà văn đó là nhiều lỗi chính tả quá, có lẽ người đọc morat hôm đó tâm tư chuyện gì đó nên lơ đễnh chăng???
Y đi thị sát bằng cano của Công an tỉnh trên sông Đồng Nai
………………………
Xin các bạn bấm vào đường link sau để tìm hiểu thêm:
Trong tuyển tập vọng cổ "Đồng Nai Ngày Mới" của tôi do nhà xuất bản Đồng Nai ấn hành năm 1998 cũng vậy. Tôi cũng là nạn nhân của việc sửa chữa bị... sai. Một bằng chứng điển hình là trong bài vọng cổ "TRĂNG, HÀN MẶC TỬ" của tôi được in trên trang 118 qua điệu Sâm Thương tôi viết: "Trăng hỡi trăng, TRĂNG ơi!" có lẽ người ta tưởng tôi viết như vậy là dư chữ... nên họ mới sửa thành "Trăng hỡi TRĂNG ơi!". Bởi họ có đâu biết rằng nếu bỏ đi một chữ TRĂNG thì không thể nào ca được câu vô của bài Sâm Thương được. Mà phải bắt buộc là "Trăng hỡi trăng. TRĂNG ơi...!"
Và cũng trong bài vọng cổ này, tôi viết điệu Vọng Kim Lang với câu: "Trăng buồn, trăng Hàn Mặc Tử. Trọn kiếp chia lìa, đôi ngã SÂM THƯƠNG" thì họ "biên tập" lại thành "Đôi ngã SẦU thương". Có lẽ... do người biên tập sở trường của họ là viết văn xuôi hay một nhà báo gì đó, cho nên họ không rành ý nghĩa hai chữ SÂM THƯƠNG có nghĩa là gì?
Thôi thì... chỉ còn biết ngậm bồ hòn làm ngọt!
Soạn giả A LÝ PHƯƠNG TUYỀN