Sau khi Văn Biên Hòa đăng bài: Chuyện nói ngược ở Hội VHNT Đồng nai, đã có ý kiến phản hồi cho rằng Văn Biên hòa nói điêu. Để minh chứng sự thật xin trích đăng bài của Hoàng đình Quang trên Blog Nhà Văn -Tp.Hồ Chí Minh ngày 6/62011:
Viết báo không có nghĩa là hóng hớt
HOÀNG ĐÌNH QUANG
NVTPHCM- “Ông Bùi Công Thuấn, tận Long Khánh- Đồng Nai, với danh nghĩa gì mà dám viết "... tôi lấy làm tiếc rằng Hội nghị đã không giúp ích gì cho con đường sáng tạo của nhà văn, nhất là khi nhà văn trẻ còn bộc lộ quá nhiều điểm yếu trong nhận thức về văn chương, về mối quan hệ của văn chương với xã hội và với đời sống tinh thần của dân tộc".Lại hồ đồ rồi. Một câu ngắn như thế mà có đến mấy ý loạn ngôn…”
Cách đây tròn 16 năm, tôi vừa sắm được cái máy tính. (Rất đắt, rất chậm và rất... bị tôi phá). Trên máy tính tôi vừa viết xong cái truyện ngắn Chị Nghêu(sau đổi tên là Thời loạn). Rồi in ra giấy, thấy hay hơn hẳn viết tay. Thế là tôi vọc vạch trên phần mềm bitmap, vẽ một cái tranh minh họa cho truyện ấy. Vì mới, tay nghề còn kém, lại vẽ bằng con chuột, nên... run run. Bắt chước Văn Cao, tôi ký chữ VĂN bên dưới. In ra tôi đem lên cơ quan, thì được tin Văn Cao qua đời. Tôi đem ra khoe đại rằng: "Đây là bức minh họa cuối cùng của Văn Cao".
Tưởng chỉ là chuyện vui đùa, vì tôi chưa gặp Văn Cao bao giờ. Mà cái "minh họa" ấy cũng chả đẹp đẽ gì. Thế nhưng bỗng nhiên trên 1 tờ báo của thành phố, ngày hôm sau, xuất hiện một bài viết về Văn Cao, trong đó có trưng ra cái chuyện: Minh họa cuối cùng của Văn Cao cho truyện ngắn Chị Nghêu của HĐQ(!). Tôi nhìn tên tác giả và giật mình. Đầu tiên là còn cười cợt, sau thấy hối hận quá, vì đã làm cho người bạn bị một cú "phải lừa". Nhưng chung quy cũng tại cái tính hóng hớt của nhà báo (bạn này là nhà báo cộng tác viên thôi).
Gần đây, tôi đọc thấy có cả người "phỏng vấn mà không để cho đối tượng trả lời", thì kinh thật.
Nhưng chưa kinh bằng bài báo này: Vui buồn với những người viết văn trẻ (trên trang trieuxuan.ifno).
Trước hết, tôi thấy anh Triệu Xuân phàn nàn vì bài viết nhiều lỗi quá. Thì tôi nhớ ngay ra ông tác giả này rồi.
Năm 2005, ông Khôi Vũ ở Đồng Nai chuyển cho tôi 1 bản thảo tập truyện ngắn của Bùi Công Thuấn. Nể nhau, tôi phải sửa chi chít, rậm rịt rồi đưa lại cho ông Khôi Vũ. Bản ấy tôi vẫn giữ đây.
Tập truyện cũng vừa phải, chủ yếu là kể khổ, nhấn nhá, có những đoạn chạm đến nhiều chuyện một cách chủ quan vô tội vạ.
Lúc bấy giờ bỗng dưng tôi nhớ ra 1 đoạn mà chưa kịp sửa. Đoạn ấy viết đại khái thế này: "Đại biểu Quốc hội gì mà văn hóa lớp 3, lớp 4". Tôi thấy có vẻ hồ đồ quá, nên gọi ngay cho ông Khôi Vũ bảo ông cắt hộ tôi mấy chữ đó đi. Làm gì có đại biểu quốc hội văn hóa lớp 3, lớp 4. Nói thế là không hay, vừa hẹp hòi, vừa chủ quan.
Ông Khôi Vũ bảo tôi là "Không tìm thấy". Tôi bảo: "Ông mail tất cả cho tôi trước khi in nhé". Tôi đưa vào máy tính, bằng cách "Find", tôi đã tìm thấy và cắt bỏ rồi trả lại cho ông Khôi Vũ. Tập sách in ra cũng lặng lẽ, không có gì.
Gần đây, tôi thấy ông tác giả này viết phê bình, tranh luận nhiều, hình như không thấy sáng tác nữa.
Bỗng hôm nay tôi đọc trên trang trieuxuan.info thấy bài báo viết về Hội nghị Nhà văn trẻ TP Hồ Chí Minh. Tôi tuy không tham gia tổ chức, nhưng có được bàn, và tôi thấy cũng có nhiều điều hay, nên làm. Chỗ nào khiếm khuyết thì tránh. Gặp trời mưa thì đành ngồi trong nhà. Đi Cần Giờ mùa này cũng vất vả lắm. Sau hội nghị, tôi thấy có nhiều bài viết, lời phát biểu, có chê trách, nhưng chủ yếu là người trong cuộc. Nhìn chung thì thấy cũng vui, có cơ hội trao đổi, chia sẻ và đặc biệt là đồng cảm với nhau. Chứ chẳng ai dám tin là Hội nghị là nơi giáo huấn, lên lớp, chỉ bảo các cây bút trẻ tuổi.
Nhìn tấm ảnh các nhà văn nữ, tôi thấy có Thu Trân, Thu Phương... mà thành tích sáng tác của họ dư sức để đóng vai "khụng khiệng", mà họ vẫn rất hồn nhiên, hoạt bát, có trách nhiệm với bạn bè, đồng nghiêp.
Ấy vậy mà ông Bùi Công Thuấn, tận Long Khánh - Đồng Nai, với danh nghĩa gì mà dám viết "... tôi lấy làm tiếc rằng Hội nghị đã không giúp ích gì cho con đường sáng tạo của nhà văn, nhất là khi nhà văn trẻ còn bộc lộ quá nhiều điểm yếu trong nhận thức về văn chương, về mối quan hệ của văn chương với xã hội và với đời sống tinh thần của dân tộc".Lại hồ đồ rồi. Một câu ngắn như thế mà có đến mấy ý loạn ngôn:
1- "Hội nghị không giúp ích". Sao ông biết là không giúp ích? Và ông muốn ích gì? Hay là mời ông đến đăng đàn cho có ích?
2- "nhà văn trẻ còn bộc lộ quá nhiều điểm yếu". Ông có chơi với họ không mà bảo họ quá nhiều điểm yếu? Và thế thì ai có nhiều điểm mạnh?
Ông dẫn ra Nguyễn Trãi, cái điều mà trẻ vị thành niên cũng có thể ca ngợi được, rồi hung hăng hỏi như một vị công thần thời đại:
"Thế kỷ 21 này, nhà văn trẻ nào sẽ khắc tạc được một chân dung dân tộc như thế cho ngàn sau? Nhà văn trẻ nào đã có tầm nhìn như thế về thời đại và dân tộc mình, trước sự lấn át tứ bề của hội nhập toàn cầu hóa?".Xin lỗi nhé, những người "già" cũng đã từng "trẻ". Và những người "trẻ", rồi cũng phải "già". Ông cũng từng trẻ đấy thôi? Ông hỏi ông chưa? Hay là ông cũng muốn "tạc được một chân dung dân tộc" cho ngàn sau?
Những lời đó cũng coi như gió bay thôi, như tiếng ồn xe cộ thôi. Chỉ có điều, viết báo không có nghĩa là hóng hớt.
Tưởng chỉ là chuyện vui đùa, vì tôi chưa gặp Văn Cao bao giờ. Mà cái "minh họa" ấy cũng chả đẹp đẽ gì. Thế nhưng bỗng nhiên trên 1 tờ báo của thành phố, ngày hôm sau, xuất hiện một bài viết về Văn Cao, trong đó có trưng ra cái chuyện: Minh họa cuối cùng của Văn Cao cho truyện ngắn Chị Nghêu của HĐQ(!). Tôi nhìn tên tác giả và giật mình. Đầu tiên là còn cười cợt, sau thấy hối hận quá, vì đã làm cho người bạn bị một cú "phải lừa". Nhưng chung quy cũng tại cái tính hóng hớt của nhà báo (bạn này là nhà báo cộng tác viên thôi).
Gần đây, tôi đọc thấy có cả người "phỏng vấn mà không để cho đối tượng trả lời", thì kinh thật.
Nhưng chưa kinh bằng bài báo này: Vui buồn với những người viết văn trẻ (trên trang trieuxuan.ifno).
Trước hết, tôi thấy anh Triệu Xuân phàn nàn vì bài viết nhiều lỗi quá. Thì tôi nhớ ngay ra ông tác giả này rồi.
Năm 2005, ông Khôi Vũ ở Đồng Nai chuyển cho tôi 1 bản thảo tập truyện ngắn của Bùi Công Thuấn. Nể nhau, tôi phải sửa chi chít, rậm rịt rồi đưa lại cho ông Khôi Vũ. Bản ấy tôi vẫn giữ đây.
Tập truyện cũng vừa phải, chủ yếu là kể khổ, nhấn nhá, có những đoạn chạm đến nhiều chuyện một cách chủ quan vô tội vạ.
Lúc bấy giờ bỗng dưng tôi nhớ ra 1 đoạn mà chưa kịp sửa. Đoạn ấy viết đại khái thế này: "Đại biểu Quốc hội gì mà văn hóa lớp 3, lớp 4". Tôi thấy có vẻ hồ đồ quá, nên gọi ngay cho ông Khôi Vũ bảo ông cắt hộ tôi mấy chữ đó đi. Làm gì có đại biểu quốc hội văn hóa lớp 3, lớp 4. Nói thế là không hay, vừa hẹp hòi, vừa chủ quan.
Ông Khôi Vũ bảo tôi là "Không tìm thấy". Tôi bảo: "Ông mail tất cả cho tôi trước khi in nhé". Tôi đưa vào máy tính, bằng cách "Find", tôi đã tìm thấy và cắt bỏ rồi trả lại cho ông Khôi Vũ. Tập sách in ra cũng lặng lẽ, không có gì.
Gần đây, tôi thấy ông tác giả này viết phê bình, tranh luận nhiều, hình như không thấy sáng tác nữa.
Bỗng hôm nay tôi đọc trên trang trieuxuan.info thấy bài báo viết về Hội nghị Nhà văn trẻ TP Hồ Chí Minh. Tôi tuy không tham gia tổ chức, nhưng có được bàn, và tôi thấy cũng có nhiều điều hay, nên làm. Chỗ nào khiếm khuyết thì tránh. Gặp trời mưa thì đành ngồi trong nhà. Đi Cần Giờ mùa này cũng vất vả lắm. Sau hội nghị, tôi thấy có nhiều bài viết, lời phát biểu, có chê trách, nhưng chủ yếu là người trong cuộc. Nhìn chung thì thấy cũng vui, có cơ hội trao đổi, chia sẻ và đặc biệt là đồng cảm với nhau. Chứ chẳng ai dám tin là Hội nghị là nơi giáo huấn, lên lớp, chỉ bảo các cây bút trẻ tuổi.
Nhìn tấm ảnh các nhà văn nữ, tôi thấy có Thu Trân, Thu Phương... mà thành tích sáng tác của họ dư sức để đóng vai "khụng khiệng", mà họ vẫn rất hồn nhiên, hoạt bát, có trách nhiệm với bạn bè, đồng nghiêp.
Ấy vậy mà ông Bùi Công Thuấn, tận Long Khánh - Đồng Nai, với danh nghĩa gì mà dám viết "... tôi lấy làm tiếc rằng Hội nghị đã không giúp ích gì cho con đường sáng tạo của nhà văn, nhất là khi nhà văn trẻ còn bộc lộ quá nhiều điểm yếu trong nhận thức về văn chương, về mối quan hệ của văn chương với xã hội và với đời sống tinh thần của dân tộc".Lại hồ đồ rồi. Một câu ngắn như thế mà có đến mấy ý loạn ngôn:
1- "Hội nghị không giúp ích". Sao ông biết là không giúp ích? Và ông muốn ích gì? Hay là mời ông đến đăng đàn cho có ích?
2- "nhà văn trẻ còn bộc lộ quá nhiều điểm yếu". Ông có chơi với họ không mà bảo họ quá nhiều điểm yếu? Và thế thì ai có nhiều điểm mạnh?
Ông dẫn ra Nguyễn Trãi, cái điều mà trẻ vị thành niên cũng có thể ca ngợi được, rồi hung hăng hỏi như một vị công thần thời đại:
"Thế kỷ 21 này, nhà văn trẻ nào sẽ khắc tạc được một chân dung dân tộc như thế cho ngàn sau? Nhà văn trẻ nào đã có tầm nhìn như thế về thời đại và dân tộc mình, trước sự lấn át tứ bề của hội nhập toàn cầu hóa?".Xin lỗi nhé, những người "già" cũng đã từng "trẻ". Và những người "trẻ", rồi cũng phải "già". Ông cũng từng trẻ đấy thôi? Ông hỏi ông chưa? Hay là ông cũng muốn "tạc được một chân dung dân tộc" cho ngàn sau?
Những lời đó cũng coi như gió bay thôi, như tiếng ồn xe cộ thôi. Chỉ có điều, viết báo không có nghĩa là hóng hớt.
Điều giúp ích đầu tiên của hội nghị là tạo cơ hội cho các nhà văn trẻ, nhất là những
người mới bắt đầu bước vào con đường văn chương có dịp giao lưu, chia sẻ với nhau
Từ trước ra sau: Võ Thu Hương, Nguyễn Thu Trân, Trần Mai Hường, Phạm Phương Lan,
Bùi Tuyết Nhung, Nguyễn Thu Phương-những người đẹp chẳng thấy lộ "điểm yếu" nào
tại Hội nghị Những người viết văn trẻ TP.HCM 3 ở Cần Giờ
Phản hồi
Phản hồi
- Mon, 06/06/2011 - 18:51 — Quynh NhuAnh HĐQ có gì đâu phải ngạc nhiên: không sáng tác được bởi viết dở chẳng ai thèm đọc thì người ta chuyển sang phê bình ấy mà. Phê bình người khác, lên giọng dạy đời người khác cũng là cách để mọi người biết tới mình, để được nổi tiếng. Thời bấy giờ mọi người thường thích đọc kiểu những bài gây sốc dù nó chẳng có giá trị văn học gì.
Tôi chưa bao giờ đọc được cái gì cho "ra ngô ra khoai" của ông BCT nên thấy ông ấy lớn lối tôi cũng bực mình như anh HĐQ. Cảm ơn anh đã nói thay nhiều người trong đó có tôi. - Mon, 06/06/2011 - 19:09 — Phạm ĐìnhThực ra cái bài của anh Bùi Công Thuấn viết khi hội nghị vừa diễn ra, chủ yếu anh ấy dựa trên một vài bản tham luận. Anh không có điều kiện dự Hội nghị viết văn trẻ Sài Gòn nên không thể có cái nhìn toàn diện họ nói gì, phát biểu gì, tâm sự gì trong hội nghị. Do đó những nhận định của anh T thiếu khách quan, thậm chí hơi "loạn ngôn" như anh Hoàng Đình Quang nói. Anh T cần rút kinh nghiệm.
- Mon, 06/06/2011 - 19:15 — Hoa NipTôi có đọc loáng thoáng qua bài của Bùi Công Thuấn, đọc được dăm ba câu đầu thì không đọc nữa, vì tôi nghĩ ông này viết nhảm. Ông ta có tham dự đâu mà bình với chả loạn.
Mà tôi thì cũng chả lạ gì Bùi Công Thuấn nữa. Đợt trước ông ấy đăng đàn có viết 1 bài về 10 gương mặt thơ trẻ đương đại. Nào là Nguyễn Vĩnh Tiến, Văn Cầm Hải, Nguyễn Thúy Hằng, Lê Vĩnh Tài, Phan Huyền Thư, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Vi Thùy Linh, Trần Ngọc Tuấn, Nguyễn Hữu Hồng Minh.
Thứ nhất tôi xin long trọng tuyên bố, 10 gương mặt trên đã có tiếng từ hơn 10 năm trước, và bây giờ thì cũng chẳng còn trẻ trung gì nữa. Nói làm chi những điều đã cũ.
Thứ hai, ông BCT có thực sự là đã đọc hết thơ của 10 gương mặt này chưa mà lại phán thế.
Thứ 3, còn rất nhiều gương mặt thơ mới thực sự trẻ xung quanh mà bản thân các Hội nhà văn cũng còn chưa cày xới lên hết được.
Viết những bài phê bình như thế chả khác nào vuốt đuôi lũ trẻ có chút tiếng tăm, mong bọn nó sau này chiếu cố cho mình. - Mon, 06/06/2011 - 19:54 — Trần Mai HườngTôi cũng nghị vậy, xin trích lại đoạn cuối bài viết của nhà thơ HĐQ "Những lời đó cũng coi như gió bay thôi, như tiếng ồn xe cộ thôi. Chỉ có điều, viết báo không có nghĩa là hóng hớt". Và càng nên cẩn trọng vì mình là người lớn bác BCT ạ.
- Mon, 06/06/2011 - 20:26 — Que LuaỐi giời ơi, các anh chị trách chi "nhà phê bình" BCT, bởi như bác Hoàng đình Quang khéo léo cho thấy ông ta nguyên là "nhà sáng tác" viết rất ngô nghê đến nỗi "tôi phải sửa chi chít, rậm rịt" mà nội dung "chủ yếu là kể khổ, nhấn nhá, có những đoạn chạm đến nhiều chuyện một cách chủ quan vô tội vạ". Thế thì các anh chị trách cứ ông ấy làm gì. Ông ấy cứ ngỡ viết văn viết phê bình dễ dàng như cạo mủ cao su ở Long Khánh thế ấy mà, nhưng muốn cạo mủ cho được cũng phải học hành cho đàng hoàng chứ.
Mong ông đừng có "cạo mực cạo bút" nữa cho uổng công ông BCT ơi, chẳng ai dư thời gian mà đọc ông đâu, ngoại trừ cái trường hợp ông tiếp tục... hóng hớt, loạn ngôn để thiên hạ... cười cho. - Tue, 06/07/2011 - 09:08 — Thuý NguyênKhá khen cho "nhà nghiên cứu" Bùi công Thuấn, không đi dự hội nghị mà bảo hội nghị không giúp ích gì cho nhà văn trẻ. Kiểu này chắc ông cũng không đọc sách mà cứ viết "phê bình" sách. Một nền lý luận phê bình văn học toàn những người như ông BCT thì chắc là "thúc đẩy" nền văn học nước nhà đến... vực thảm hoạ đây!!!
Bây giờ có không ít người sáng tác dở ẹc, cũ kỹ, chẳng ai thèm đọc, bỗng quyết nổi tiếng bèn đứng ra "phê bình" chửi bới lung tung. Cái mạng internet nó làm hại nhiều người ảo vọng hư danh như thế.
Xin ông BCt đừng viết tầm phào kiểu đó nữa. Còn nếu "ông cũng muốn "tạc được một chân dung dân tộc" cho ngàn sau?" thì hãy tiếp tục viết đưa lên mạng chứ chẳng có báo viết nào in loại bài ấy đâu.- Mấy lần tôi đưa bản thảo nhờ một nhà văn có tiếng đang là biên tập cho một tạp chí nhờ đăng.Anh vỗ vai tôi chân tình:"tớ nói thật đều có sự "móc ngoặc" hết rồi,cậu thông cảm,dù bài cậu có hay hơn cũng đành chịu."VT buồn thiu xách bản thảo về.Trả lời nhận xét này
- Thấy bạn qua mình mà k nói gì nên đuổi theo vào mục "bạn bè_ góp ý " để "góp ý" này!Trả lời nhận xét này
- Liệu các vị có quá bất công với ông Bùi Công Thuấn quá không? Văn chương có thể có phê bình nhưng tuyệt nhiên không bài xích. Hể có bài xích thì không có văn chương. Mà đọc kỹ thì thấy dường như các vị có bài xích ông Thuấn đấyTrả lời nhận xét này