14:06 22 thg 8 2012349 Lượt xem
Viết bởi: Lê thị Cá Ngạnh
Bây giờ mời các bạn xem các báo và các nhà phê bình thứ thiệt tạo “bão ngầm- hố sụt” như thế nào nhé:
Viết bởi: Lê thị Cá Ngạnh
Mấy hôm nay hai miền trong nước đều có bão. Cá Ngạnh em vẫn không
ra được hang. Nằm mãi, hết mở vi tính lại xem truyền hình:
-Tại
miền Bắc, đài Hà Nội cho hay bão số 5 đã tan, sau khi cướp đi thân xác một số
người. Thời tiết và cuộc sống đã trở lại bình thường thì bất ngờ xẩy ra hố
sụt.Con đường Lê Văn Lương giữa Hà Đông vững vàng là thế bỗng nhiên sụp xuống
rồi tự cắt đôi, gián đoạn giao thông. Một hiện tượng rất lạ! Lâu nay chưa từng
thấy…
-Tại miền Nam, cơn bão văn chương đã tràn vào Đồng Nai như Văn Biên Hòa dự báo.
Đây là cơn bão thơ không làm chết một ai. Những
cây dầu cổ thụ trước Ủy ban vẫn bình yên không nghiêng một chiếc lá! Nhưng bão này lại
không tan mà có nguy cơ chuyển sang BÃO NGẦM bởi sự vào cuộc của nhiều tờ báo
và các nhà phê bình gạo cội. Họ đã biến chuyện không thành có, dựng chuyện
“đấu tố”, “bức tử”, “giải cứu” rất chi là hỗn độn. Điều này khiến
cho một bộ phận không nhỏ nhân dân nổi lên BÃO LÒNG, gián đoạn niềm tin…
Văn chương cũng có hố sụt rồi chăng?
Chuyện xưa nay chưa từng thấy mà lại có chăng?
Cá Ngạnh em thầm nghĩ.
Bài thơ “Lời những cây dầu cổ thụ
ở trụ sở ủy ban nhân dân" suy cho
cùng cũng là một sản phẩm phục vụ cuộc sống. Mà là sản phẩm thì có người khen người chê thậm chí có người dị ứng, ngộ độc. Thiệt là ngu khi vì ý thích chủ quan của mình mà chê người không thích là ngu. Lại chẻ sợi tóc làm tư để dạy người đọc như nhà phê bình giải C Bùi Công Thuấn thì cũng chẳng ai nghe.Vấn đề là đời sống của sản phẩm có lâu dài hay không mặc dù lúc mới ra đời nó được bảo kê với một ban thẩm định hết sức bác học.
cùng cũng là một sản phẩm phục vụ cuộc sống. Mà là sản phẩm thì có người khen người chê thậm chí có người dị ứng, ngộ độc. Thiệt là ngu khi vì ý thích chủ quan của mình mà chê người không thích là ngu. Lại chẻ sợi tóc làm tư để dạy người đọc như nhà phê bình giải C Bùi Công Thuấn thì cũng chẳng ai nghe.Vấn đề là đời sống của sản phẩm có lâu dài hay không mặc dù lúc mới ra đời nó được bảo kê với một ban thẩm định hết sức bác học.
Cũng chẳng có gì mà ầm ĩ khi có một số người quan tâm bài thơ và tổ chức đối
thoại.
Thì cũng như tổ chức Nói chuyện thơ,Hội
thảo thơ, thế thôi.
Đại loại cũng như Hội Nhà Văn Hội ...Thảo Thơ
Thần Hoàng Đình Thuận vậy mà. Đối thoại là trực tiếp nói chuyện với nhau để tìm
hiểu bài thơ sâu sắc thì tốt chứ. Còn hơn suy diễn mà chửi xiên chửi xéo à? Còn
hơn hội thảo, khen cho cố vào rồi mới bật ngữa ra khi biết thơ ăn
cắp à?
(Đến đây cho Ngạnh nói về nguồn bài thơ. Hiện nay có 2 nơi đáng tin
cậy. Một của báo Văn Nghệ ngày 16/4/2011 và một của báo Tuổi Trẻ ngày
14/8/2012. Nhưng 2 nơi này lại lệch nhau 1 câu. Câu này ở dòng thứ 9 dưới lên
có nội dung: “bằng
bản lĩnh của loài tứ thiết.” Không biết vì sao lại thế nhưng chắc chắn rằng có một báo bị sai. Báo
nhớn mà sai thế này có chết em không? ”.)Bây giờ mời các bạn xem các báo và các nhà phê bình thứ thiệt tạo “bão ngầm- hố sụt” như thế nào nhé:
1
■Ngày 14/8, ôngTrần Nhã Thụy lên báo Tuổi Trẻ1 nổ
phát súng đầu tiên.
Ông này nói rất rõ ràng. (Xin trích 2 đoạn ngắn sau)
a/ …Một cuộc họp khá bất thường với nội dung
"đối thoại giữa tác giả bài thơ và những người có quan tâm tới bài
thơ “Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân" đã diễn ra
chiều 13-8….. còn "những người quan tâm tới bài thơ" là ông
Huỳnh Văn Tới (trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai, chủ trì cuộc đối thoại)
cùng các lãnh đạo Hội VHNT Ðồng Nai, NXB Ðồng Nai…
b/
…Quan tâm đến số phận một bài thơ, phóng viên xin được tham dự cuộc "đối
thoại" này nhưng ông Huỳnh Văn Tới nêu lý do "cuộc họp mang tính chất
nội bộ". Trả lời phỏng vấn sau cuộc họp, khi được hỏi việc tổ chức họp,
đối thoại xung quanh một bài thơ hay một tác phẩm văn học có phải là sinh hoạt
thường xuyên của Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai hay không, ông Tới trả lời
rằng sở dĩ có cuộc họp này vì Hội VHNT Ðồng Nai đã không làm tròn trách nhiệm.
"Hơn nữa, đồng chí Ðàm Chu Văn là chuyên viên cao cấp của Ban tuyên giáo,
nên khi có đơn phản ảnh về một số câu chữ trong bài thơ của đồng chí có vấn đề
thì chúng tôi phải xem xét. Chúng tôi chọn hình thức đối thoại để mọi người nêu
ý kiến. Hiện chúng tôi không kết luận, cũng không đưa ra hình thức kỷ
luật hay phê bình nào cả…
Đây là thông tin chính xác, chuẩn không cần chỉnh.
Thế mà không hiều vì lí do gì các báo
và các nhà phê bình danh tiếng lại bóp méo đi. Thật khủng khiếp:
“ Nhà thơ Đàm Chu Văn
đã phải giải trình về bài thơ Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ
sở uỷ ban nhân dân. Chuyện một nhà thơ phải giải trình về tác phẩm của mình
không phải trước hội đồng phê bình văn học mà trước một ban tuyên giáo“có
trách nhiệm xem xét từng câu chữ...””
Tài thật! Người
ta đối thoại giữa tác giả bài thơ và những người có quan
tâmtới bài thơ mà
cụ lại bảo Gỉải trình trước một ban Tuyên giáo. Ban Tuyên giáo gồm
cả các lãnh đạo Hội VHNT Ðồng Nai, NXB Ðồng Nai hở cu…nặng cụ?!
Với tựa đề là “Đấu tố” thơ? Ngài này đã đóng ngoặc kép vào từ đối thoại (“đối
thoại”) rồi chuyền từ đối thoại ra đấu tố. Ngạnh không biết Ngài là ai mà
tài thế, cho đến khi gần hết bài đột nhiên Ngài cho biết:
“Tôi là một trong những người đã bỏ phiếu đồng ý kết
nạp nhà thơ Đàm Chu Văn vào là hội viên Hội Nhà văn”.
Dễ sợ chưa, à thì ra Ngài là thầy cơ à. Thầy nhưng làm nghề… bói, thầy bói phán
bậy quá thầy ui! Đối thoại đã ra “đấu tố”.Hu huuu!!!
4
■Cũng trong ngày 15/8, bác Phạm Xuân Nguyên lại đăng đàn lên Tuổi Trẻ4 để “Giải
cứu” thơ. Thiệt quá đúng!
Có “đấu tố” thì phải có “giải cứu” chứ? Nhà thơ thiệt hạnh phúc, mới “bơ phờ”
một cái thì đã có đại ca nhảy ra giải cứu ngay. Chả bù 2 nhà báo ở Văn Giang bị
đánh dập mặt mà chẳng có thằng chó nào bênh…
Trong bài, bác Nguyên còn viết:
“Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân của Đàm Chu
Văn bị cấp tỉnhbắt “đối thoại””!
Bắt hồi nào vậy bác? Người ta, chọn hình thức đối
thoại để mọi người nêu ý kiến, chứ bắt hồi nào. Bác
muốn "giải cứu" nên phải tạo ra "bắt" cho hợp lý á?
Bác vu khống nhé?
“gần đây những tác phẩm văn chương bị "lụy
oan” thế này thường là thơ.”
Thật là hợp logich: Đấu tố- Giải
cứu- Lụy oan. Nghe như thật! Cụ này còn bồi thêm:
“Đời
sống công nhân lao động trong các khu công nghiệp của Đồng Nai vẫn
chưa được doanh nghiệp và chính quyền địa phương quan tâm đúng mức.”
Xin hỏi cụ ở đâu? tỉnh nào, đời sống
công nhân lao động trong các khu công nghiệp được quan tâm đúng mức? Và
công nhân lao động thì chỉ biết lao động không cần biết thơ hay sao?
6 ■Thế là cả nước xôn xao. Riêng Đồng Nai thì
im như thóc. Đặc biệt là các nhà văn nhớn chuyên nhận giải thưởng ở tại hội
VHNT hình như đều chui hết vào hang để giữ mình. Chỉ có bác Khôi Vũ6 là lên
tiếng ngu ngơ:
“Vấn
đề là dù bản in trên báo Tuổi Trẻ có nguồn từ đâu thì văn bản để bàn vẫn là từ
trên báo Văn Nghệ. NV Trần Thu Hằng cũng dựa vào bản in trên báo này để có ý
kiến”
Này bác Khôi Vũ! Bác
sợ cây dầu đứng vào hàng tứ thiết à? Biết đâu những “người quan tâm” đang
quan tâm bài thơ chứ không quan tâm nơi in. Điều cần ở đây là một văn bản đầy
đủ nhất chứ không phải một văn bản bị cắt xén. Vả lại Trần Thu Hằng góp ý:
"Cảm
nhận ban đầu của tôi là bài thơ dùng nhiều từ ngữ hoa mỹ để
nói thay một cái cây cổ thụ, song bên cạnh thể hiện quan điểm chính trị một
cách định kiến, ám chỉ khá tùy tiện"
là chỉ dùng chữ bài
thơ (chứ không dùng bài thơ in ở báo Văn Nghệ.)
Nên kết luận"văn bản để bàn vẫn là trên báo Văn nghệ" của bác
là không vững. Rõ ràng suy diễn định
kiến thế này thì quá tùy tiện rồi. Chết em mất bác ơi! Hu huu!!!
7 ■ Sau khi các báo và các nhà phê bình tạo
Bão Ngầm thành công, thì tức khắc xuất hiện Hố Sụt do những cục đá cỡ bự ném
vào. Bác Đông Ngàn liền mượn trang Trannhuong.com Có
mấy lời gửi về Đồng Nai , vu khống rất chi là mãnh liệt. Đặc biệt, bác
phát hiện:
…Đáng
tiếc cái cô nhà văn Trần Thu Hằng vớ vẩn có cái đầu Mao ít
quen lối sống qui chụp tư tưởng…
He hee…!!! Bác nói dài mà không phết phẩy thế
này thì chết. Các nhà phê..bình ta giỏi qui.. chụp lắm! Họ ngồi salon,
cắt đoạn ra rồi bình... bình.. thì Thu Hằng chết ngay. Ngạnh biết Thu Hằng là
giới nữ. Bấy lâu chị em nằm ngồi với nhau mà hổng hay Thu Hằng: có
cái đầu mào (mao)…của giống đực... thế này. Bác quá giỏi, có đôi mắt tinh tường
nhìn xuyên quần chị em luôn. Chúc mừng bác!
8 ■ Từ Tuyên Quang xa xôi, ngày17/8 Ông
Vũ Xuân Tửu cũng mượn trang trannhuong.com để dạy Thu Hằng.
Rằng thì là:
Nếu bạn có
thiện chí góp ý về văn chương, tại sao không trao đổi
trực tiếp với tác giả đang cùng công tác, hoặc gửi bản
báo, hoặc hội nhà, chẳng hạn?
Hu huuu!! Ông Tửu có say không đấy? Cá
Ngạnh cũng xin mượn câu hỏi này để hỏi ông và các nhà thơ rằng:
“Nếu Nhà
thơ có thiện chí góp ý về Đất nước, tại sao
không trao đổi trực tiếp với lãnh đạo đang cùng công
tác, hoặc gửi bản báo, hoặc hội nhà, chẳng hạn?”
Mà mần thơ xiên xéo để BÃO TÁP nổi lên và HỐ SỤT tùm lum thế
này? Hu huuu!!!
9 ■Ngày 23/8
lại một cục đá thuộc dạng quí hiếm được ném xuống từ rừng rú Tây Nguyên mang
tên: cảnh báo
một lối đọc thơ kém thẩm mỹ… của bác nhà thơ Văn Công Hùng.
Không biết cách đọc thơ thẩm mỹ của bác ni hay ho thế nào mà đòi đem ra dạy
đời, chứ em thấy cách đọc văn của bác thì cực kỳ ấn tượng. Đây nè! Ngày 13/8,
tại hiện trường vụ việc, ông Trần Nhã Thụy đã tường thuật:
“Bài
thơ Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân của nhà thơ Ðàm
Chu Văn đã từng đăng trên báo Văn Nghệ cách đây một năm (số 16, ngày
16-4-2011). Nhưng mới đây (ngày 2-7-2012) nhà văn trẻ Trần Thu Hằng đã gửi đến
Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai một lá thư gọi là góp ý kiến (về việc phê bình
tư tưởng và việc làm của đảng viên), trong đó có đoạn: "Cảm
nhận ban đầu của tôi là bài thơ dùng nhiều từ ngữ hoa mỹ để
nói thay một cái cây cổ thụ, song bên cạnh đó lại thể hiện quan điểm chính trị
một cách định kiến, ám chỉ khá tùy tiện".
Đoạn văn trên nêu lí do Thu Hằng gởi thư là nhân đợt góp
ý phê bình tư tưởng và việc làm của đảng viên (đang xẩy ra). Lý
do chính đáng chình ình ra thế. Thế mà đọc xong bác Văn Công Hùng lại bàng
hoàng chế ra thành “tự nhiên”. Sao vậy bác hè? Bác viết đây nè:
“Một là bài thơ này đã in trên báo Văn
Nghệ của Hội Nhà Văn Việt Nam cả năm nay, giờ tự nhiên chị Trần Thu Hằng lại
phát hiện ra nó có vấn đề để gửi thư cho ban Tuyên giáo tỉnh ủy Đồng Nai…
.
Mắt bác có vấn đề à? Bác giả nai giỏi thiệt!
Rồi không hiểu sao bác lại dựng chuyện:
Tôi được biết trong cuộc "đối thoại"
hôm ấy, có người còn đề nghị vĩnh viễn cầm tù bài thơ này, không bao giờ cho nó
xuất hiện, làm như Đồng Nai là một vương quốc riêng?
Ai vậy bác? Em đố bác nói tên được người đó đó? Bác đừng mà vu oan
con cáo nhé. Bác ngồi trong sa lon ở tít trong rừng sâu, xào bài của người ta
mà nói lại cũng không xong, lại còn tung hỏa mù cho dư luận hoang mang à?.
-Thưa bác! Đất lao Tân Hiệp ở Đồng Nai đã qui hoạch, nhà tù đã xóa rồi thì lấy
chi mà cầm? Rõ, nói trạng !
Rồi bác chứng minh:
-
Kỳ lạ nữa là bởi, trước đó đã có ý kiến chính thức của thường vụ Hội Nhà Văn
Việt Nam về bài thơ này, và trong ý kiến ấy, không
có một dòng nào, chữ nào chê bài thơ này.
Thế hả bác? Hễ thường vụ
Hội nhà văn Việt Nam “Không có một dòng chữ nào chê” là thơ hay hở bác?
Hễ Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam ủng hộ là thành thơ thần Nôben hở bác? Thế thì
cái ban thường vụ nào vừa “rút kinh nghiệm một
cách nghiêm khắc về những thiếu sót trong việc chọn” thơ thần Hoàng Quang Thuận để hội
thảo và rồi bật ngữa ra khi thiên hạ cho biết đây là thơ ăn cắp vậy cà? Hu
huuu!!!.Khiếp là cái tiêu chuẩn của bác! …
Nhưng cũng chưa hãi bằng bác thuận tay kéo lưỡi sửa lời nói của ông Vinh (chủ
tịch Hội đồng Lý luận phê bình VHNT Trung ương) thành ngọng nghịu như sau: “tôi
chả thấy gì xấu ở bài thơ”. Thưa nhà thơ rừng rú Tây Nguyên: - ông Vinh nói thế bao giờ
? Nhà thơ có nghễnh ngãng không? Hãy móc ráy mà nghe em tua lại đoạn băng,
nè: "đây là một bài thơ có tứ tốt, nhưng đôi chỗ còn hạn chế
như cách đặt tên bài, cách diễn đạt chùm câu cuối, và vài chỗ trong bài dễ
khiến người đọc hiểu theo hướng không có lợi"...
Những chỗ còn hạn chế.. khiến người
đọc hiểu theo hướng không có lợi làchả gì xấu hở bác? Bác quá tài mà
lại dũng cảm ghê!
Bác quá tài, đã dũng cảm khi bẻ cong ngòi bút để dự phần vào hội đồng ném đá
một phụ nữ. Điều này mai mốt anh Đàm Chu Văn lên chức chủ tịch Hội VHNT Đồng
Nai là biết ơn bác lắm đây. Có lẽ thế nên bác mới viết câu này: “Dù
vậy cũng có thể nói ngay rằng cô Hằng không phải là nhà văn. Không một nhà văn
nào có thẩm mỹ kém đến như vậy, cổ đã vào nhầm chỗ".
Cái này thì đúng. Cô Hằng không phải là nhà văn. Nhà văn gì mà mới viết “cảm
nghĩ ban đầu” đã bị các đàn anh lấy thịt đè người như thế. Nhà văn phải có lối
đọc văn thẩm mỹ đổi trắng thay đen giỏi như bác cơ. Nhà văn phải già như bác
cơ. Lạ quá! Biết cổ vào nhầm chỗ sao bác bỏ phiếu kết nạp cổ?. Mới năm ngoái
bác khoe khoang thế mà năm nay quên rồi à?
Nhưng không sao, người già thường hay“ tự phụ” và “ sĩ diện” thế bác hè? Cổ đã
nhầm chỗ, ngồi với bọn hồ đồ, luồn gió bẻ măng, chuyên hiếp đáp phụ nữ mà tưởng
mình nhả ngọc phun châu. He heee!!!. Toàn là hố sụt!
......
Đời nay sao lắm HỐ? Đời nay sao lắm BÃO?
Lại nhớ chuyện bão…bảo …thái của văn
chương Trạng Quỳnh.
Sao chuyện xưa giống chuyện nay thế này?
“Một ngày, tự nhiên Trạng Quỳnh thích
chửi Bảo Thái bèn lén cho gia nhân ra hàng thịt dặn thái thịt rồi bỏ mặc không
mua. Hàng thịt búc xúc. Trạng Quỳnh lại xúi cứ gọi thằng bảo thái mà
chửi. (Bảo Thái là niên hiệu vua đương thời - đồng âm). Thế là bão nổi! Hàng
thịt nhân dân thì mượn vua BảoThái để chửi thằng bảo thái (Trạng Quỳnh). Trong
khi Trạng Quỳnh thì thích chí tưởng rằng mình đã lợi dụng nhân dân chửi vua. He
heee….Mà Vua Bảo Thái đây là vua Lê Dụ Tông(1705 - 1729), một thời yên
bình thịnh trị của nhà Lê đấy. Thế tại sao Quỳnh muốn chửi? Hay Quỳnh cho Vua
Lê là lệ thuộc Chúa Trịnh?
Ngày nay đất nước ta cũng
yên bình thịnh trị, phát triển gấp ngàn lần lại đứng thứ 2 thế giới về
chỉ số hạnh phúc. Có gì mà chửi! Hỡi quý TRẠNG THƠ – TRẠNG QUỲNH tôn kính! Chúa
Trịnh đâu còn, ta có lệ thuộc ai đâu mà…, nhễ?
LÊ
THỊ CÁ NGẠNH
………………………………....
Mời đọc các nguồn trích liên quan (Bấm vào các tiêu đề sau):
ngắc theo kịch bản
http://www.vanconghung.com/2012/08/ve-mot-loi-oc-tho-phan-tham-my.html
trăn trở nhiều , suy tư nhiều lao lực và đâu chính mình.
HAT CAT..