09:35 16 thg 8 2012705 Lượt xem
Dạ! Em là Lê thị Cá Ngạnh ở Hồ Trị An đây.
Nói chung, cập nhật cho đến giờ thì thiệt hại về nhân mạng hữu hình là chưa đáng kể. Theo báo Tuổi Trẻ thì chỉ có một người “thoắt cái biến mất” đó là anh Đàm Chu Văn, nhưng sau đó lại xuất hiện tại nhà, bảo toàn nhân mạng. Có thể bão lớn quá, xuất hiện vòi rồng cuốn đi chăng?
Nên tiêu diệt hay để bảo tồn thú hiếm, hỡi các bạn ơi! ???
Dạ! Em là Lê thị Cá Ngạnh ở Hồ Trị An đây.
Hai hôm nay bầu trời
văng học nghệ thuật Đồng Nai bão tố tơi bời. NHỮNG
CÂY DẦU CỔ THỤ Ở TRỤ SỞ UỶ BAN NHÂN DÂN tơi tả. Em sợ quá, bơi ngay về hang đóng
cửa theo dõi qua Intẹc nét.
Nói chung, cập nhật cho đến giờ thì thiệt hại về nhân mạng hữu hình là chưa đáng kể. Theo báo Tuổi Trẻ thì chỉ có một người “thoắt cái biến mất” đó là anh Đàm Chu Văn, nhưng sau đó lại xuất hiện tại nhà, bảo toàn nhân mạng. Có thể bão lớn quá, xuất hiện vòi rồng cuốn đi chăng?
Hôm nay lại thấy báo
Thanh Niên đưa tin. Kinh chưa, bão là lớn thật rồi! Lớn lắm mới nhiều báo
vào cuộc thế này chứ? Nhưng báo Thanh Niên không đưa tin thiệt hại mà cho
biết có “Đấu tố?…”. Ôi ! Kinh khiếp, “Đấu tố”… mà nên bão thì tệ hại thật. Ngày
xưa đấu tố trong cải cách ruộng đất là xóa bỏ bọn cường hào nông thôn. Còn bây
giờ phải chăng có bọn cường hào văn chương xuất hiện nên phải đấu tố… thơ?
Chẳng biết? Không thấy tác giả Thanh Thảo đưa ra. Chỉ thấy ông bênh chằm chằm
Đàm Chu Văn sắp nổi tiếng và kể công rằng thì là: ông là “người đã bỏ phiếu đồng ý kết nạp nhà thơ Đàm
Chu Văn vào hội viên Hội Nhà văn.”(Làm như cứ ai ông cho vào Hội
Viên Hội Nhà Văn đều là thánh cả?) Thưa ông, nhà văn Trần Thu Hằng đấy, Hội
viên Hội Nhà văn của ông đấy, gà nhà ông bôi mặt đá nhau đấy, ông giả bộ không
biết sao?
Lại nhớ tấm tranh minh
họa trên báo tuổi Trẻ hôm qua. Tác giả LAP vẽ người suy luận có cái mồm
rất to nhưng cái đầu bằng hạt nho. Thế nà thế lào? Làm thơ để chỉ mình tác giả
biết thôi ư? Mọi người suy nghĩ luận bàn đều dốt nát hết à? Khinh thường người
đọc quá! Thật là bá…LAP.
Thưa các bạn!
Cá Ngạnh-em suốt đời ở
trong nước nên rành về nước hơn vài loài sống trên đất. Quả thật dòng sông nước
mình có nhiều vấn đề, khúc trong khúc đục khúc thì ô nhiễm đen sì. Bởi vậy khi
nghe ai đó có ý chống nước thì phần đông a dua vào mà thiếu suy
nghĩ. Ai đời một cây dầu ma ám khiến không còn tha thiết với mùa xuân, một cây
dầu gỗ tạp (nhóm 4) lại mạo nhận tứ thiết (đinh-lim-sến- táu) để dạy đời mà
thiên hạ cũng tin. Lại còn “thoắt cái biến mất”, lại còn “đấu tố”, lại
còn “bức tử”, dựng chuyện để người đọc hoang mang là sao vậy cà?
Em không phải là người
giỏi suy diễn như quí bác nhưng khi thấy chị Dậu lao vào bầu trời đêm thì em
hiểu đó là bầu trời đen tối của một xã hội không lối thoát. Và hầu như
mọi người đều hiểu vậy. Điều này Ngô tất Tố không nói ra nhưng đây là lời tố
cáo xã hội mạnh mẽ nhất. Rõ ràng là tồn tại ý tại ngôn ngoại. Thế thì khi viết
bài Lời cây dầu…. tác giả Đàm Chu chắc chắn là đã gởi đi một thông điệp. Khi
người đọc giải mã thông điệp mà thấy có vấn đề thì phải trao đổi thôi. Đó
là việc làm tiến bộ, khoa học. Nếu lỡ thông điệp này là bom thư là virut thì
các bạn nghĩ sao? Để bão tố nổi lên, ai chết thì chết à? Không quan tâm cứu trợ
thì thôi, các bác còn tạo thêm sấm sét ì đùng, thiệt là quá hãi!
Nhân lúc mưa gió mịt
mùng không ra đường được như thế này cũng xin cho em được meo vài lời gởi tới
quí ông trong Ban Chấp Hành Hội VHNT Đồng Nai. Xin thưa rằng là em nói vô tư
chứ không thù oán gì với mấy ông, cũng không giành phần cơ cấu nhân sự trong Đại
Hội tới đâu nhá!
Thưa
quí ông!
Trưởng
Ban Tuyên giáo tỉnh ta đã nói: “Hội VHNT
Ðồng Nai đã không làm tròn trách nhiệm.” Các
ông có nghe rõ không?. Thế mà bấy lâu, năm nào các ông cũng nhận giấy khen,
tiền thưởng nhé! Không thấy xấu hổ à?
Ông tân chủ tịch Khánh Hòa thì bảo: "Hội VHNT Ðồng Nai không
thành lập được bộ phận lý luận phê bình", Nói thế mà nghe được à. Thế mấy
lâu nay cái Ban thẩm định trong Hội làm cái con mẹ gì? Hay chỉ lo chia chác
quyền lợi đi trại- soán đoạt giải thưởng? Chấm ABC cho có lợi về mình? Tui hỏi
ông tại sao khi nghe nhà thơ Tú thịt
Hộp có bài thơ “gọi là phê bình” thì quí ông tích cực
thế? Nào là viết công văn triệu tập những người bị nghi ngờ ra họp. Nào là nhận
định bài thơ nói xấu lãnh đạo Hội. Không biết lí luận phê bình sao ông
dám duyệt ? Làm chủ tịch mà nhu nhược, “không làm tròn trách nhiệm” thì về đi
ông ơi.
Còn anh Đàm Chu Văn. Mấy lâu chỉ nghe phong thanh anh vô văn hóa đi xe hơi, anh
bị đập guốc vô mặt, anh o ép văn nghệ sĩ, anh đẹp trai mà bất tài bây giờ thì
rõ mặt rồi nhe. Bài thơ của anh giỏi giang thế sao để người đàn bà lưu vong lên
tiếng? Sao để Tuyên giáo phải rút kinh nghiệm. Tuyên giáo ngu lắm à? Anh nói:
“Thật là đáng sợ khi một người làm thơ phải ngồi giải thích mình làm bài
thơ…Nói mà không ngượng mồm sao? Ai? Thằng cha phó hội nào ngày 5/1/2011
bắt cả Ban Văn học Hội VHNTĐN ngồi cả buổi để đấu tố bài thơ “Hội
văn Ngâm khúc” còn mình thì bỏ trốn. May mà hôm đó bác Chủ tịt
kịp thời bồi dưỡng phở QUYỀN không thì xỉu cả! Anh đừng nói: “tôi một người làm
thơ lâu năm, tuổi đời từng trải…” mà ngạo mạn với nhân dân nhe. Thơ lâu năm của
anh thế a? Tuổi đời từng trải của anh thế à? Bảy mươi chưa hết què anh ạ!
Năm mấy tuổi của anh là cái đinh gì mà đòi “tuổi ta nhiều hơn
tuổi các Ủy ban” thật là ngạo nghễ! Anh hãnh tiến thế, sao “bước ra với gương
mặt bơ phờ, rồi thoắt cái biến mất”. Thói đời phép vua thua lệ làng anh quên
sao? Hay là anh định bỏ xứ? Anh cứ ra Hà Nội mà mần thơ. Ở đó với tài năng phản
bác của anh chắc bác Thỉnh sẽ truyền ngôi cho. Chúc anh thượng lộ bình
an…
Cá Ngạnh em mệt
mỏi lắm rồi. Mấy lâu nay định theo bang chủ Nam Ngư (con cá phương Nam) ở
sông Đồng Nai làm nghệ thuật cho vui. Ai ngờ xuống vực mới biết toàn là
thủy quái, ba ba thuồng luồng không hà. Em xin bái.
Lại nghĩ thương cho bác Văn
Biên Hòa. Mấy lâu lên tiếng cảnh báo mà ít ai tin, bây giờ thấy chưa?
LỤT THÌ LÚT CẢ LÀNG!
Rắn rết ,nhái chuột, sâu bọ nổi lên lều bều.
Mấy con rắn cực độc cũng trèo lên cây phun nọc
phì phì, thấy chưa?
Nên tiêu diệt hay để bảo tồn thú hiếm, hỡi các bạn ơi! ???
…………
Để rõ bài viết hơn,
xin các bạn vui lòng đọc các entry liền trước, hoặc bấm vào các tiêu đề sau để
xem thêm tư liệu:
3. Trường nằm sờ
4. Văn hóa xe hơi
"Cá Ngạnh-em suốt đời ở trong nước nên rành về nước hơn vài loài sống trên đất. Quả thật dòng sông nước mình có nhiều vấn đề, khúc trong khúc đục khúc thì ô nhiễm đen sì. Bởi vậy khi nghe ai đó có ý chống nước thì phần đông a dua vào mà thiếu suy nghĩ. Ai đời một cây dầu ma ám khiến không còn tha thiết với mùa xuân, một cây dầu gỗ tạp (nhóm 4) lại mạo nhận tứ thiết (đinh-lim-sến- táu) để dạy đời mà thiên hạ cũng tin. Lại còn “thoắt cái biến mất”, lại còn “đấu tố”, lại còn “bức tử”, dựng chuyện để người đọc hoang mang là sao vậy cà?...'
Văn phong rất sắc sảo. Nhiều chuyện buồn quá bạn nhỉ
thợ mộc lâu rồi vẩn đói nhăn răn
Cây dầu ngả trong ảnh là nơi con ông Võ Văn Một- chủ tịch tỉnh Đg nai- chạy xe va đầu vào và chết. Chuyện thật đ..
Sao không kêu thợ mộc thầu đi thôi!
Dè chừng văn nghệ lôi thôi
Thì em khuyên bác mua đồi nuôi nai !
Nhưng nhìn tà áo... sóng xiêu anh hùng.