15:57 9 thg 9 2012773 Lượt xem
Ai cũng biết Trần Nhã Thụy là tác giả có bài bài báo đầu tiên[1] nói về đối thoại CÂY DẦU đăng trên Tuổi Trẻ. Và từ bài viết này giới phê bình ăn theo đã biến thành cơn bão đấu tố văn chương dội về Đồng Nai rất chi là khủng khiếp… Thế nhưng mới đây ngày 28/8 nhà văn này lại viết bài xin “khép lại” trong đó cho rằng có “nhiều người cố ý hiểu sai, thậm chí thiển cận!”
Ai cũng biết Trần Nhã Thụy là tác giả có bài bài báo đầu tiên[1] nói về đối thoại CÂY DẦU đăng trên Tuổi Trẻ. Và từ bài viết này giới phê bình ăn theo đã biến thành cơn bão đấu tố văn chương dội về Đồng Nai rất chi là khủng khiếp… Thế nhưng mới đây ngày 28/8 nhà văn này lại viết bài xin “khép lại” trong đó cho rằng có “nhiều người cố ý hiểu sai, thậm chí thiển cận!”
TRẦN NHÃ THỤY tống biệt “LỜI CÂY DẦU…”
Viết bởi: LÊ THỊ CÁ NGẠNH
Khe khee…!!!
Thế là cuối cùng nhà báo Trần Nhã Thụy cũng phải lên tiếng xác minh lại vụ “đấu tố cây dầu” trong cơn bão văn chương thổi về Đồng Nai. He he..!!! Nhiều người cố ý hiểu sai!
Thế là lộ rõ một đám phê bình khả kính chuyên theo đóm ăn tàn, núp bóng cây dầu, luồn gió bẻ măng, để vùi dập ánh trăng thu mỏng mảnh. He he…!!! Thậm chí thiển cận!!
Cá Ngạnh em nhẹ cả lòng. Bởi vì trong vụ này hình như chỉ có blog Văn Biên Hòa một mình chống lại bầy sói đội lốt cừu, lợi dụng bão tố lẻn về ăn thịt người đàn bà lưu vong đơn độc. Tưởng đâu tiêu dên hết rồi, ai ngờ… Xin cám ơn Nhã Thụy.
Phải nói rõ rằng nếu không nhà báo Trần Nhã Thụy xông xáo đến hiện trường Đồng Nai để đưa tin thì chẳng ai biết cây dầu ở đâu, lời thơ cây dầu nói gì mà phê bình phê biếc. Nhã Thụy đã nói đúng sự thật. Rằng ở Đồng Nai có cuộc “đối thoại giữa nhà thơ Đàm Chu Văn và những người quan tâm”. Cuộc đối thoại mang tính nội bộ. Và cuối cùng “không kết luận, cũng không đưa ra hình thức kỷ luật hay phê bình nào cả.” (xin các bạn kiểm chứng bài gốc ở blog này- bài số 93). Nhưng đáng tiếc là do văn tài của Nhã Thụy có vấn đề hay là vì một lí do gì đó mà ngay ngày hôm sau từ bài viết này đã nỗi lên một cơn bão vu khống thổi về Đồng Nai. Ôi thôi mưa gió mịt mùng!
Đầu tiên cụ Giao Cảm lên báo SGTT tưởng tượng: Nhà thơ Đàm Chu Văn đã phải giải trình về bài thơ trước một ban tuyên giáo“có trách nhiệm xem xét từng câu chữ...” rất chi là kềm kẹp! Rồi ngài Thanh Thảo lên báo Thanh Niên, đóng ngoặc kép vào từ “đối thoại” và thuận tay thay luôn từ đối thoại ra đấu tố. “Đấu tố” thơ! Rất kinh khiếp. Từ ngoài Hà Nội lão tóc bạc Phạm Xuân Nguyên nghe tin, vội ra tay nghĩa hiệp “Giải cứu” thơ trên báo Tuổi Trẻ. Hôm sau, cụ Hương Lê bên báo Đại Đoàn Kết tiết lộ tình tiết “lụy oan”… và báo Văn Nghệ Trẻ nhanh chóng “cảnh báo” một lối đọc thơ kém thẩm mỹ… của bác nhà thơ Văn Công Hùng…
Ôi thôi thôi! Từ việc đối thoại trong bài báo rõ ràng như thế mà các nhà phê bình đã nhắm mắt chế biến ngay thành một cuộc đấu tố long trời lở đất; một cuộc “giải cứu” ngoạn mục; một tình tiết “lụy oan” bi phẩn. Các cụ- ngài-lão-bác đã biến không thành có vẽ rắn thêm chân cho hấp dẫn người đọc mà bất cần hệ lụy. Hệ lụy là gì, làm sao bằng tiền nhuận bút hè? Một bài chắc cả triệu bạc nhễ?! Thật đúng là một lối “suy diễn” kém thẩm mỹ” vì đồng tiền đáng cảnh báo phải không hỡi bác nhà thợ Văng C. Hùng?
Thế là ngay lập tức lũ ống, lũ cuốn, lốc đá liền dội xuống Đồng Nai qua các trang mạng:
Nick Đông Ngàn Có mấy lời gửi về Đồng Nai, vu khống rất chi là ngạo mạn. Đặc biệt, nick này có con mắt thần nhìn xuyên quần phụ nữ khi cho biết: “… cái cô nhà văn Trần Thu Hằng vớ vẩn có cái đầu mào…”(mao). He hee..!!!
Từ Tuyên Quang xa xôi, nick Xuân Tửu cũng dạy đời: “Nếu bạn có thiện chí góp ý về văn chương, tại sao không trao đổi trực tiếp với tác giả đang cùng công tác”. Xuân Tửu ơi! còn say rượu không mà ăn nói linh tinh thế? Đối thoại giữa nhà thơ Đàm Chu Văn và những người quan tâm mà không phải trao đổi trực tiếp à!
- Ngày 23/8 lại một nick name từ rừng rú Tây Nguyên mang tên Vanconghung… không rõ phải nhà thơ Văn Công Hùng không?. Nick này viết : “Dù vậy cũng có thể nói ngay rằng cô Hằng không phải là nhà văn. Không một nhà văn nào có thẩm mỹ kém đến như vậy, cổ đã vào nhầm chỗ". Hu hu lại bảo kê ngôi đền thiêng Hội Nhà Văn thần Hoàng Đình Thuận rồi….(Xin vui lòng đọc bài 95 trong blog này)
Và rất nhiều đá sỏi sạn cát…trôi về lấp kín cánh đồng văn học Đồng Nai vốn đang thời kỳ khủng hoảng. Điều đáng buồn là trong đợt này không một ai trong anh em Văn nghệ sĩ Đồng Nai lên tiếng. Họ thà chịu vùi dập. Ngoài một số đã li thân với Hội, số còn lại thì đang vướng vào chiếc bánh Giải Trịnh Hoài Đức. Họ thà ngậm miệng ăn tiền chứ mở ra thì mắc quai làm sao? Thương thay!
Thế mà nay Trần Nhã Thụy lại viết bài nói lại cho rõ. Thụy viết: “Tôi thấy có nhiều người còn vô tình hay cố ý hiểu sai, đẩy vấn đề đi quá xa, hay thiển cận; nên tôi viết thêm một bài này, để nói rõ hơn đôi điều”.
Xin trích tiếp vài câu trong bài:
Trong bài viết tôi dùng từ “đối thoại”, hoàn toàn không dùng từ “đấu tố” hay “thực chất đây là cuộc truy bức nhà thơ”, như trong một số bài viết khác…
Cuộc họp suốt bốn giờ đồng hồ, đương nhiên là không vui vẻ gì, nhưng nếu bảo là cuộc “đấu tố”, hay “truy bức nhà thơ” là đã đi quá xa thực tế (tôi xin nhấn mạnh là trong bài viết của tôi hoàn toàn không có những từ như thế) Tiếc là tất cả những người viết bài về vụ này đều không hề liên lạc với tôi để hỏi han hay trao đổi thêm….Có người nêu ý kiến rằng nên loại Trần Thu Hằng ra khỏi Hội Nhà văn Việt Nam.Tôi thấy buồn cười, làm như Hội Nhà văn Việt Nam là ngôi đền thiêng, hội viên toàn là văn nhân tài năng đức độ rạng ngời….Xin lưu ý rằng Trần Thu Hằng viết thư Góp ý kiến chứ không phải “đấu tố”, và đoạn cuối thư có câu: “Nếu có sai lệch về tư tưởng thì cần sâu sắc rút kinh nghiệm,còn nếu không thì cũng nên giải tỏa cho bản thân tôi và anh em hội viên Hội VNNT Đồng Nai”. Như vậy là Trần Thu Hằng đã không quy kết…. (Mời đọc nguyên bản bài viết ở phần cuối)
He he đã rõ chưa các bạn!
Các cụ Giao Cảm- ngài Thanh Thảo- lão tóc bạc Phạm Xuân Nguyên- cụ Hương Lê- nhà thơ Văn Công Hùng ăn nói làm sao đây? Cứ tưởng quí vị là mô phạm khả kính lắm, ai ngờ là một lũ nói mò thêu dệt tuyên truyền tầm bậy. Lần này thì quí vị mất điểm trước độc giả rồi đấy.
He hee, Đông ngàn – Xuân Tửu- Văng công-và các loại đá cát …ăn theo bây giờ ngọng miệng chưa? Xấu hổ quá đi thôi.
Cá Ngạnh xin mượn lời “ Văn tế hồn ma cây dầu” của nhà thơ Võ Nguyện để cúng các Ngài và chấm dứt vụ Cây Dầu ở đây. Ô hô, thượng hưởng!
Văn tế hồn ma cây dầu- tác giả Võ Nguyện.
Hỡi ôi!
1. Mặt báo - chí rền; lời cây- dầu tỏ.
2. Một bài thơ chửi, danh nổi tợ phao; Chục đứa ăn theo, tiếng vang như mõ.
Nhớ linh xưa:
3. Núi thẳm rừng sâu; toan lo nghèo khó.
4. Chưa quen xe cộ, đâu biết thị thành; chỉ có gió sương, ở trong bản bộ.
5. Hút nước, hút phân, hút mùi, hút khí… rễ vốn quen làm; tập văn, tập thơ, tập Tuyên, tập Tổng... mắt chưa từng ngó.
6. Mùa đông vỏ nẻ co ro hứng chịu gió mưa; Ngày hè thân khô xơ rơ cùng bao cây cỏ.
7. Bữa thấy lục lâm dao rựa rần rần mà mất mật teo gan; Hôm nhìn thảo khấu mặt mày rộ rộ mà so vai sụt cổ.
8. Thân ngươi nhục như trâu; Đời ngươi buồn tựa chó!
9. Nào ai đòi, ai bắt mà ngươi chiêu thống- chiêu hồi; Ấy ai khiến, ai xui mà cây chọc voi- chọc hổ!
Khá thương thay:
10. Một giống cây rừng bên bờ tiệt chủng nên nhân dân mới mở lòng cứu vớt; Cũng loài thân gỗ sắp bị tiêu vong nên ủy ban mới ra tay chiêu mộ.
11. (Qui hoạch nguồn gien đem về tuyên giáo dưỡng dưỡng nuôi nuôi; Xây mới Ủy ban giữ lại trong sân bày bày bố bố…
12. Tưởng loài tứ thiết hy vọng làm xe mọi người mân mê kéo kéo lôi lôi; Ai dè ba que đội lốt mần thơ bao đứa a dua sờ sờ gõ gõ)
13. Nỏ biết đàm VĂN thâm độc dường kia; Ai ngờ luận THƠ hiểm sâu thế nọ
14. Trẻ em, di chứng da cam- đểu thay! “Quả bom nổ chậm…”giá họa gieo oan; Già nua, mùa xuân chẳng nhớ -ôi thôi! “Lời những cây dầu…”nói không thành có.
15. Những mong bóng cả nên dân mới chừa; đâu biết xác phàm mà ngươi vội nổ?
Ôi !
16. Một giờ mất khôn, ba năm cũng bỏ.
17. Cây cao mà chi cho hồn ma dựa nhà. Bóng cả mà chi cho âm binh tá mộ.
18. Đoái sông Phước Long cỏ cây mấy dặm sầu giăng; Nhìn xứ Trấn Biên, già trẻ hai hàng lụy nhỏ.
19. Chẳng phải ăn cướp, ăn gian, mà chiêu hồi quân giặc cho cam tử cam tâm; Vốn không dốt chữ dốt nghĩa, mà phủ phục ngụy binh cho đáng đời đáng số.
Nhưng nghĩ rằng:
20. Mùi thuốc mùi phân - ơn nước, tài bồi cho họ cây ta; Thơ thánh thơ thần - lòe dân, mắc mớ chi ông cha nó.
21. Vì ai khiến mà cây, lái văn vặn thơ; vì ai xui mà cây kêu mưa gọi gió.
22. Sống làm chi cành rơi người chết, ăn cháo đá tô, thấy lại thêm buồn; sống làm chi rể đội sập nhà, qua cầu rút ván, nghe càng thêm hổ.
23. Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo rừng núi cũng vinh;
hơn còn mà chịu chữ phản thùng, ở cùng người đời rất khổ.
Ôi thôi thôi !
24. Chứa Chan bão gầm; Đồng Nai nước đổ.
25. Nghe tin thơ thánh, lũ ăn theo rộn ràng trong dinh; Biết được gỗ dầu, bọn lâm tặc dập dờn trước ngõ.
Ôi !
26. Một nhát cưa đưa; nghìn năm tiết rỡ
27. Còn đâu cây xanh; kể chi sách đỏ.
28. Ngươi thác mà giúp bọn lâm tặc, danh ngu đồn sáu tỉnh dân chúng đều chê; Ngươi chết mà bênh lũ lục lâm, tiếng ngốc trải muôn đời ai đâu mà mộ.
29. Sống chiến đấu, thác cũng chiến đấu, lời cha truyền đã rõ, muôn kiếp nguyện được trả thù này; sống nhờ Văn, thác cũng vì văn, tên mẹ đặt đã rành, một chữ ngu đủ đền công đó.
30. Nước mắt gian hùng lau chẳng ráo, đau lòng chào ngươi lìa đời; Nén hương cầu may thắp thêm lo, cám cảnh tiễn cây hoàn thổ.
Hỡi ôi thương thay !
Có linh xin hưởng.
…………………………………………………………..
Đọc thêm:
“Lời cây dầu…” và lời nhắn TRẦN THU HẰNG - viết bởi:TRẦN NHÃ THỤY
Tôi nghĩ cuộc này nên khép lại là vừa, vì cuộc sống còn biết bao điều đáng lo, đáng làm, đáng quan tâm hơn. Thế nhưng, đọc đâu đó, tôi thấy có nhiều người còn vô tình hay cố ý hiểu sai, đẩy vấn đề đi quá xa, hay thiển cận; nên tôi viết thêm một bài này, để nói rõ hơn đôi điều.
Trước hết, tôi xin được nói thêm về cuộc “đối thoại” giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai với nhà thơ Đàm Chu Văn hôm đó. Ngoài Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai Huỳnh Văn Tới, còn có các khách mời là ông Bùi Quang Huy-GĐ NXB Đồng Nai; Chủ tịch Hội Văn nghệ Đồng Nai Nguyễn Khánh Hòa; một số hội viên Hội Văn nghệ Đồng Nai; nhà văn Trần Thu Hằng… Ngay từ đầu cuộc họp (khoảng 13h30), tôi gặp ông Huỳnh Văn Tới xin phép được dự, vì tôi muốn chứng kiến cách người ta “xử lý” bài thơ này như thế nào. Tuy nhiên, ông Huỳnh Văn Tới bảo rằng đây là cuộc họp mang tính chất nội bộ, không mời nhà báo. Tôi đành xin một cái hẹn phỏng vấn sau cuộc họp. Và từ đó trở đi, tôi đứng ngoài phòng họp chờ. Sau cuộc họp, tôi gặp ông Tới, ông nói: “Lúc nãy nói đây là cuộc họp nội bộ, nhưng thực chất là cuộc đối thoại. Chúng tôi dùng biện pháp mà Đảng vẫn thường làm, đó là đối thoại. Mọi người ai cũng có quyền nêu ý kiến của mình”… Do vậy, trong bài viết tôi dùng từ “đối thoại”, hoàn toàn không dùng từ “đấu tố” hay “thực chất đây là cuộc truy bức nhà thơ”…như trong một số bài viết khác.
Tôi cũng biết, trong cuộc đối thoại này, có cả những ý kiến góp ý lại với Trần Thu Hằng và bản thân Trần Thu Hằng cũng lắng nghe, không hề gay gắt. Cũng có những ý kiến “lên lớp” nặng nề và những ý kiến chia sẻ… Nhưng rốt lại, như trong bài viết tôi đã trích lời ông Huỳnh Văn Tới là “không có kết luận, không có kỷ luật hay phê bình gì cả, mà chỉ là rút kinh nghiệm”… Chính bản thân tôi khi nghe nói vậy cũng thở phào và nói rằng đây là “kết thúc có hậu”, mặc dù theo tôi cuộc “đối thoại” như thế thực sự không cần thiết.Về chuyện nhà thơ Đàm Chu Văn bước ra cuộc họp với vẻ mệt mỏi, bơ phờ là thực tế tôi thấy, không hề bịa đặt. Trong cuộc phỏng vấn sau đó Đàm Chu Văn còn vô cùng bức xúc, bảo rằng anh đã không muốn đến cuộc họp này, nhưng không thể… “Nhà thơ có quyền không giải thích về bài thơ của mình”- đó là lời của Đàm Chu Văn, và tôi hoàn toàn chia sẻ điều đó. Như vậy, cuộc họp suốt bốn giờ đồng hồ, đương nhiên là không vui vẻ gì, nhưng nếu bảo là cuộc “đấu tố”, hay “truy bức nhà thơ” là đã đi quá xa thực tế (tôi xin nhấn mạnh là trong bài viết của tôi hoàn toàn không có những từ như thế) Tiếc là tất cả những người viết bài về vụ này đều không hề liên lạc với tôi để hỏi han hay trao đổi thêm. Tất nhiên, mỗi người có cách tiếp cận thông tin khác nhau và viết với những góc nhìn khác nhau. Tôi chỉ muốn nói thêm ở điểm này: nếu như những ai đọc báo đều thấy, trước khi đến cuộc họp, Đàm Chu Văn đã thủ sẵn hai “bửu bối”, đó là thư Chủ tịch Hội Nhà văn VN Hữu Thỉnh gởi Ban Tuyên giáo TW và ý kiến của ông Hồng Vinh (chủ tịch hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật TƯ) rằng: rốt lại thì đây là “bài thơ tốt”. Và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai cũng thấy trước sự việc, nên họ không điên dại gì mà làm to chuyện. Sự việc “kết thúc có hậu” là vậy. Nhưng chúng ta thử đẩy lùi thời gian trước đó, thử hình dung Đàm Chu Văn lo lắng về chuyện bài thơ sẽ bị hiểu như thế nào và ông sẽ bị xử lý như thế nào, chúng ta sẽ chia sẻ hơn với ông.Với cá nhân tôi, điều tôi quan tâm không phải là chuyện đấu đá nội bộ,động cơ nào dẫn đến việc quy chụp, mà tôi muốn thấy cách người ta ứng xử như thế nào đối với một tác phẩm văn học. Sao đánh nhau không bày trò gì cao siêu hơn mà lôi một bài thơ rất ư bình thường ra đánh? Tôi chỉ quan tâm đến mức độ đó, và phản ánh đến mức độ đó. Trước đó tôi cũng theo dõi những vụ suy diễn, quy chụp thơ ở những địa phương khác và lấy làm lạ cho đến bây giờ vẫn còn những vụ việc như thế. Về Trần Thu Hằng, sau khi bài báo in, Hằng có gọi cho tôi, hỏi vì sao cuộc họp có rất nhiều người mà không nêu tên hết, lại nêu tên em với sếp Tới? Tôi trả lời là không cần thiết nêu hết, và không thể không nêu tên Hằng vì Hằng là người công khai đứng tên trong thư Góp ý kiến, dẫn tới vụ trên (ngoài thư của Trần Thu Hằng còn có một thư nặc danh với lời lẽ suy diễn kinh khủng). Thực ra điều tôi lấy làm ray rứt nhất trong bài viết chính là ở chỗ Trần Thu Hằng. Chúng tôi là bạn văn quen thân khá lâu, từ hồi còn sinh viên. Trần Thu Hằng là sinh viên giỏi, tốt nghiệp thủ khoa. Sinh thời các nhà văn Đồng Nai như Hoàng Văn Bổn, Nguyễn Đức Thọ… rất quý mến Trần Thu Hằng.Theo nhận định của cá nhân tôi, chỉ riêng với tiểu thuyết lịch sử Đàn đáy(NXB Hội Nhà văn 2005) thì Trần Thu Hằng đã xứng đáng được gọi là nhà văn.Cách đây vài năm, Trần Thu Hằng được kết nạp vào Hội Nhà văn bằng chính những tác phẩm của mình. Tôi không biết điều gì khiến Trần Thu Hằng “góp ý kiến” vềbài thơ Lời cây dầu…? Tôi cũng không tiện hỏi và cũng không biết hỏi thế nào? Nhưng khi thấy nhiều người bảo, đại loại: Tôi chưa từng đọc gì của cô này…;Cô này chắc không phải là nhà văn; Là nhà văn thì không thể hành động như thế... tôi thực sự thấy có cái gì đó bất nhẫn. Tôi nghĩ những ai theo dõi sinh hoạt văn chương trên dưới 15 năm qua, không thể không biết đến cái tên TrầnThu Hằng, nhất là ở mảng văn chương lịch sử vốn không nhiều cây bút trẻ.Có người nêu ý kiến rằng nên loại Trần Thu Hằng ra khỏi Hội Nhà văn Việt Nam.Tôi thấy buồn cười, làm như Hội Nhà văn Việt Nam là ngôi đền thiêng, hội viên toàn là văn nhân tài năng đức độ rạng ngời. Cứ thử lướt văn học sử nước nhà, ai cũng có thể thấy biết bao cây đa cây đề cũng từng nhúng chàm, từng ngậm máu phun người, từng ám hại truy bức người khác đến thân bại danh liệt… Thì tôi nghĩ việc làm của Trần Thu Hằng chẳng qua cũng chỉ là nông nổi dại dột. Xin lưu ý rằng Trần Thu Hằng viết thư Góp ý kiến chứ không phải “đấu tố”, và đoạn cuối thư có câu: “Nếu có sai lệch về tư tưởng thì cần sâu sắc rút kinh nghiệm,còn nếu không thì cũng nên giải tỏa cho bản thân tôi và anh em hội viên Hội VNNT Đồng Nai”. Như vậy là Trần Thu Hằng đã không quy kết. Mặc dù, cá nhân tôi, khi đọc tới chỗ “sai lệch về tư tưởng” cũng băn khoăn ghê gớm, một khái niệm mà tôi chưa từng quan tâm, tiếp cận. Không phải đợi đến bây giờ, mà ngay khi ngồi viết bài ở Biên Hòa, tôi đã nghĩ đến điều có thể phương hại đến Trần Thu Hằng. Nhưng giả như tôi không viết, thì có nghĩa là tôi tán đồng việc Trần Thu Hằng tham dự vào một việc như thế. Nếu tôi không viết, theo như một số người thì chuyện không có gì ầm ĩ, thì có nghĩa là vẫn tồn tại những điều ấm ức và cách hành xử tùy tiện. Nếu tôi không viết, không có nghĩa là hiện thực sẽ tự tốt đẹp hơn…Điều khiến tôi suy nghĩ nhất bây giờ là sự đơn độc và yếu đuối của mỗi cá nhân nhà văn, đời sống cơm áo gạo tiền không bao giờ là chuyện đùa cợt…Trong một bối cảnh xã hội mà “làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”, thì việc sống thanh sạch, mà mạnh mẽ, sáng tạo; không bao giờ là dễ. Tôi, với tư cách bạn bè, chân thành mong Trần Thu Hằng vượt qua những khó khăn này. Đường đời còn dài lắm…
Làng Mai 28/8
VanPham tôi nhẹ cả lòng.
Làng Mai 28/8
[1] Báo Tuổi trẻ ngày 14/8/2012. Bài :” Nhà thơ gặp rắc rối vì… thơ”
Báo cáo vi phạm
Lời bình (1)
Nguồn trích (0)
Đường dẫn cố định
RSS bình luận
Ảnh của KHÁNH LINH
Bình luận riêng 4000
TÂY NGUYÊN XANH
TÂY NGUYÊN XANH
16:10 9 thg 9 2012
Khè khè. dài ngoằng nhưng đại ca đã luộc xong bài của đồng chí
Trả lời nhận xét này
100. Mưa nắng Đồng Nai - Tác p...
Biên Hòa
Biên Hòa
Mời bạn vào VanBienHoa theo địa chỉ mới: blog.yahoo.com/vanbienhoa
Blog tôi thích Biên Hòa Thay đổi
Xem hồ sơ
Hôm nay là
Nhóm
Nhóm mặc định70
Thư giản11
Triển lãm chân dung14
Hội VHNT Đồng Nai5
Bạn bè - góp ý2
Bài mới đăng
101.TRẦN NHÃ THỤY tống biệt “LỜI CÂY DẦU…”3 giờ trước
100. Mưa nắng Đồng Nai - Tác phẩm bị loại!5 ngày trước
99.Phát giải Trịnh Hoài Đức đúng giờ thiêng!7 ngày trước
98.VĂN TẾ HỒN MA CÂY DẦU11 ngày trước
97 .Chân dung nhà thơ Đàm Chu Văn qua những phác họa.(Tự nhiên bị mất ,nên đăng lại)11 ngày trước
96. Lại thư nặc danh!15 ngày trước
95.HỐ SỤT SAU BÃO ...18 ngày trước
94.Bão nổi lên rồi…24 ngày trước
93b. Bão tới rồi!!!!26 ngày trước
92.CÂY DẦU DẠY UỶ BAN28 ngày trước
Lời bình gần đây
Khè khè. dài ngoằng nhưng đại ca đã luộc...2 giờ trước (TÂY NGUYÊN XANH)
Ngày chủ nhật thong dong anh nhé !9 giờ trước (BÌNH MINH 4568)
Anh gửi sách cho em chưa? Em chưa nhận đư...1 ngày trước (Bông Hồng Nhung)
Giải Trịnh Hoài Đức là một trò hê...1 ngày trước (Tú Sừng)
chúc Anh cuối tuần vui vẻ [(big hug)] 1 ngày trước (Ma Đình Tú (A Tú))
Ông năm ngu về đê [(big grin)] 1 ngày trước (Ma Đình Tú (A Tú))
Dân văn nghệ nhà anh .... buồn nhiều hơn z... [(tongue)] 1 ngày trước (Xuan)
Lâu lâu TA mới ghé qua thăm bạn cũ .Chúc b...2 ngày trước (TAMANH-ĐƯỜNG QUÂN TỬ)
Các bạn cần sách Mưa Nắng Đồng Nai...2 ngày trước (Biên Hòa)
Xuân nghe tiếng gọi của Hòa nên vừa về chạ...2 ngày trước (MUAXUAN)
Khách mới vào
Xóa KHÁNH LINH
Chauthiem
daotruong
BE BU
TÂY NGUYÊN XANH
YEU ANH MA THOI
Mưa Ngâu.
BÌNH MINH 4568
Tú Sừng
Lịch
201299
thg 93
thg 810
thg 76
thg 67
thg 516
thg 49
thg 314
thg 220
thg 114
20113
Từ khóa
Không có từ khóa
Thống kê
Tổng số lượt xem
20.575
Tổng số lời bình
1.459
Tổng số bài
104
Khách hàng ngày
32
Tổng số khách
6.645
BLOG YÊU THÍCH
Chưa có ai trong mạng lưới.
Đăng ký RSS
…Điều khiến tôi suy nghĩ nhất bây giờ là sự đơn độc và yếu đuối của mỗi cá nhân nhà văn, đời sống cơm áo gạo tiền không bao giờ là chuyện đùa cợt…Trong một bối cảnh xã hội mà “làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”, thì việc sống thanh sạch, mà mạnh mẽ, sáng tạo; không bao giờ là dễ. Tôi, với tư cách bạn bè, chân thành mong Trần Thu Hằng vượt qua những khó khăn này. Đường đời còn dài lắm…
.................................
ghe chuc tối cn an vui