2012/12/19

76.Quản lý Hội Văn học nghệ thuật quá yếu kém và lạc hậu.


16:24 2 thg 6 2012Công khai307 Lượt xem
3

Thấy Văn Biên Hòa có nhiều bài về Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) nên gần đây có một số Bloger trẻ ngỏ ý muốn tìm hiểu để làm đơn xin vào. Khó đấy các bạn ạ! Hồ sơ phải qua ải Ban Chấp Hành và mỗi năm chỉ xét 1 lần, một lần độ 2-3 người. Khó hơn trăm lần trúng số độc đắc! Tuy nhiên, cứ hy vong vào thì tương lai …
Trong khi chờ đợi, mời các bạn xem bài mới. Cũng có ít nhiều thông tin về tổ chức VHNT đó nha. Chúc vui vẻ.

Quản lý  Hội Văn học nghệ thuật quá yếu kém và lạc hậu.
       Hội Văn học Nghệ thuật nói nôm na là Hội của những người viết văn và làm 7 môn nghệ thuật. Hiện nay trong nước ta tỉnh nào cũng có Hội này với số lượng hội viên bình quân 1-2 trăm người. Về mặt tổ chức, có nơi thì đã chia nhỏ ra các Hội chuyên sâu như: Hội Nhà văn, Hội Nhạc sĩ, Hội Nhiếp ảnh… nhưng nhiều nơi vẫn gom chung một cục gọi là Hội liên hiệp Văn Học Nghệ thuật. Đặc biệt vài tỉnh  còn  phát triển xuống cả cấp Huyện như An giang… Nhưng dù qui mô hình thức tổ chức là thế nào thì đây đich thị là một Hội nghề nghiệp đặc biệt vì được sự tài trợ (chính xác là bao cấp) của Nhà Nước.
Việc Nhà Nước xuất tiền tài trợ cho giới văn nghệ sĩ thông qua Hội để Văn nghệ sĩ có điều kiện sáng tác tốt hơn là một việc làm rất đáng trân trọng và khuyến khích. Tuy nhiên, thời gian qua do khâu quản lý quá non kém và lạc hậu nên hiệu quả đã không cao. Nhiều nơi còn gây ra tai tiếng. Nguyên nhân là tại đâu?
1.Đánh giá sai chức năng VHNT:
Ai cũng biết sức mạnh của văn học nghệ thuật. Nhưng tác động của văn học nghệ thuật là lâu dài, lại không thể định lượng, định tính tức thời như các ngành kinh tế nên có người coi thường. Rất tiếc một số lãnh đạo cấp tỉnh đã  rơi vào trường hợp này. Họ coi Hội Văn Nghệ là sân sau để bố trí cán bộ loại thải, cán bộ tì vết khi sắp xếp nhân sự. Với ưu thế: Cấp trên giới thiệu…, cấp trên quyết định… những hình nhân mang mác văn học nghệ thuật mà không có chuyên môn nghiệp vụ này đã trở thành lãnh đạo Hội. Lãnh đạo mà không biết phải làm gì ngoại trừ lãnh lương. Từ đó sinh ra tiêu cực là lẽ đương nhiên. Điển hình cho nhóm nầy là Văn Ân ở Đắc Nông, Thanh Liêm ở Cần Thơ.
(Lại văn Ân ở hội VHNT Đắc Nông, người chủ của những vần thơ Tân hình thức quái đản:
           Sáu mươi năm liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam
          Gian khổ hy sinh phát triển trưởng thành
          Theo Đảng, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc
          Đảng đánh giá, nhà nước tôn vinh, nhân dân ghi nhận
                                       ( Báo Nung Nậm số 42, tháng 9-10/2008)
   
       Với trình độ này lão Ân dễ dàng bị cô em xinh đẹp Lê thị Thủy (tổng biên tập) qua mặt cái vèo. Ả đã ăn cắp rất nhiều truyện ngắn của thiên hạ rồi đăng lên báo mình để lãnh nhuận bút và tiền tài trợ tiêu xài. Thế mà lão Ân vẫn không biết lại còn bai bải bảo vệ là: “ có âm mưu của ai đó dựng lên hại nhau (!)”… Chỉ khi thị Thuỷ tỉnh ngộ tự khai thì Văn Ân mới tự  thú  là “không được đào tạo gì, đi bộ đội rồi về làm công tác Đảng và được tổ chức phân công sang Hội Văn nghệ”.!?  Úy trời!
Còn Trương Thanh Liêm  nguyên là Phó ban Tuyên giáo Huyện ủy Phong Điền, về Liên hiệp các Hội VH-NT TP Cần Thơ làm chánh văn phòng kiêm luôn chức Chủ tịch Hội Nhà văn. Nhà văn Khai Phong nhận xét, về văn chương nghệ thuật ông Liêm chỉ trình độ trung bình “nhưng được tiêu chuẩn chính trị (!)”. Tháng 3 /2012  ông Liêm thừa nhận  đã tự ý sao chép bài "Cô gái Cần Thơ múa lân trên cột…" của phóng viên báo Cần Thơ và đã gửi đăng trên tập san Áo Trắng.!!!! Ô hô!)
                     
                                                    Trương Thanh Liêm 
 Một nhóm tương cận với loại này lại được sinh ra từ cơ chế Hội liên hiệp. Như đã nói Hội liên hiệp VHNT phần lớn là nơi gom chung những người hoạt động Văn học và Nghệ thuật. Nghĩa là bao gồm cả nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ, thợ vẽ, hề chèo…, trong đó phần lớn là nhà văn. Vậy mà khi chọn chủ tịch, cấp trên lại chỉ lưu ý “tiêu chuẩn chính trị” cho nên đã xảy ra tình trạng tréo ngoe là  thợ vẽ lãnh đạo nhà văn, hề chèo hướng dẫn nhà thơ. Không những thế họ còn coi ta đây là vua một cõi, toàn quyền ban phát ân huệ, hống hách cửa quyền phục tùng cá nhân và lợi  ích nhóm.Điển hình như Trung Thông ở Thái Bình hay Nam Ngữ ở Đồng Nai.
(Trịnh Trung Thông được cử về Hội VHNT Thái Bình và đươc chỉ định  làm chủ tịch. Sau ba năm trị vì y đã để lại một thành tích rất ấn tượng. Khai trừ thẳng tay hội viên không cùng chí hướng. Lập đoàn du hí qua tận nước Lào. Đẻ ra ban sửa mo rat để chia tiền tham nhũng công khai từ thủ trưởng đến nhân viên. Kê khống, chi tiêu trùng lặp tham ô hơn 414 triệu đồng. Tháng 5/2012, y đã bị khởi  tố, khám xét nhà và cấm đi khỏi nơi cư trú. Hỏi ra mới biết y xuất thân từ anh hề chèo .!!!  U cha!
                     
                                                          Hội VHNT Thái Bình
Còn Nguyễn Nam Ngữ nguyên là Giám  đốc Sở Văn hóa thông tin. Khi đến tuổi nghỉ hưu, y được giới thiệu về Hội rồi chiếm luôn 2 nhiệm kỳ 10 năm làm chủ tịch. Tại đây y  đã cho thuê văn phòng Hội rồi độc quyền ban phát ân huệ cho nhóm lợi ích. Mười năm không một lần công khai tài chính tới hội viên lại còn dùng câu văn 88 chữ đe nẹt thiên hạ. Tháng 4/2012 y  đã được cho về hưu một lần nữa với lý do “tuổi cao sức yếu”. Nhưng y vẫn lấp ló ở Văn phòng Hội chưa chịu về! Hỏi ra mới biết tay này văn hóa chưa hết lớp 10 còn chuyên môn là trung cấp đồ họa nhưng chưa tốt nghiệp.!!! E hẹ!)
Một hệ lụy mà nhóm này gây ra là thao túng khâu kết nạp, bồi dưỡng để thay máu hội viên phục vụ  nhóm  lợi ích. Hiện tượng này làm VHNT chệch hướng và biến tướng. Có cả cảnh bi hài là ở Thái Bình anh lái xe đang được bồi dưỡng làm lãnh đạo và ở Đồng Nai thì đã thành công khi đưa một thợ nhạc dưới câu lạc bộ lên làm chủ tịch. Người “biết điều” thì rất dễ vào Hội, còn ngược lại cả mười năm nay hai huyện rộng lớn của Đồng Nai là Tân Phú và Xuân Lộc thì chẳng có bóng dáng một hội viên nào! ??)

2.Quá tôn trọng đặc thù ngành nghề:

Bên cạnh một số ít lãnh đạo đánh giá sai chức năng hội VHNT để sinh ra hiện tượng như trên thì phần lớn lại rơi vào tình trạng quá tôn trọng ngành nghề. Họ xem VHNT là những tài năng đặc biệt nên hết sức ưu ái và tin tưởng. Điều này đẫn đến nhiều nơi lãnh đạo Hội lấn lướt, thao túng ngược cấp trên. Điển hình là Thanh Mừng ở Bình Định hoặc Thị Phước ở Thanh Hóa.
(Nguyễn Thanh Mừng chủ tịch Hội VHNT Bình Định là cây bút có tiếng tăm nhưng lại độc quyền. Sau khi bị hội viên phản ứng, y đã cho khai trừ gây hoang mang trong Hội. Cấp trên điều đi công tác khác thì y kéo dài  thời gian bàn giao gần một năm khiến hoạt động Hội gần như tê liệt. Chỉ khi y nói được câu: “xin Hội vui lòng nhượng lại cái laptop mà mình đang sử dụng bấy lâu với giá "khuyến mãi"(!)….” thì sự việc mới suông sẻ. !
Còn Nguyễn thị Phước là người được đào tạo hẳn hoi. Thị là trưởng biên tập báo Sông Lam lại là Phó Chủ tịch Hội. Lợi dụng chủ tịch Hội đi nằm viện, thị đã ký văn bản tham mưu cho lãnh đạo tỉnh điều chỉnh điều lệ giải Hồ Xuân Hương sinh ra hiện tượng vừa đá bóng vừa thổi còi. Tác phẩm cũ được tân trang dự giải nhiều lần. Tỉnh phải mất bao công sức mới phục hồi được giải nhưng uy tín thì gay go quá !)

3. Lơi lỏng quản lý tài chính
     Phần lớn Hội VHNT đổ bể là do khâu tài chính. Việc này có lỗi cả hai phía. Phía anh em văn nghệ sĩ thì vì sự đặc thù của ngành nghề họ đến Hội không phải để làm kinh tế nên Ban Chấp Hành cho bao nhiêu cũng được, không đòi hỏi, không than phiền. Về phía Nhà Nước thì trân  trọng ngành nghề nên cũng tế nhị cho Ban Chấp Hành linh động làm việc. Cả hai phía đều dễ dãi vô tình sinh ra miếng đất màu mở cho Ban Chấp Hành sản sinh tiêu cực. Thế là trước ngoài sân sau lần vô bếp. Tiêu cực lớn dần và đến ngưỡng thì phải đổ bể.
Trên đây là mấy nguyên nhân cơ bản làm giảm tác dụng của Hội VHNT. Nhưng nguyên nhân chính của nó lại nằm trong sự tụt hậu của mô hình tổ chức quản lý VHNT.
Ai đời thời đại vi tính @ mà các nhà sáng tác hoành tráng của Hội Trung ương tại Đà lạt, Vũng Tàu không có nổi một máy photo. Trại viên muốn in bản thảo phải chạy đôn chạy đáo ra thành phố cả buổi mới xong. Thử hỏi thời gian còn đâu để đầu tư tác phẩm mà không cỡi ngựa xem hoa!.
Còn các Hội địa phương thì sao?
Thời đại internet phát triển như vũ bão mà Hội vẫn không hay biết. Trang Web, mạng Blog đang nở rộ báo hiệu sự cáo chung của nền VHNT xưa cũ. Ban CH và phần đông Hội viên tuổi cao đang ở trong diện mù vi tính nên không nhận thức được iPad, màn hình sẽ chiếm lĩnh thị phần văn học. Nhiều nơi vẫn đang cố công  duy trì tờ báo bao cấp (có nơi  2 tháng ra một số) với những thông tin lạc hậu không ai đọc. Có nơi  còn lập ra ban này hội nọ mở rộng biên chế văn phòng nhằm nghiên cứu luồn lách kẻ hở văn bản của trên để thủ lợi cho Hội…U cha! Thật là tư duy ấu trĩ, tụt hậu quá xa với thời đại văn minh đang hiện hữu.
Tiền Nhà Nước (hay tiền thuế của dân) đang bị hoang phí. Làm thế nào để điều chỉnh hiện đang là vấn đề.

………………………..
Ghi chú:
Văn học có các thể loại khác nhau như: tiu thuyết, truyn ngn, thơ, T, kch bn, lí lun phê bình.
■ Bảy môn Nghệ thuật gồm:1.Thi ca, 2. Âm nhạc, 3. Hội họa, 4. Điêu khắc, 5. Kiến trúc, 6. Sân khấu & Khiêu vũ, 7. Điện ảnh.
  • dao nguyen sa
    Đi cả chặng đường dài mới gặp được người nói thât. Cảm ơn thật nhiều. Sẽ ghé thăm nhà luôn đó chớ lo tốn chè nhe.
    • Biên Hòa
      Rất hân hạnh được tốn chè. Kính mời khách tri kỷ.
  • thong
    • thong
    • 22:27 6 thg 6 2012
    Hahahah...Văn học nghệ thuật nước nhà....Xem ra chẳng khác trái cà dầm tương...
    • Biên Hòa
      Cà dầm tương lỡ đường dằn bụng
      Văn học giờ như thúng trứng ung!
      ...
  • Ninh'blog
    Ninh'blog sang thăm bạn, mến chúc bạn chủ nhật vui vẻ nhé! 
    • Biên Hòa
      Lần sau ghé nữa nhé. Thank you!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét