Viết bởi Văn biên Hòa(Coppy từ bog yahoo sang. Đăng lúc 10:18 17 thg 10 2012362 Lượt xem / 7 lời bình
Vụ họp đối thoại về bài thơ Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân của Đàm Chu Văn (Đào Xuân Nhiệm) bỗng nhiên bị dư luận cả nước thổi phồng lên là vụ đấu tố thơ rất kinh khiếp. Giới Văn nghệ sĩ Đồng Nai –đặc biệt là các văng sĩ Hội VHNT Đồng Nai - thì có rất nhiều lí do khiến họ im lặng không dám nói lên sự thật. Một sự im lặng rất chi là dũng cảm mà nếu không được rèn luyện lâu dài thì khó mà chịu đựng được. Cái này có lẻ cũng là một tiêu chí để bìng bầu khen thưởng cuối năm đây.
Vụ họp đối thoại về bài thơ Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân của Đàm Chu Văn (Đào Xuân Nhiệm) bỗng nhiên bị dư luận cả nước thổi phồng lên là vụ đấu tố thơ rất kinh khiếp. Giới Văn nghệ sĩ Đồng Nai –đặc biệt là các văng sĩ Hội VHNT Đồng Nai - thì có rất nhiều lí do khiến họ im lặng không dám nói lên sự thật. Một sự im lặng rất chi là dũng cảm mà nếu không được rèn luyện lâu dài thì khó mà chịu đựng được. Cái này có lẻ cũng là một tiêu chí để bìng bầu khen thưởng cuối năm đây.
Tuy nhiên ngày 15/10, Ban Tuyên Giáo Tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Họp báo chính thức bày tỏ quan điềm về bài thơ. Qua đó Ban Tuyên Giáo cho rằng “Cuộc đối thoại không đặt vấn đề gì khác ngoài đề nghị tác giả rút kinh nghiệm". Và cũng theo báo cáo giải trình này thì đã hé lộ cho thấy chính nhà thơ Đàm Chu Văn là người đề nghị tổ chức đối thoại…
He he..!!! Sự việc đã rõ ràng. Nhà báo Trần Nhã Thụy người đưa vụ việc lên báo đầu tiên đã viết bài nói lại cho rõ. Ban Tuyên Giáo Đồng Nai đã chính thức báo cáo xác minh vụ viêc. Hỡi các nhà phê bình salon chuyên tát nước theo mưa, quý vị không thấy xấu hổ à, hãy tự vả vào miệng mình mà rút kinh nghiệm đi. Khe khe…!!!
Nhà thơ Đàm Chu Văn- người đề nghị tổ chức đối thoại THƠ- nằm dài ra ghế và nhắm mắt để tiếp thu trong khi mọi người đang vui vẻ đối thoại.
(Ảnh chụp trong cuộc họp đối thoại ngày 13/8/2012).
Mời các bạn đọc thêm một bài trên báo Thanh Niên mới ra hôm qua để minh chứng:
“Rút kinh nghiệm vụ "đấu tố" thơ ở Đồng Nai
16/10/2012 3:00
Ngày 15.10, tại cuộc họp giao ban giữa Ban Tuyên giáo (BTG) Tỉnh
ủy Đồng Nai với báo chí, cơ quan này đã phát đi báo cáo chính thức về bài
thơ Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân của nhà thơ Đàm Chu Văn - chuyên
viên cao cấp của BTG Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật (Hội VHNT)
tỉnh Đồng Nai.
Theo báo cáo, ngày 10.7, BTG nhận được đơn nặc danh và một thư
góp ý của bà Trần Thu Hằng - đại biểu HĐND tỉnh, hội viên Hội VHNT, PV
Báo Lao động Đồng
Nai về bài thơ của ông Văn (đã đăng trên Báo Văn Nghệ). Sau đó, BTG đề nghị Chủ
tịch Hội VHNT Đồng Nai giao bộ phận phê bình (của Hội VHNT) thẩm định về chuyên
môn. Do không thành lập được bộ phận phê bình, nên ông Đàm Xuân Nhiệm - chuyên
viên cao cấp của BTG và Trưởng BTG đã báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đề nghị tổ
chức đối thoại về bài thơ để rộng đường trao đổi chuyên môn, khẳng định giá trị
VHNT của bài thơ.
"Qua phân tích, cuộc họp hướng đến nhận định chung là bài
thơ không sai phạm về pháp luật và tư tưởng chính trị, nhưng không thành công
về giá trị tư tưởng, vì hình tượng hư cấu và đoạn kết dễ dẫn người đọc đến sự
hiểu nhầm, phản cảm liên quan đến hình ảnh UBND được ám chỉ và cảm xúc của nhà
thơ. Cuộc đối thoại không đặt vấn đề gì khác ngoài đề nghị tác giả rút kinh
nghiệm", báo cáo nêu.
Kim Cương”
http://www.vanconghung.com/2012/10/nhung-cay-dau-van-au-au.html
nói chung, rất mất thời gian cho những việc thế này
ĐƠN BÁO CÁO
Kính gửi:
- Ban Tuyên giáo Trung ương
- Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương
- Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam
- Tổng biên tập báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam)
- Tổng biên tập website VanVN.Net
- Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai
- Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai
Tôi là Đàm Chu Văn (tên thật là Đàm Xuân Nhiệm)
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
Chuyên viên Cao cấp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai
Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Đồng Nai, kiêm Tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Đồng Nai.
Tôi xin trình bày với các quí cơ quan một việc như sau:
1. . Ngày 16 tháng 10 năm 2012, trên số báo 290 (6142), báo Thanh niên đăng tin “Rút kinh nghiệm về vụ “đấu tố “thơ ở Đồng Nai” của nhà báo Kim Cương, báo điện tử Tiền phong online có bài viết “Hồi kết vụ 'đấu tố' thơ ở Đồng Nai (không ghi tên tác giả) và một trang mạng khác (sử dụng nguồn từ báo Thanh niên, Tiền phong online), thông tin về cuộc họp giao ban giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai với báo chí chiều ngày 15 tháng 10 năm 2012, tóm lược một số nội dung trong báo cáo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy xung quanh vụ xử lý bài thơ “Lời những cây dầu cổ thụ ở Ủy ban nhân dân” của tôi.
Các báo trích: “Qua phân tích, cuộc họp hướng đến nhận định chung là bài thơ không sai phạm về pháp luật và tư tưởng chính trị, nhưng không thành công về giá trị tư tưởng, vì hình tượng hư cấu và đoạn kết dễ dẫn người đọc đến sự hiểu nhầm, phản cảm liên quan đến hình ảnh ủy ban nhân dân được ám chỉ và cảm xúc của nhà thơ”.
Ngay trong cuộc họp giao ban đó, tôi đã phát biểu kiến: “Về giá trị tư tưởng của bài thơ “Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở Ủy ban nhân dân” của tôi, các cơ quan chuyên môn cấp trên như Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, Hội Nhà văn Việt Nam đã có ý kiến chính thức bằng văn bản tôi không nhắc lại nữa.
2. Cũng trong tin phản ánh của các báo này có một chi tiết không chính xác, đó là: “Do không thành lập được bộ phận phê bình nên ông Đàm Xuân Nhiệm- chuyên viên cao cấp của Ban Tuyên giáo và Trưởng Ban Tuyên giáo đã báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đề nghị tổ chức đối thoại bài thơ để rộng đường trao đổi chuyên môn, khẳng định giá trị văn học nghệ thuật của bài thơ” (Trích tin trên báo Thanh niên, số 290 (6142) ra ngày 16 tháng 10 năm 2012)
Sự thực là ngay từ khi nhận được Công văn số 1492- CV/BTGTU của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về việc mời dự buổi đối thoại về nội dung bài thơ, tôi đã viết đơn gửi tới Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai trình bày quan điểm của mình và xin được không tới dự cuộc “đối thoại” trên.” Tôi cũng đã trực tiếp tới gặp các đồng chí đó, trình bày quan điểm và đề đạt thỉnh cầu của mình. Trong khi chờ đợi ý kiến trả lời chính thức từ Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai, vì là cán bộ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, nên tôi vẫn phải đến dự buổi “đối thoại” do Ban Tuyên giáo tổ chức.
Cho nên hoàn toàn không có chuyện tôi (Đàm Xuân Nhiệm) đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức “đối thoại” bài thơ trên.
Tôi đã gửi kiến nghị đến báo Thanh niên, Tiền phong online đề nghị các báo thông tin lại cho bạn đọc được biết chính xác bản chất của sự việc. (Kèm theo thư kiến nghị)
Tôi xin báo cáo các quí cơ quan về những sự việc này.
Trân trọng cám ơn.
Kính đơn
ĐÀM CHU VĂN
( Đàm Xuân Nhiệm)
Nhớ hôm họp BCH Hội Nhà Văn việc này cũng được nêu ra (cùng bác Hoàng Quang Thuận), vì đều liên quan đến hội viên. Việc này, BCH đã khoanh lại, giao cho nhà văn Trần Đức Tiến, UVBCH, trưởng ban công tác nhà văn khu vực Miền Đông gặp Trần Thu Hằng để góp ý. Thế mà chả hiểu sao Ban Tuyên giáo Đồng Nai lại cương quyết khơi lại với cái kết bất bình thường thế này: "Qua phân tích, cuộc họp hướng đến nhận định chung là bài thơ không sai phạm về pháp luật và tư tưởng chính trị, nhưng không thành công về giá trị tư tưởng...". Ban Tuyên giáo sao lại đi đánh giá bài thơ có thành công hay không nhỉ? Và thực ra có cần bài thơ nào cũng phải "thành công về giá trị tư tưởng không"? Và ai có quyền đánh giá việc ấy???
Tóm lại đây là việc bất bình thường ở một xã hội đang cố bình thường những việc không đáng bất bình thường. Nhà thơ Đàm Chu Văn vừa có "Đơn báo cáo" như sau:
Cho dù có ồn ào thế mấy đi chăng nữa, thì "cây dầu" muôn thuở vẩn là "cây dầu" chớ không thể là một trong những loài... tứ thiết. Thôi thì... đến đây cho "bóng ma cây dầu" yên nghỉ là được rồi!
Từ "bóng ma cây dầu" chợt nhớ đến một thời cũng làm ồn ào, làm hao tốn giấy mực của báo chí. Đó là "hiện tượng" của truyện ngắn "Cánh đồng bất tận". Làm cho dữ, nói cho nhiều, rốt cuộc rồi thì đâu cũng vào đấy! Chỉ có "Cánh đồng bất tận" là được lời to. Được dựng thành phim, được đủ mọi thứ hết!
Nói thế, xin quí vị chớ có hiểu lầm là tại sao có sự so sánh khập khiểng giống như trên? Xin được khẳng định rằng, cho dù có thế nào đi nữa thì bài thơ "bóng ma cây dầu" muôn thuở vẫn là cây dầu chớ không là một thứ gì khác. Và, "bóng ma cây dầu" sẽ chìm vào trong quên lãng, chớ không thể là một "Cánh đồng bất tận" của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
đợi cho hững nắng mời anh cà phề (phê)
uống xong mộc cáo từ về
anh đừng có mắng có lề có la ....
Từ "bóng ma cây dầu" chợt nhớ đến một thời cũng làm ồn ào, làm hao tốn giấy mực của báo chí. Đó là "hiện tượng" của truyện ngắn "Cánh đồng bất tận". Làm cho dữ, nói cho nhiều, rốt cuộc rồi thì đâu cũng vào đấy! Chỉ có "Cánh đồng bất tận" là được lời to. Được dựng thành phim, được đủ mọi thứ hết!
Nói thế, xin quí vị chớ có hiểu lầm là tại sao có sự so sánh khập khiểng giống như trên? Xin được khẳng định rằng, cho dù có thế nào đi nữa thì bài thơ "bóng ma cây dầu" muôn thuở vẫn là cây dầu chớ không là một thứ gì khác. Và, "bóng ma cây dầu" sẽ chìm vào trong quên lãng, chớ không thể là một "Cánh đồng bất tận" của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
Soạn giả A LÝ PHƯỢNG TUYỀN