21:51 3 thg 9 20121170 Lượt xem
Như đã hẹn với các bạn, hôm nay Văn Biên Hòa xin được nói đến một tác phẩm bị loại ra khỏi giải Trịnh Hoài Đức do sự thao túng, lộng quyền của ông Nguyễn Nam Ngữ. Ông Ngữ nguyên là chủ tịch hội VHNT Đồng Nai- Phó Ban Xét Giải. Còn tác phẩm bị loại là Ký sự Mưa nắng Đồng Nai.
Như đã hẹn với các bạn, hôm nay Văn Biên Hòa xin được nói đến một tác phẩm bị loại ra khỏi giải Trịnh Hoài Đức do sự thao túng, lộng quyền của ông Nguyễn Nam Ngữ. Ông Ngữ nguyên là chủ tịch hội VHNT Đồng Nai- Phó Ban Xét Giải. Còn tác phẩm bị loại là Ký sự Mưa nắng Đồng Nai.
Tác phẩm văn xuôi Mưa nắng Đồng Nai của Võ Nguyện –NXB Hội Nhà Văn gồm 17 truyện ký thì cả 17 truyện đều viết về Đồng Nai. Như vậy theo điều lệ giải thì chất Đồng Nai chiếm 17/17 =100% (trong khi chỉ cần 50% chất Đồng Nai là được). Đáng lẻ tác phẩm này đã được xét ở Giải Trịnh Hoài Đức lần 2 nhưng vì theo qui định về ngày xuất bản nên để lại lần 3. Năm năm qua tác phẩm này đã gây tiếng vang nhất định trong nước. Nhiều bài báo ca ngợi tác giả và tác phẩm làm cho người đọc thêm yêu quý mảnh đất Đồng Nai. Xin trích một bài của nhà Đồng Nai học Yên Tri [1]với bút danh Trọng Phú đăng trên tạp chí Nhớ Huế số 31 (Tím Huế) NXB Trẻ năm 2006 để các bạn có cái nhìn khách quan hơn.
“Nếu tôi là. . .
“Nếu tôi là. . .
(Nhân đọc ký sự Mưa nắng Đồng Nai-NXB Hội Nhà Văn ‘2006 của Võ Nguyện)
Tập ký sự Mưa nắng Đồng Nai của Võ Nguyện phản ánh nỗi trăn trở tầm vĩ mô của một người đau đáu vấn đề nóng hổi hàng đầu của thế giới: Bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh - ngôi nhà chung của chúng ta. Nhà thơ Xuân Diệu từng viết:
Trái đất ba phần tư nước mắt.
Trôi như giọt lệ giữa không gian.
Có phải ông cũng xúc động và đau đớn thấy con người huỷ hoại tàn bạo chính nơi họ dang sống?
Mười bảy bài viết trong tập ký đầy ắp hơi thở cuộc sống. Võ Nguyện – nói như người xưa- là người kinh lịch, đôi chân anh từng rảo khắp vùng “rừng đồng bằng” và đồi bát úp lô xô xa xôi của Đồng Nai. Không đi, không nhìn kỷ, không cảm thì không thể có những trang viết sâu sắc thực tế làm dậy lên nỗi buồn mênh mang (mưa) cũng như niềm vui (nắng) hiếm hoi như thế trong lòng ai lướt hơn 120 trang sách.
Trước hết nói về Mưa.
Bài viết Chuột ở bãi vàng Hiếu Liêm và Chuyện đào vàng ở Đồng Nai giúp bạn đọc hiểu cụ thể việc đào vàng tưởng là nghề in tiền đặc biệt, thực ra đầy gian truân, nhọc nhằn, ghê tởm. Vì chút kim loại vàng lấp lánh, hấp dẫn đầy ma quái đó mà người ta sẵn sàng thí mạng cùi. Số người bỏ xác nằm lại với giấc mơ vàng kể tới hàng trăm. Xương thịt họ hoà vào đất, được các đồng nghiệp đi sau xay, đãi. Tác giả chua xót nhận xét: “Thân phận người và chuột sao mà giống nhau đến thế? Tất cả đề bị vàng nghiền nát.”
Đọc xong ta chỉ có thể buông lời cảm thán kiểu Trần Đăng Khoa: Hãi quá.! Nhiều đời con gái bị cơn lốc vàng cuộn xoáy làm tàn mạt như Lời ru buồn của bé Chinh 15 tuổi con bà Năm Mập (trang 17). Tác giả không nặng lời phê phán gà móng đỏ – những nàng Kiều hiện đại, phần đông là nạn nhân của đồng tiền, của chính cánh đàn ông rửng mỡ ham thanh chuộng lạ khi túi rủng rỉnh tiền.
Các bài: Voi đi đâu? Lên rừng ăn ong, Đôi chuyện về rắn, Nhộn nhịp thịt rừng một phần giúp dân thành thị chưa một lần đi rừng, lên núi hiểu cuộc sống sôi động của một thế giới có bề ngoài yên ả. Các sinh vật bị dồn đuổi cướp mất nơi sinh sống, khi bị ép vào bước đường cùng tất sẽ phản ứng theo qui luật tự nhiên “lực tác dụng bằng lực phản tác dụng” (Newton-Định luật thứ 2). Con người tự nhận là sinh vật tiến hoá cao cấp nhất, có trí khôn xuất sắc nhất, vì không hiểu đầy đủ về giới tự nhiên, sẽ bị tự nhiên trừng phạt, trả thù: voi quật nát xác, rắn tấn công khi bị chết hụt. -Câu hỏi “ai độc hơn ai?”, cũng là câu trả lời thật gọn có sức tố cáo mạnh mẽ. Có những người ác phá nát ổ ong bị chúng phản công song có người vô tình cũng bị vạ lây. Hình ảnh ghê rợn con ông Hiền (ở Tân Uyên) bị kiến vùi kín mắt chỉ trong một đêm là lời cảnh báo nghiêm khắc.
Tập ký sự Mưa nắng Đồng Nai có chủ đề môi trường đậm đặc với 13 trong tổng số 17 bài viết.
Hai bài viết Địa đạo chiến khu D và sự tích một ngôi trường lại đề cập vấn đề khác, Nắng Đồng Nai, một lần nửa giúp độc giả khẳng định uy lực của ngòi bút. Võ Nguyện sau khi cùng nhiều người từng thăm “Địa đạo chiến khu D” tỏ ra búc xúc: Thế nhưng cho đến bây giờ (1996) vẫn chưa có ai chính thức thừa nhận đã từng sống, chiến đấu nơi đây, thật là một sự lãng quên đáng tiếc. Lẽ nào chúng ta đành tâm để mai một chứng tích quý báu này!… và bây giờ năm 2001… tôi là người sung sướng nhất bởi vì không lâu sau bài báo có một nội dung tương tự đăng ở Kiến thức ngày nay số 221 ngày 10/9/1996 thì nhà nước đã duyệt kinh phí bảo tồn tôn tạo khu di tích này. Năm tháng qua đi, khi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc thôi gầm thét, các nhà lãnh đạo hướng toàn dân vào việc xây dựng cuộc sống mới mong đuổi kịp các nước quanh ta thì một địa đạo ít tăm tiếng bị lãng quên là điều dễ hiểu. Võ Nguyện có công hích một phát vào quá khứ hào hùng năm xưa đúng thời điểm đất nước không còn cảnh chạy ăn từng bữa toát mồ hôi. Dư luận là tiếng nói, bài viết xới lên bước đầu một vụ việc thiên hạ nhìn chưa ra, hoặc lờ đi vì không mang lợi lộc gì cụ thể cho ai đó muốn vắt sữa nhà nước. Anh đáng được thưởng câu thơ Nguyễn Du:
Khen cho con mắt tinh đời.
Sự tích một ngôi trường lại đề cập vấn đề khác. Trong lúc trẻ em vùng sâu Hiếu liêm thiếu phòng học thì một số người quản lý công ty Xây Dựng Miền Đông bán đổ bán tháo ngôi nhà hai tầng gồm 40 phòng được xây dựng và trang bị hiện đại (là văn phòng Tổng công ty xây dựng thuỷ điện Trị an) để một nhà thầu đập bỏ lấy sắt vụn ăn lãi đúng 100%. Mác từng viết đại ý về mảnh lực đồng tiền hấp dẫn nhà tư bản: nếu lãi 100% thì máu họ sôi lên, lãi 300% thì treo cổ họ cũng làm. Tham nhũng táo tợn dám phá nát cả khu vực gồm nhà ở, trụ sở, bến cảng, kho tàng, đường bê tông, ống thoát nước… giữa thanh thiên bạch nhật được Võ Nguyện gióng lên hồi chuông báo động bằng hai bài báo (Lao động Đồng nai ngày 27/10/1995 và Thanh Niên ngày 02/12/1995) cộng với một số bài báo của các nhà báo khác. Hiệu quả: ba tháng sau, một ngôi trường bề thế trên nền ngôi trường đổ nát cũ được hoàn thành… Nghe nói những cái đầu quan liêu đã bị cách chức. Những đồng tiền bất chính được thu hồi và ai phá thì người ấy phải xây lại. Cái xấu một bước bị đẩy lùi.
Đọc một mạch tập ký sự, tự dưng người viết bài này nảy ra ao ước: Nếu tôi là giám đốc Sở Tài Nguyên Môi Trường Đồng Nai thì Võ Nguyện sẽ được tặng một giải nhất về đề tài bảo vệ môi trường. Nếu là giám đốc nhà bảo tàng Đồng Nai, tôi sẽ tặng anh món quà kỷ niệm vì bài báo thúc đẩy nhanh việc cấp kinh phí tôn tạo chứng tích lịch sử. Nếu tôi là giám đốc Sở Giáo dục đào tạo, tôi sẽ cho ghi vào tấm bia hoa cương đỏ gắn ở trường HIẾU LIÊM tên anh cùng những nhà báo có công lên tiếng đòi được cho trẻ thơ Hiếu liêm một ngôi trường khang trang tuy bé hơn ngôi nhà hai tầng(40 phòng trị giá 600 cây vàng) nhưng đã là quá quý.
Có như thế, ít nhất chúng ta cũng góp phần bảo vệ môi trường của chúng ta vậy.
Trọng Phu – 8/2006”
(Nhà văn Võ Nguyện cho biết hiện còn một số sách Mưa Nắng Đồng Nai. Các bạn nào cần thì xin vào comment - gởi địa chỉ, tác giả sẽ gởi tặng qua đường bưu điện.)
Khi chấm sơ khảo Tác phẩm này được 100% phiếu vào chung khảo. Khi vào chung khảo do các nhà văn ở Thành phố Hồ Chí Minh chấm (trong đó có nhà văn Hoàng Đình Quang- nguyên Giám đốc nhà XB Hội nhà văn chi nhánh phía Nam) thì tác phẩm này đạt giải B (không có giải A).
Thế nhưng do nghi ngờ cá nhân rồi trả thù hèn mọn nên ông Nam Ngữ đã khống chế Ban Xét Giải, không những bỏ giải B, không cho giải C… chẳng cho giải khuyến khích, mà loại luôn một cái vèo ra khỏi giải! Hu hu u….
Sự việc có thể tóm tắt như sau:
Ông Nam Ngữ là người bất tài không biết tí gì về Văn chương nghệ thuật, lại tham quyền cố vị. Trong hai nhiệm kỳ thống trị kéo dài đằng đẵng 10 năm, ông đã có những việc làm mờ ám khiến cho hội viên bất bình. Trong đó có việc đem văn phòng Hội cho thuê gần 1 tỉ đồng để chia chác cho nhóm lợi ích văn phòng. Sự việc lên đến đỉnh điểm khi có người ký tên là Tú Thịt Hộp làm bài thơ Hội Văn Ngâm Khúc phản ánh sự tiêu cực trong Hội. Bài thơ này có câu:
Mười năm trở lại Đồng Nai
Vẫn còn ngồi đó một ngài Nam Ngu.
Ông Nam Ngữ nghi ngờ Tú Thịt Hộp là Võ Nguyện bởi vì trong năm 2007 tại trại viết Đà Lạt, Võ Nguyện đã nhắn tin không dấu (hồi đó điện thoại chưa có dấu) là: ANH NAM NGU MAN CHI LA RUA? (Anh Nam Ngữ mần chi lạ rứa?). Theo ông thì Võ Nguyện đã đặt ra hỗn danh Nam Ngu, bây giờ Tú Thịt Hộp lại xử dụng Nam Ngu để ám chỉ, thì Võ Nguyện chính là Tú Thịt Hộp chứ ai !?. Để cũng cố lập luận này, ngày 5/12/2011 ông đã triệu tập toàn bộ ban Văn học họp nhưng mọi người không đồng tình. Không may cho ông và cũng nằm ngoài dự kiến của ông, nhiều người đã lợi dụng cơ hội này để phê bình ông. Trong đó có nhà thơ Đào Trọng Thử nói thẳng là “ông bất tài mà ham quyền lực”. Sau đó trên mạng ảo xuất hiện blog Văn Biên Hòa mạnh mẽ phanh phui những việc làm mờ ám của ông. Văn Biên Hòa nói đúng sự thật và đã góp phần không nhỏ cho cấp trên ban hành quyết định cho ông thôi chức chủ tịch Hội, mặc dù ông còn khỏe như trâu và chỉ còn 2 tháng là hết nhiệm kỳ. Từ đó ông càng nghi ngờ văn Biên Hòa là Võ Nguyện và tìm cách trả thù…
Tháng 5/2012 Nhà thơ Võ Nguyện xuất bản tập thơ Bưởi Biên Hòa. Trong phần gấp của bìa ghi thông tin trích ngang tác phẩm có viết: - “Mưa nắng Đồng Nai,Ký NXB Hội Nhà văn 2006 (Giải thưởng Trịnh Hoài Đức lần 3). Đây là một thông tin cực kỳ chính xác. Bởi vì lúc đó giải đã chấm đã xong đang chờ ngày phát. Nhưng ông Nam Ngữ lại làm công văn lật lọng, khiếu nại lên Nhà xuất bản Hội Nhà Văn.
Ông cho rằng “theo qui chế Giải thì sau khi Hội Đồng Xét Giải họp thống nhất kết quả mới thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin truyền thông cho tác giả biết”. Thưa ông Nam Ngữ !Qui chế giải số 01 gồm 8 điểm do ông ban bố ngày 7/11/là văn bản duy nhất trong đó không bao giờ có câu văn ông trích dẫn trên. Ông có dám thách không? Đố ai tìm ra điều khoản này? Ông già và lú lẫn rồi chăng khi tự đặt cho mình riêng một qui chế trên trời rơi xuống để trả thù người ông nghi ngờ? Tội cho nhà XB Hội Nhà Văn họ tưởng có cái “quy chế” đó thật nên viết công văn hồi đáp nhưng lại khẳng định không đến mức thu hồi tác phẩm, còn tác giả Võ Nguyện thì đính chính là xong! Khe khee!!! Công dã tràng!
Nhưng! Thật là kinh khiếp khi một ông chủ tịch Hội đã không nâng đỡ Hội viên xuất bản tác phẩm thì thôi mà lại càng bới bèo ra bọ. Và cũng thật bẩn thỉu khi ông tiếp tục dùng cái “điều khoản tự đặt” này để khống chế Hội Đồng Xét Giải loại Tác phẩm Mưa nắng Đồng Nai ra khỏi giải. Và Ban Xét Giải đã nhầm.
Nói đến đây chắc các bạn đã rõ, Ban Xét Giải có quyền định đoạt số phận của tác phẩm mà bỏ qua kết quả của các ban giám khảo. Như thế thì cần gì lập ban Giám khảo Sơ khảo, Giám khảo Chung khảo mà tiền công và thù lao thuê họ từ thành phố lên đâu phải là ít. Ban giám khảo chỉ là trò hề! Mọi quyết định đều ở trong Ban xét Giải mà kẻ tiếm quyền là ông Nam Ngữ (Nam Ngu ?).
Bởi thế nên ông Nam Ngu mới đối phó cho phát giải vào lúc 6h30 sáng để hợp giờ thiêng (?). Và dấu nhẹm giấy mời để mọi người không đến (!) (en try trước). Nhưng cái ngu nhất là khi ông trả lời phỏng vấn trong ngày phát giải. Xin trích nguyên văn lời ông nói từ “baodongnai.com” ngày 30/8/2012: “…ở mảng nghệ thuật có sự tiến bộ đồng đều trong cả 5 bộ môn (sân khấu, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc), nhưng riêngmảng văn học chưa có tác phẩm vươn tới giải A.” Thưa ông Năm Ngu ông nói: “mảng văn học chưa có tác phẩm vươn tới giải A” mà nghe được à? Trong 10 năm tiếm quyền của ông nhiều nhà văn của Đồng Nai không những vượt qua cái giải A của ông mà còn vươn tầm lên cả nước nhá! Nhà văn Dương Đức Khánh giải nhất truyện ngắn 1200 chữ của báo Tuổi Trẻ. Nhà văn Khôi Vũ được giải Đan Mạch. Nhà văn Thu Hằng vào chung khảo hội thi của Hội Nhà văn với tác phẩm Đàn Đáy… và mới đây nhà văn Nguyễn Một nhận giải từ Hội nhà văn với tác phẩm Đất Trời Vần Vũ có mời ông đi chiêu đãi nhà hàng ông quên sao. Các Nhà Văn Hội Đồng Nai không phải hèn kém như ông nói mà là họ không chịu nỗi sự lãnh đạo dai dẳng của ông, không sáng tác nổi dưới dự lãnh đạo o ép của ông và nhất là không chịu được sự chấm giải độc quyền của ông mà thôi. Ông chỉ giỏi viết câu văn lê thê 88 chữ, chứ biết gì văn học mà mở mồm nhận với xét.
May mà đây là lần cuối cùng, ông Năm Ngu gieo tai vạ cho mảnh đất Đồng Nai. Còn nhớ lúc nghe tin Tuyên giáo cho thôi chức chủ tịch ông đã nài nỉ xin ở lại để làm 2 việc cuối cùng là xin chiếc xe hơi và phát giải Trịnh Hoài Đức. Xe hơi - xe khói thì đâu chẳng thấy còn phát giải thì quá ê chề. Xin tiễn biệt ông. (Ba vái).
Tác phẩm có sống không là do người đọc, chứ mười ông Nam Ngu đi nữa thì cũng không cản được phải không các bạn? He hee…!!
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
Entry đã dài, nhưng để các bạn khỏi chờ đợi VBH xin đề cập tiếp vài cái buồn cười trong việc xét giải chẳng giống ai này. Kính mời đọc tiếp…
VÀI ĐIỀU LẠ KỲ TRONG GIẢI
■Theo điều 1,Quy chế Xét tặng giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Trịnh Hoài Đức (đăng ngày 4/7/2011 trên cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai) thì:
“Thành viên Hội đồng xét tặng giải thưởng và thành viên Ban Giám Khảo không được tham gia tác phẩm dự giải.” ( xem trích nguyên văn như sau)
Nhưng đây chỉ là trò hề bởi vì không những nhiều người tham gia tác phẩm được làm Giám khảo mà những Giám khảo này còn tự chấm cho mình. Điển hình là ban VĂN NGHỆ DÂN GIAN, hai giám khảo Nguyễn Thị Nguyệt và Phan Đình Dũng đã tự chấm cho tác phẩm của mình “vào chung khảo”. Việc này có đầy đủ biên bản bút tích hẳn hoi ông Dũng và bà Nguyệt không thề chối cải vào đâu được. Thế mà sau đó “Hội Đồng Xét Giải” đã nhắm mắt cho bà Nguyệt thị rinh giải B còn ông Dũng thì rinh gải C, ông bà không thấy xấu hổ sao? Híc híc !!!
■ Lại nói về chất Đồng Nai trong tác phẩm. Đây là giải do nhân dân Đồng Nai bỏ tiền thuế ra nhằm tôn vinh Văn Nghệ sĩ có tác phẩm tốt phản ánh về Đồng Nai (tối thiểu cũng 50% như qui định) Thế mà nhiều tác phẩm 9-10% chất Đồng Nai như Viên gạch lạ vẫn lọt lưới lĩnh thưởng. Điều lạ lùng là có những tác phẩm không có chất Đồng Nai tí nào vẫn trúng giải một cách lạ kỳ. Điển hình như ông Giang Mạnh Hà –Phó chủ tịch Hội. Ông Hà là đạo diễn vở “Dời Đô” nói về Hoa Lư-Thăng Long, không một tí chi là “Đồng Nai khoai củ” thế mà vẫn giải A! Càng nực cười hơn khi đạo diễn vở “Dời Đô” đoạt giải A thì 2 diễn viên Đồng Thị Quế Anh và Trần Xuân Vui, đóng vai trong Dời Đô cũng được Ban Xét Giải cho giải B. Thật là “đông Vui” ra phết! He hee!!!
■ Cũng về chất Đồng Nai, ban ÂM NHẠC có những tác phẩm nhạt phẩm mà đốt đuốc cả tháng vẫn tìm không ra Nai Đồng ở chỗ mô. Ví dụ:
- “Hướng về Thăng Long - Hà Nội”, giải C của Đoàn Quang Trung.
-“Tự hào Thăng Long - Hà Nội”, giải C của Nguyễn Phương
- “Sáng mãi tên Người”, giải B của Lệ Hằng (Trần Thị Lệ Hằng).
Hu hu!!! Địa linh Đồng Nai đã biến thành Thăng Long rồi chăng ? Nhân kiệt Đồng Nai (Gia Định Tam gia) đã biến thành Người hết rồi chăng? ?? Híc híc! Đó là chưa nói theo qui định thì tác phẩm Âm nhạc tham dự phải là “Chùm 5 tác phẩm trở lên” thế mà khi xét thì chỉ chọn 1 bài lẻ ! Trong khi Thơ thì phải một tập, Văn thì phải in thành tập sách. Nhạc và thơ chưa chắc cái nào hơn cái nào. Tại sao lại có dự ưu ái như vậy? Rõ ràng người lập qui chế và người thực hiện đều có vấn đề. Hu Huuu!!!
(Lần sau sẽ đề cập đến nội dung vài tác phẩm được giải nhưng chất lượng quá tệ. Mời các bạn đón xem!)
Cái link bài đó anh.
Xa quê mấy chục năm ròng
Về quê mới rõ tấm lòng của quê
Hoa môn táy nở bụi tre
Như còn đỏ lửa lập loè dưới mưa
Giàn bầu ru nắng đu đưa
Ai cắt nửa trái nấu vừa đọi canh
Nón bài thơ mười bảy vành
Treo cùng áo lụa em dành hội xuân
Ngoài hiên hàng cột đứt chân
Mấy viên gạch vỡ nhiều lần mẹ chêm
Bờ ao vẫn gió đêm đêm
Tha hồ là khế đầy thềm rụng rơi
Cá rô kho với măng vòi
Sông làng bên lở bên bồi thương nhau
Rồi mùa rơm toót.. đi đâu
Đồng làng vẫn cứ một màu xanh xanh
Quê ơi ta bỏ sao đành
Dù chưa giàu có thì anh cứ về
Về quê còn đó lòng quê
Con diều rung cánh triền đê gió nồm.
VÕ NGUYỆN
Tặng cho em một cuốn nhé, anh BH!
Đồng Nai có lão Nam Ngu/Suốt đời chỉ chực trả thù nhỏ nhen.
Tú Sừng đây.
Tú Sừng xin phán một câu duy nhất đối với thằng cha Nam Ngu : Đồ hèn.,