23:02 12 thg 10 2012305 Lượt xem
Không biết giáo sư đã
bỏ công bao nhiêu lâu lăn lộn trong thực tế để rút ra kết luận trên. Nhưng
trước đó chừng nửa tháng cô giáo dạy văn Hà Thu Thủy đã có một tiết dạy minh
chứng hùng hồn cho nhận xét này mà bây giờ biết ra cả thế giới đều phải giật
mình kinh ngạc.
Lớp cô dạy là lớp 7A10…
Trường cô dạy mang tên THCS
Lomonoxop - một nhà toán học nước Nga danh tiếng…
Địa chỉ của trường là giữa lòng
Hà Nội thủ đô văn vật ngàn năm của Việt Nam ta…
Và bài cô dạy xuất phát từ bài thơ cổ:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương.
Qua đó cô đã giúp học sinh toàn
lớp hiểu rõ canh gà Thọ Xương là món canh gà đặc sản của Hà Nội !!!! Ô
hô! Chẳng lạc hậu, không lạc hướng mà lại rất là lạc… quan. Khiếp!
Sự việc sẽ chẳng có gì làm ầm ỉ
nếu như không có nhiều em học sinh vì quá yêu mến ẩm thực Hà Nội mà nằng
nặc đòi ăn món đặc sản "canh gà Thọ Xương" khiến phụ huynh tá
hỏa khi xem lại vở bài tập. Thì ra là có thật. Hầu như cả lớp đều được điểm cao
và lời động viên khi trả lời đúng đáp án. Cô giáo chỉ sửa vài lỗi chính tả còn
“đặc sản canh gà Thọ Xương” thì giữ nguyên.
Sự việc được phản ánh tới Hiệu phó của
trường là cô Ngô Thị Hồng Hà. Cô này đã xác minh là có và yêu cầu cô Thủy làm
bản tường trình trước tổ văn. Nhưng… nhưng cô Thủy quả thật là kỳ tài. Cô
cho rằng cô “để học sinh tự sửa để nhớ lâu, tuy nhiên, vì cuối giờ học quá ồn, nhiều
em học sinh không nghe rõ, và không nhớ để sửa sai”. Huề trớt!
He He!!!...!!! Phải chăng não bộ cô có
vấn đề?
Sự việc đươc liên
tưởng đến các nhà giáo làm thơ trong Hội Văn Học nghệ Thuật Đồng Nai. Tại
Hội này trong Giải Văn chương Trịnh Hoài Đức vừa qua đã có mấy vị đoạt giải mà
món súp thơ của họ còn sốc gấp mấy lần đặc sản canh gà Thọ Xương. Nhưng không
nói ra thì không ai biết. Bởi vậy Văn Biên Hòa xin được mạn phép giới thiệu vài
muổng để bạn đọc nếm thử. Xin nói rõ là VBH không có tị hiềm gì các tác giả
được giải - các tác giả nhà giáo càng không dám) mà chỉ muốn kể ra đây sự non
yếu của Ban Phát Giải- người cầm cân nảy mực gác cổng văn hóa- mà trình độ chọn
lọc như thế này ư?
Xin lấy vài ba bài
trong tập thơ được giải Trịnh Hoài Đức: Đan đan giọt nắng của Tiêu Thanh Giang
làm ví dụ.
(Tất nhiên Tiêu Thanh
giang là nhà giáo, điều này được nhà văn họa sĩ Tấn Hoài mô tả rất kỷ trong bài
tựa đầu sách.)
-Bài
thứ nhất, thơ gì?:
Không hiểu khi viết
bài “ Qua miền đất cực” tác giả có dụng ý gì? Đây có phải là thơ không? Có phải
là phái thơ tân hình thức mới mẻ không? mà quá lạ! Đọc xong nhiều người
buông tay thụ động, thôi nhờ ơn trời đất là sẽ tự giàu có. Lao động làm chi cho
mệt. Thật là quá xa lạ với con người xã hội chủ nghĩa vắt đất ra nước thay trời
làm mưa mà chúng ta tôn vinh!. Bài gọi là thơ ấy ở trong tập thơ , trang 45
đây:
Qua miền đất cực
Thương sao miền đất cực
Nắng gió nhiều, ít mưa
Thanh long cành lá rủ
Đung đưa ngọn lửa hồng
Nho leo giàn xanh biếc
Treo quả ngọt xum xuê
Đất nuôi cây đặc sản
Cây nuôi người khốn khó
Cám ơn đất và trời
Đã cho cây thoát khổ
Tự vươn lên làm giàu.
-Bài thứ hai, thơ Đàng:
Thơ Đường là thể thơ khó làm vì phải tuân theo niêm luật rất chặt chẽ. Trông đó đặc biệt là đối ý hoặc đối chữ giưac 2 cập thực và luận. Bài Trăm năm sống trọ dẫn ra đây không phải là thơ Đường bởi không có đối hoặc có mà rất mơ hồ. Thôi thì tạm gọi là thơ Đàng, nhưng chưa rõ Đàng Ngoài hay Đàng Trong đây? Hu Huu!!!
-Bài thứ ba, thơ Lụt bát:
Thơ lục bát là thể thơ dễ làm. Hay thì chưa nói. Chỉ cần viết gieo vần là được. nhưng ở đây - bài Quà tặng, gieo vần cũng không đúng thì là lụt bát rồi. Chứ còn gì nữa. Bó tay.
Những bài chưa sạch nước cản gọi là thơ trên đã được Ban Phát Giải chọn giờ thiêng để trình lên tổ thơ Trịnh Hoài Đức. Không biết Ngài nghĩ thế nào khi hơn 300 năm sau nền thi ca Đồng nai đã phát triển một cách kỳ lạ, thế này?
Lạc hậu, lạc hướng hay lạc …quan đây???!!!!
Ôi thôi! Hệ lụy của một nền Giáo Dục!
vợ giời đánh một hồi chuông
canh gà húp vội mắc xương tới mấy lần
heheheh chúc anh zui zui
Trái sai cành lúc lỉu
Sao người lại còn cực
Hay khó tìm chỗ tiêu tiền?
Tôi cũng xin phép " tức cảnh" làm thơ chút nha?
Nếu anh đã đọc thì những bài sáu tám mượt mà và bài "đàng luật "trội hơn thơ Lý Bạch anh đã nêu trên được hội VHNT ĐỒNG LAI (Đồng Lai-em nói ngọng ạ) tặng giải ,là điều không lạ!
******
Còn món "canh gà Thọ xương" của cô văn trường Lô mô nô xốp kia,em thấy đáng thương,cô ta còn ít tuổi,học nữa sẽ rõ thôi.Từng có thầy giảng câu "Phen này ắt hẳn gà ăn bạc,đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu" thế này:
Chúng chúc nhau cho thật gàu,nhiều bạc đến nỗi phải viên lại cho gà ăn,gà ăn không hết ,bạc rơi vãi nên cầu thêm lọ để đựng"...
Rồi thiên hạ hiện nay,ai mà nói được có mấy phần nghìn bằng TS là đích thực?
Thôi kệ .Kính chúc anh sức khỏe và "lặng yên trong sự dịu êm"!
Ngày xưa, một người trong làng đậu Tú Tài được xem đó là một viên ngọc quí của địa phương. Vì nơi họ thi thật, học thật và cái gì cũng thật. Còn bây giờ cho dù với cái nhãn mác là... thạc sĩ hay gì gì đi chăng nữa (xin lỗi, tôi không dám nhắc đến hai chữ tiến sĩ vì sợ tiến sĩ Huỳnh văn Tới hiểu lầm!) Tương tự như vậy, với cái loại thi sĩ hạng bét như... "bóng ma cây dầu" nếu như làm nổi một bài thơ Đường cho ra hồn hay một bài Phú cho ra Phú, thì dù có đem ra cá cược cái gì tôi cũng chịu. Kể cả sinh mạng của chính mình! Ấy vậy mà... những thi sĩ đại loại như thế, hễ mở miệng ra là chê thơ Đường xưa, chê Phú thì thế này, thế nọ! Đó chẳng qua là họ muốn che đậy cái "tài năng" của họ còn... khiêm tốn mà thôi! Xin lỗi, tôi không muốn dùng cái từ DỐT vì nghe nó không được... sạch!
Cuộc đời chẳng khác gì như một sân khấu. Kẻ nịnh bao giờ cũng chỉ xênh xang nhất thời mà thôi. Một khi vãn tuồng rồi chúng sẽ bị cáo chung. Bởi CHÂN LÝ VÀ LẼ PHẢI BAO GIỜ CŨNG THẮNG!
Soạn giả A LÝ PHƯỢNG TUYỀN
Ngày xưa, một người trong làng đậu Tú Tài được xem đó là một viên ngọc quí của địa phương. Vì nơi họ thi thật, học thật và cái gì cũng thật. Còn bây giờ cho dù với cái nhãn mác là... thạc sĩ hay gì gì đi chăng nữa (xin lỗi, tôi không dám nhắc đến hai chữ tiến sĩ vì sợ tiến sĩ Huỳnh văn Tới hiểu lầm!) Tương tự như vậy, với cái loại thi sĩ hạng bét như... "bóng ma cây dầu" nếu như làm nổi một bài thơ Đường cho ra hồn hay một bài Phú cho ra Phú, thì dù có đem ra cá cược cái gì tôi cũng chịu. Kể cả sinh mạng của chính mình! Ấy vậy mà... những thi sĩ đại loại như thế, hễ mở miệng ra là chê thơ Đường xưa, chê Phú thì thế này, thế nọ! Đó chẳng qua là họ muốn che đậy cái "tài năng" của họ còn... khiêm tốn mà thôi! Xin lỗi, tôi không muốn dùng cái từ DỐT vì nghe nó không được... sạch!
Cuộc đời chẳng khác gì như một sân khấu. Kẻ nịnh bao giờ cũng chỉ xênh xang nhất thời mà thôi. Một khi vãn tuồng rồi chúng sẽ bị cáo chung. Bởi CHÂN LÝ VÀ LẼ PHẢI BAO GIỜ CŨNG THẮNG!
Soạn giả A LÝ PHƯỢNG TUYỀN
Pó chiếu với trách nhiệm của người viết và người kiểm tra.
Pó đầu óc toàn tập luôn.