Viết bởi: Văn Biên Hòa(Đăng lúc:23:03 26 thg 10 2012184 Lượt xem /9 lời bình - Coppy từ Văn Biên Hòa Yahoo)
Văn Biên Hòa blog đã có 3 bài giới thiệu thơ Bưởi Biên Hòa của Võ Nguyện (bài số 82,83 và 87).
Văn Biên Hòa blog đã có 3 bài giới thiệu thơ Bưởi Biên Hòa của Võ Nguyện (bài số 82,83 và 87).
Gần đây, ngày 19/10/2012 báo Lao động Đồng Nai số 77 lại có bài viết về đề tài này cuả Trần Chiêm Thành. Đây là một bài viết tốt chứng tỏ tác giả rất am hiểu về thơ Đường và sinh hoạt thơ Đường ở Đồng Nai tuy có một vài chi tiết nhầm lẫn nhân thân không đáng kể.
Văn Biên Hòa blog trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.
Đọc sách:
BƯỞI BIÊN HÒA
VÕ NGUYỆN, NXB HỘI NHÀ VĂN, HÀ NỘI 2012
Viết bởi: TRẦN CHIÊM THÀNH.
Võ Nguyện là tác giả tập ký sự MƯA NẮNG ĐỒNG NAI, chỉ riêng tên gọi tập sách đã nói lên được tấm lòng của tác giả với miền đất một thời anh đã gắn bó và tôi nghĩ rằng, dù không còn ở Đồng Nai, anh vẫn viết về Đồng Nai với bao đỗi ưu tư và nặng nợ. Tôi cũng từng biết anh khi làm biên tập viên tờ Hồn Việt của Hội Nghiên cứu Quốc học thuộc Hội Nhà văn. Nhìn thoáng qua bìa tập sách BƯỞI BIÊN HÒA, đầu tiên cứ ngỡ đây là tập ký sự khác nhưng nhìn kỷ và đọc mới biết Võ Nguyện là người đa tài khi anh làm thơ Đường; mà thơ Đường kiểu Hồ Xuân Hương. Đây lại là tập thơ xướng họa, một sinh hoạt thơ ca đang mất dần dù lịch sử văn chương Việt Nam mãi mãi nhắc đến Tao Đàn Nhị thập bát tú, thi đàn Hoa Mai, Tao đàn Chiêu Anh các, Bình Dương thi xã…
Dấu ấn trong BƯỞI BIÊN HÒA là từ những “người thật, việc thật” Võ Nguyện bật lên thành thơ, và thơ Đường, ý vị là ở chỗ này, lại là thơ Đường kiểu Hồ Xuân Hương! Nếu nói thơ là thú chơi tao nhã thì Võ Nguyện dụng công khá nhiều trong trò chơi này và vui hơn khi trò chơi có nhiều người ở khắp nơi tham gia. Kỷ thuật thơ Đường chắn còn ít người nắm vững, Biên Hòa có câu lạc bộ thơ Đường cũng là nơi để tập hợp và nuôi dưỡng một thể thơ mà trong Amanach những nền văn minh thế giới gọi là tinh hoa của nhân loại. Thật vậy, khi nói đến thi tiên thì người ta nhớ ngay đến Lý Bạch đời Đường bên Trung Hoa mà không phải ai khác.
Võ Nguyện nhân chuyện bưởi, chuyện mưa, chuyện Đá Chồng…ở Đồng Nai mà có một cách nhìn khác qua thể thơ Đường:
Sóng nước Tân Triều trào vị ngọt
Phù sa Sông Phố phún mùi cay
Ngát hương là bởi người sành mũi
Sây trái ấy nhờ kẻ mát tay
(Bưởi Biên Hòa)
hoặc:
Bãi bờ sông Phố tàu bè kín
Máy móc Trị An điện nước thừa
Vườn dưới sầu riêng vừa động đậy
Đồi trên vú sữa đã đong đưa
(Đồng Nai mưa)
Tập thơ Đường BƯỞI BIÊN HÒA như một tuyên ngôn bằng tác phẩm sinh hoạt thơ xướng họa ở Đồng Nai. Tác giả Hạnh Phương ở Biên Hòa họa 2 câu thực và luận bài Bưởi Biên Hòa:
Đồng Nai tươm nước nên thơm ngọt
Sông Phố hun mùi hóa vị cay
Kẻ thích răng nhai còn hít mũi
Người ham ngực ướm lại rờ tay
Tác giả Huệ Như họa 2 câu luận:
Sầu riêng, măng cụt rung rinh đứng
Vú sữa cam sành lúc nhúc đưa
…
Văn hóa đọc, sinh hoạt văn chương, thi ca… một lúc nào ấy có vẻ như là không còn hợp thời, một món xa xỉ trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ thời…kinh tế thị trường. Tuy vậy với sự ra đời tập thơ Đường của Võ Nguyện cho thấy sinh hoạt thi ca còn mầm sống và đất sống.
TRẦN CHIÊM THÀNH
……….
Thông báo:
Tác giả VÕ NGUYỆN có nhã ý tặng bạn đọc Văn Biên Hòa 10 cuốn BƯỞI BIÊN HÒA. Vậy bạn nào có nhu cầu xin vui lòng nhắn địa chỉ vào comment (mục để lại lời bình). Tác giả sẽ gởi đến theo đường bưu điện. Ưu tiên cho người nhắn trước.
Sông Phố hun mùi hóa vị cay
Kẻ thích răng nhai còn hít mũi
Người ham ngực ướm lại rờ tay
(ví thử vợ mình như bưởi vậy
hỏi còn ham hố tận đâu đây!
cái" trái Biên hòa " khêu gợi thế
mai sau xin sống ở nơi này!
Máy móc Trị An điện nước thừa
Vườn dưới sầu riêng vừa động đậy
Đồi trên vú sữa đã đong đưa"
***
Tài đến thế (chưa) là cùng!......(hoan hô anh ) Võ Nguyện!
Đắng Then Ngoài Vỏ Trong Lòn Ngọt Thanh...
Biên Hòa Sứ Bưởi Đăng Then...
Ăn Vào Ngọt Lim Như Chè Đậu Xanh...
Ai Ăn Bưởi Thì Hãy Đến Đây....
Đến Mùa Trái Chín Vàng Cây Trĩu Cành...
.........
Địa chỉ HỨA THỊ NGỌC TUYỀN
DNTN TƯ LONG
BÌNH MỸ- CHÂU PHÚ- AN GIANG
..................
TRÂN TRỌNG !!!!
hai quoc the Nguyen 05:50 27 thg 10 2012
Có thể nói, thơ Đường rất là khó làm hơn các thứ thơ khác, nhất là hai câu thực và luận. Và, cái khó nữa đó là hai câu kết. Nếu như hai câu kết mà không... dính vào đâu thì bài thơ kể như hỏng! Với lại, làm thơ Đường mà mang "phong cách" của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương thì lại càng khó hơn.
Tôi cũng có đọc qua một vài bài thơ Đường của nhà thơ Võ Nguyện trong blog này, phải thành tâm mà nhận định nhà thơ Võ Nguyện làm thơ Đường khá hay (tôi không dám dùng từ RẤT HAY e bị hiểu lầm sẽ cho là tôi... nịnh) Xin minh định với quí vị rằng, tôi là một soạn giả viết vọng cổ, cải lương thì trong các vở tuồng mà tôi viết kẻ nịnh thì bao giờ cũng vậy, khi sân khấu hạ màn cũng đều bị... cáo chung! Bởi vì, một vở tuồng cải lương bao giờ cũng nêu cao TRUNG, HIẾU, TIẾT NGHĨA. Kẻ nịnh thì chỉ... xênh xang nhất thời mà thôi! Khi vãn tuồng rồi thì cái XẤU, cái ÁC không bao giờ tồn tại!
Nhân nói về thơ Đường. Tôi xin cũng có một bài đóng góp với quí vị cho vui. Vì làm thơ, nhất là thơ Đường đó không phải là sở trường của tôi. Xin được đóng góp bài thơ như sau:
HỢM MÌNH
Người người tham chức với tham quan
Riêng tớ ham vui với xóm làng
Chào Bác, chào Ông... ra dáng vẻ
Lạy Thầy, Lạy Cụ... cũng xênh xang
Hội hè, đình đám ngồi kênh kiệu
Áo thụng, áo the góp rộn ràng
Ăn nói ra điều ta kẻ cả
Phải đâu giàu có mới là sang!?
Tôi không biết bài thơ này niêm luật có chuẩn hay không. Nhờ quí vị góp ý cho.
Riêng về tập thơ Bưởi Biên Hòa của nhà thơ Võ Nguyện tôi cũng rất có một cuốn. Nhưng vì trước đây, nhà thơ Võ Nguyện đã tặng tôi quyển Mưa Nắng Đồng Nai rồi. Bây giờ nói tiếng... XIN nữa thì kỳ, vì thật lòng mà nói... tôi cũng không ưa gì ở hai tiếng XIN -CHO.
Soạn giả A LÝ PHƯỢNG TUYỀN
Tôi cũng có đọc qua một vài bài thơ Đường của nhà thơ Võ Nguyện trong blog này, phải thành tâm mà nhận định nhà thơ Võ Nguyện làm thơ Đường khá hay (tôi không dám dùng từ RẤT HAY e bị hiểu lầm sẽ cho là tôi... nịnh) Xin minh định với quí vị rằng, tôi là một soạn giả viết vọng cổ, cải lương thì trong các vở tuồng mà tôi viết kẻ nịnh thì bao giờ cũng vậy, khi sân khấu hạ màn cũng đều bị... cáo chung! Bởi vì, một vở tuồng cải lương bao giờ cũng nêu cao TRUNG, HIẾU, TIẾT NGHĨA. Kẻ nịnh thì chỉ... xênh xang nhất thời mà thôi! Khi vãn tuồng rồi thì cái XẤU, cái ÁC không bao giờ tồn tại!
Nhân nói về thơ Đường. Tôi xin cũng có một bài đóng góp với quí vị cho vui. Vì làm thơ, nhất là thơ Đường đó không phải là sở trường của tôi. Xin được đóng góp bài thơ như sau:
HỢM MÌNH
Người người tham chức với tham quan
Riêng tớ ham vui với xóm làng
Chào Bác, chào Ông... ra dáng vẻ
Lạy Thầy, Lạy Cụ... cũng xênh xang
Hội hè, đình đám ngồi kênh kiệu
Áo thụng, áo the góp rộn ràng
Ăn nói ra điều ta kẻ cả
Phải đâu giàu có mới là sang!?
Tôi không biết bài thơ này niêm luật có chuẩn hay không. Nhờ quí vị góp ý cho.
Riêng về tập thơ Bưởi Biên Hòa của nhà thơ Võ Nguyện tôi cũng rất có một cuốn. Nhưng vì trước đây, nhà thơ Võ Nguyện đã tặng tôi quyển Mưa Nắng Đồng Nai rồi. Bây giờ nói tiếng... XIN nữa thì kỳ, vì thật lòng mà nói... tôi cũng không ưa gì ở hai tiếng XIN -CHO.
Soạn giả A LÝ PHƯỢNG TUYỀN