2012/12/18

72.Người phụ nữ Việt đầu tiên mở cửa Xứ Đồng Nai.


00:40 24 thg 5 2012Công khai185 Lượt xem
6
 
Đây là một trong những bài viết của Võ Nguyện gởi đăng báo Văn Nghệ Đồng Nai nhưng đã bị Tổng Biên tập Đàm Chu Văn chối từ. Không biết quan điểm của Ban Biên tập ở đây là thế nào, có vấn đề gì chăng? Tại sao lại phủ nhận truyền thống cha ông vậy nhỉ? Hay là tiểu nhân thù vặt quen rồi?
Thôi thì paste lên đây để bà con ta cùng đọc vậy.
                                                      Vanbienhoa

Người phụ nữ Việt đầu tiên mở cửa Xứ Đồng Nai.
Viết bởi:VÕ NGUYỆN

         Ai cũng biết xứ Đồng Nai ngày xưa là tên gọi của một vùng đất rộng lớn ở Nam Bộ, bao gồm cả Gia Định -Tp Hồ Chí Minh và Bà Rịa -Vũng Tàu ngày nay. Năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Chu đã cho phép Tổng binh Trần Thượng Xuyên đem theo 3 ngàn người vào khai phá. Họ đã biến cù lao Phố trên sông Đồng Nai trở thành một thương cảng sầm uất. Hơn 10 năm sau, Thống suất chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã vào cù lao Phố ổn định dân tình, hoạch định biên giới, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long...Từ đó miền đất này thuộc lãnh thổ Đại Việt, tức Việt Nam ta bây giờ. 
               
 
                                             (Cù lao Phố - Nông Nại đại phố)
        Nhưng ít ai biết rằng để làm được việc này thì cách đó mấy chục năm về trước, Chúa Nguyễn đã có một chiến lược mở đất lâu dài, mà người Việt đầu tiên gánh vác trọng trách  này lại là một phụ nữ. 
         Người đó là công nữ Ngọc Vạn, con gái chúa Sãi.
Năm 1620, Chúa Sãi đã gả công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Vạn cho  vua Chân Lạp Chey Chetta II. Ngọc Vạn trở thành hoàng hậu Somdach Prea Peaccayo dey Preavoreac Ksattecey và sinh con trai là Neang Nhéa Ksattrey vào năm 1624.
Theo chồng, Ngọc Vạn đã đem theo nhiều người Việt, trong đó có người giữ chức vụ quan trọng nơi triều đình Chân Lạp. Bà lại lập một xưởng thợ và các nhà buôn gần kinh đô cho họ sinh hoạt. Năm 1620, lưu dân Việt đã có một nhóm tụ cư tại Mỏ Xoài, gần Bà Rịa ngày nay (có tài liệu ghi là Prei Kor). Năm 1623, Chúa Sãi gửi quốc thư ngỏ ý muốn đặt một trạm thu thuế, vua Chân Lạp nhanh chóng chấp thuận. Chúa Sãi còn cử một sứ bộ sang Chân Lạp xin vua Chey Chetta II nhượng khu dinh điền ở vùng Mỏ Xoài. Nhờ sự vận động của hoàng hậu Ngọc Vạn, vua Chân Lạp đồng ý cho người Việt đến đó canh tác. Đây là lần đầu tiên người Việt hợp thức hóa chủ quyền trên đất Chân Lạp trong hòa bình hữu nghị mà công lao lớn nhất thuộc về Ngọc Vạn. Bù lại, chúa Sãi hai lần giúp Chey Chetta II đẩy lui quân Xiêm xâm lược.
Đặc biệt khi vua Chey Chetta II từ trần (1628) , triều đình Chân Lạp liên tục xảy ra các cuộc tranh chấp ngôi giữa những hoàng thân. Năm 1658 hai hoàng thân So và Ang Tan nổi lên đánh vua Chân Lạp lúc bấy giờ là Nặc Ông Chân (vua Ram Thupdey Chan), nhưng thất bại, xin nhờ thái hậu Ngọc Vạn giúp đỡ. Thái hậu Ngọc Vạn chỉ cách cho hai người này cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn lúc bấy giờ là Nguyễn Phúc Tần( gọi Ngọc Vạn bằng cô ruột) liền cử phó tướng Nguyễn Phúc Yến, đang đóng ở dinh Trấn Biên Phú Yên, đem 3.000 quân qua giúp, bắt được Nặc Ông Chân ở vùng Mô Xoài, đưa về  Quảng Bình . Chúa Nguyễn ủng hộ So lên làm vua Chân Lạp tức Batom Reachea. Từ đó, Chúa Nguyễn tham mưu cho Chân Lạp  để vua Chân Lạp tiếp tục cho người Việt đưa dân vào khai phá, dần dần tiến đến sinh sống tận mũi Cà Mau như ngày nay.

  Để hiểu rõ vì sao vấn đề bây giờ mới rõ , chúng ta hãy nghe giáo sư Phan Khoang phân tích trong tác phẩm “Việt sử xứ Đàng Trong”. ( Phan Khoang 2001, tr. 309-310) - :
“Việc này, sử ta đều không chép, có lẽ các sử thần nhà Nguyễn cho là việc không đẹp, nên giấu đi chăng? Nhưng nếu họ quan điểm như vậy thì không đúng. Hôn nhân chính trị, nhiều nước đã dùng, còn ở nước ta thì chính sách đã đem lại ích lợi quan trọng. Đời nhà Lý thường đem công chúa gả cho các tù trưởng các bộ lạc thượng du Bắc Việt, các bộ lạc ấy là những giống dân rất khó kiếm chế. Nhờ đó mà các vùng ấy được yên ổn, dân thượng không xuống cướp phá dân ta, triều đình thu được thuế má, cống phẩm; đất đai ấy, nhân dân ấy lại là một rào dậu kiên cố ở biên giới Hoa Việt để bảo vệ cho miền Trung Châu và kinh đô Thăng Long. Đến đời Trần, chính đôi má hồng của ả Huyền Trân đã cho chúng ta hai châu Ô, Lý để làm bàn đạp mà tiến vào Bình Thuận.
Sử ta không chép, nhưng theo các sách sử Cao Miên do các nhà học giả Pháp biên soạn, mà họ lấy sử liệu Cao Miên để biên soạn thì quả Chey Chetta II năm 1620 có cưới một công nữ con chúa Nguyễn. Giáo sĩ Borri, ở Đàng Trong trong thời gian ấy cũng có nói đến cuộc hôn nhân này.”

 Như thế,  công nữ  Ngọc Vạn, tuy không chính thức đem lại đất đai như công chúa Huyền Trân, nhưng chính bà là người có công đi đầu trong việc mở cửa xứ Đồng Nai và Nam Bộ. Bà xứng đáng là một trong những  “người phụ nữ giải quyết những vấn đề của quốc gia”.

Trong lưu bút tại điện thờ Huyền Trân Công Chúa  Huế, nguyên phó chủ tịch nước ta bà Trương Mỹ Hoa đã viết: "Có những vấn đề của phụ nữ phải được giải quyết từ Quốc gia, có những vấn đề của Quốc gia phải giải quyết từ người phụ nữ".
Điều đó là hoàn toàn đúng.
                                                                            VÕ NGUYỆN
  • Hoa Ban
    Đây là một thông tin mới mà giờ HB mới biết đó.Thak Bạn.
    • Biên Hòa
      Cám ơn Hoa Ban đã quan tâm. Chúc bạn vui nhiều.
  • Thuyhung30475
    Nhiều lúc việc mở mang bờ cõi luôn làm người ta nghĩ đến đàn ông,nhưng không phải lúc nào cũng vậy,công chúc Ngọc Vạn xứng đáng để đặt tên một con đường lớn ở Bà rịa -Vũng Tàu.
    • Biên Hòa
      Ý kiến bạn quá hay! Công chúa Huyền Trân đã có một con đường ở Huế, Ngọc Vạn ở Vũng Tàu tại sao không???
  • TRỊNH HỒNG HẢI
    bác ơi, có nặng lời quá không ạ.
    • TÂY NGUYÊN XANH
      đánh đổ thằng nào không đăng bài này.
      • Biên Hòa
        Khiếp! Em nói nhẹ nhẹ , anh đau tim mất.
      • TÂY NGUYÊN XANH
        Thế là nhẹ lắm rồi đấy. Vô trách nhiệm với văn hóa lịch sử. Ngồi cái ghế ấy chả hiểu để làm quái gì...........Đả đảo!!!!!!!!!!!!
      Ảnh của Biên Hòa
      4000
    • Tú Sừng
      Hay,"ăn quả nhớ người trồng cây".Ngàn đời nay dân ta vẫn thế. Có ai như lão Nam Ngu ở Hội Văn Nghệ Đồng Nai,12 năm nay nắm cái quyền thủ lĩnh Hội mà chưa một lần nhớ đến công lao của những người đi truớc. Thử hỏi như vậy là cái nghĩa gì. Xin trả lời luôn : Đó là đồ vô ơn.?
      • HAOANHBP
        Một thông tin về Lịch sử thật bổ ích. Cám ơn chủ nhà. Chúc vui, khỏe.
        • Biên Hòa
          Haoanh ghé nhà mà mình không biết. Có gì dùng tạm nhé! Mong.

      Không có nhận xét nào:

      Đăng nhận xét