2012/12/18

6.Chuyện Hội Văn Học Nghệ thuật Đồng Nai.(Phần Hai)


14:52 9 thg 1 2012Công khai147 Lượt xem0

           Trước khi sóng thần đổ bộ, biển vẫn xanh êm không ngờ. Hội VHNTĐN cũng vậy! Tuy có vài đám mây lạ trước khi việc diễn ra nhưng ít ai chú ý.
           Nhạc sĩ Trần Viết Bính (trong ban chấp hành Hội) cho biết là đã khuyên Thường  trực đừng nêu vấn đề này ra vì bài thơ “Hội Văn Đồng Nai ngâm khúc” cơ bản là không sai. Tự phổ biến rồi  truy tác giả là việc làm có tác dụng ngược. Ông cũng cho Xuân Bảo  biết là có tin đồn nói vợ chồng Xuân Bảo đã đến xin lỗi ông Nam Ngữ. Xuân Bảo nghe xong cười khặc khặc, họa là trời sập! Tôi can gì mà làm chuyện đó?
            Nhà thơ Lê Bá Ước  giận dữ cho biết là ông đã tìm ra người nói Tú Thịt Hộp là ông, rằng ông đã cung cấp tư liệu cho Nguyễn Duy viết …Tại sao lại lắm chuyện như thế?
             Nhà thơ Nguyễn Hoài Nhơn ( người mạo danh Ka Rỉn) gọi điện cho Xuân Bảo cho biết là Hội sẽ họp vào ngày 5/1/2012. Hiện ông đã nhìn thấy quyết định khai trừ  Xuân Bảo- Võ Nguyện- Đào Trọng Thử ra khỏi Hội. Bây giờ Đào Trọng Thử đang bỏ trốn! Lạ hè?
             Cứ tưởng là tin đồn… ai ngờ ngày 29/12/201, toàn bộ Ban Văn học nhận được “Thư mời” do thường trực Hội Nguyễn Khánh Hòa ký tên đóng dấu, họp vào ngày 5/1/2012. Trong đó sốc nhất là Xuân Bảo và Võ Nguyện bị nêu tên là tác giả bài vè. Đào Trọng Thử cũng được nêu quý danh nhưng không rõ nguyên nhân, có lẽ là do những phát biểu của anh. Cả ba người bị tai bay vạ gió nhất quyết bảo vệ danh dự cá nhân đến cùng.
                      
Ảnh riêng
DSCN6467.JPG
                               Thư mời nêu đích danh Xuân Bảo và Võ Nguyện làm bài vè !
                               Và ngày biển động 5/1/2012 cũng đến.
              Đó là một ngày đẹp trời, toàn thể ban Văn học đi họp đầy đủ như mọi khi, nghĩa là khoảng 30 vị. Chưa lần nào ngoài việc nhận thư mời các Hội viên còn nhận được cả điện thoại nhắc nhở rất chu đáo. Họa sĩ Nam Ngữ đến bắt tay rất thân thiện với những người liên quan. Nhưng không khí hết sức căng thẳng…
            Chủ tọa gồm 3 vị: Nguyễn Nam Ngữ- Nguyễn Khánh Hòa- Lê Thanh Xuân. Thư ký gồm 2 vị: Đào sĩ Quang và  Nguyễn thị Thu Giang (Văn phòng).
              Mở đầu Chủ tịch nêu mục đích cuộc họp là tìm tác giả Tú Thịt Hộp theo 2 đơn đề nghị của cùng Hội viên Lê Đăng Kháng, sau đó xin ý kiến xử lý của Ban và phải làm cho xong việc kể cả thâm qua buổi chiều. Xin mọi người cho ý kiến:
               Bất ngờ đầu tiên là Nhà thơ Đại tá Lê Bá Ước phát biểu đại ý là ông rất lấy làm tiếc cho ai đó đã vu cho ông là Tú Thịt Hộp, không biết nói chơi hay có ý đồ gì? Trong cuộc họp này ông đang chờ người đó trao đổi thẳng thắn với ông nếu không ông sẽ làm cho ra lẽ…
                         
DSCN6475.JPG
                                               Nhà thơ Lê Bá Ước phát biểu
            Ông chủ tịch Nam Ngữ đã yêu cầu hội viên Xuân Bảo đọc lại bài “Hội Văn Đồng Nai ngâm khúc”. Xuân Bảo chấp hành đọc rất chi là diễn cảm. Đọc xong Xuân Bảo xin phát biểu ý kiến.
Đây là ý kiến bằng văn bản hẳn hoi. Lại đọc rất chi là diễn cảm. Mọi người yên lặng lắng nghe.Con ruồi bay qua cũng nghe rõ.
                         
DSCN6477.JPG
                                            Nhà thơ Xuân Bảo phát biểu
                   "-Kính thưa…
                Sau khi văn bản “Hội văn Đồng Nai ngâm khúc” - cái mà nhà văn Lê Đăng Kháng (Phó Ban Văn Học) gọi mỉa mai là “vè” rồi chụp cho cái mũ là “nói xấu chia rẽ nội bộ” được chính miệng nhà văn phổ biến tại Hội trường Hội VHNTĐN (trong cuộc họp ngày 21/12/20011), rồi thì sau đó… là đòi đưa tác giả Tú Thịt Hộp ra kiểm điểm…. Và nhất là sau khi nhà thơ Hoàng Đình Nguyễn cho biết  bài “vè” trên đã được tước từ tay tôi khiến tôi bị dư luận nghi ngờ là tác giả, đã ném đá dấu tay nên rất chi là xấu hổ…
                 Đó là lý do khiến tôi phải có phát biểu hôm nay, phải phân tích văn bản này để tìm ra đâu là “ý đồ chia rẽ nội bộ”, tìm ra đâu là tác giả nhằm kiểm điểm trả lại môi trường trong sạch cho Hội ta.
     Xét về hình thức thì đây là một bài thơ 12 khổ, nhại bài thơ nổi tiếng Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn do Nữ sĩ Đoàn thị Điểm dịch ra thơ Nôm (dài 483 câu). Hình thức này thuộc trường phái “thơ chế” mà các nhà văn lớn như Nguyễn Duy, Nguyễn Gia Nùng đã dùng để mô tả các đại hội nhà văn. Thưa nhà văn Lê Đăng Kháng nó là “thơ chế”, thì chí ít cũng là “thơ bút tre” chứ không phải là vè như Nhà Văn ngộ nhận. Thiết nghĩ một thể loại thơ mà còn chưa rõ thì nói chi đến việc bình thơ. Nó khiên cưỡng lắm! Nhưng “vè” thì đã sao? Có những bài vè chống phong kiến, chống sưu cao thuế nặng mà chúng ta từng ca ngợi vẫn trường tồn ra đấy! Vấn đề là nội dung nó nói gì? Vạch mặt chỉ tên những ai? Làm “mất đoàn kết nội bộ” đến mức độ nào?
       Khổ mở đầu,nhà văn Nguyễn Duy từng viết:
                  Thuở trời đất lên cơn đại hội
                   dân làng văn lắm nỗi truân chuyên
                   xanh kia thăm thẳm tầng trên
                   vì ai xa cách cho nên nỗi này
       Còn ở đây, nhà Văn Lê Đăng Kháng đọc:
                 Thuở Nghệ Thuật nổi cơn gió bụi   
                 Hội Đồng Nai nhiều nỗi truân chuyên
                  Xanh kia thăm thẳm tầng trên
                 Vì ai gây dựng cho nên nỗi này
       Dân làng văn mà còn lắm nỗi truân chuyên, thì Hội Đồng Nai nhiều nỗi truân chuyên là lẽ thường. Vấn đề là truân chuyên vì cái gì? Có thật không hay giả vờ để xuyên tạc? Câu tiếp theo:
                              Súng CƯỚP CÒ lung lay bóng nguyệt
                              Lũ  NGỰA TRỜI mờ mịt thức mây
      Tác phẩm Cướp Cò và hoạt động của lũ Ngựa Trời là hai vết đen mà Hội ta phải mang tiếng xấu trong nhiệm kỳ lãnh đạo của anh Năm Ngữ. Điều đó là đúng, khỏi cần bàn cãi. Sống trong tiếng xấu mà không truân chuyên mới là lạ!
                      Mười năm ghé lại Đồng Nai
                     Vẫn còn ngồi đó một ngài Nam Ngu       
      Ở đây xuất hiện nhân vật “Ngài Nam Ngu”. Ngài Nam Ngu là ai? Trong hội ta có ai tên là Nam ngu không? Có ai lấy bút danh là Nam Ngu không? -Không  ! Vậy, Nam Ngu chắc hẳn là một vị thần nào đó (vì gọi bằng Ngài mà), ví dụ như ngài Thổ Công, Thần Tài mà dân ta bỏ vô bàn ông  địa thờ cả ngàn năm nay. Ngài Nam Ngu này chắc có công lớn ở Đồng Nai nên mới ngồi lâu đến 10 năm như vậy! Nhưng đó là vấn đề tín ngưỡng ai tin thì tin, không tin thì thôi, không có chi là nói xấu nhau cả!
        Có người nói Nam ngu là Nam Ngữ. Tầm bậy! Ngữ là Ngữ, Ngu là Ngu chữ nghĩa rành rành. Anh Năm Ngữ đâu phải ngữ người đê tiện thấy người ta là thần là vơ vào mình. Hơn nữa nhờ sự lãnh đạo tài tình của anh, Hội chúng ta đã đi qua gian khổ khó khăn mới có ngày hôm nay, công ơn trời biển ấy thì dù anh có ngồi10 năm hay 20 năm ở Hội -điều đó có chi là dài! Ngồi cả đời cũng được mà! Không tin, nhiệm kỳ 3 này anh ra ứng cử xem. Tôi bảo đảm trúng phóc! Ai làm gì anh nào?
                     Anh  thợ vẽ  mắt mù, óc độn                 
                    Biến văn phòng thành  chốn cho thuê
                    Sứ trời sớm giục mau về
                    Vẫn xin ở lại tiện bề lãnh lương
        Anh “thợ vẽ”… mới nghe thì có vẻ xúc phạm thật. Nhưng ban Hội họa của Hội ta đâu có ai là thợ vẽ. Họ toàn là Họa sĩ hẳn hoi. Họa sĩ thì phải cao hơn thợ vẽ vì đã có tác phẩm công bố. Thợ vẽ, không được đào tạo, trang bị lí luận, chuyên sao chép thì làm sao mà không “mắt mù, óc độn”cho được. Hội ta không kết nạp thợ vẽ, có chăng là do núp bóng giấy tờ rồi lọt vô Hội mà không kiểm soát được thôi. Điều này chưa xác minh nên miễn bàn, mất thời gian!
                       Sứ trời sớm giục mau về
                       Vẫn xin ở lại tiện bề lãnh lương
        “Sứ trời” lại thuộc về tâm linh, có “giục về” hay “xin ở lại” là quyền của thánh thần. Không ai ngăn cản niềm tin cả. Không ảnh hưởng gì đến ai.
                    Biến văn phòng thành  chốn cho thuê
            Đây mới là vấn đề. Có vu khống không?- Không! Có cho thuê không?-Có. Văn phòng (Hội) trong một thời gian dài đã là chốn cho thuê. Hết bán hoa lại đến thu âm, công khai trước thanh thiên bạch nhật. Thế thì viết lên để làm gì? Chắc là nghi ngờ về tài chính làm hoen ố Hội. Vậy thì tôi đề nghị Hội ta nên công khai minh bạch số tiền cho thuê bao nhiêu, chi việc gì, có phục vụ cho toàn Hội hay chỉ thưởng cho nhóm lợi ích văn phòng? Có như thế ta mới có chứng từ đập vào mặt những người hay nghi ngờ, đòi công khai tài chánh hàng năm, làm rối nội bộ!...
                  Áng công danh trăm đường vất vả
                  Hòa mà ham, chí cả chưa vơi
                  Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai
                  Chồng  trong cánh cửa, vợ ngoài hành lang
        Khổ thơ này thú thật nghe mãi mà tôi không hiểu họ nói gì? Chẳng qua là lời than thở của một kẻ sĩ nào đó. Cho đến chữ hành lang thì tôi mới ngộ ra là Hội ta có rất nhiều hành lang. Rồi phải dụng phép “tự nhận vơ” thì mới rõ. Vẫn biết phép suy diễn  nhận vơ-qui chụp này thì hay sai lầm  nhưng “nhột bụng” không chịu nỗi. Vì là Văn phòng Hội ta rộng rãi dư dã nên hay cấp làm phòng ở. Mà Hội rất hào phóng cho ở tháng này qua năm nọ thậm chí cho cả vợ con (là người ngoài Hội) vào ở luôn, gần đây lại còn nghe nói người ở được cho phép đầu tư cả chục triệu sửa sang mà sống cho thoải mái. Không tốn đồng tiền thuê nào. Thế mà, ai đó lại viết: “Chồng  trong cánh cửa, vợ ngoài hành lang!”. Rõ ràng là vu khống Hội chia cắt vợ chồng, gây mất đoàn kết rồi. Cái này thì phải kiểm điểm ngay nếu tôi suy diễn là đúng…
                Báo Văn Nghệ  có chàng Khôi Vú
                Lúc nguy nan bỏ mũ xin chuồn
                Ðưa chàng lòng dặc dặc buồn
                Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền
            Khổ này cũng phải vận dụng phép quy chụp thì mới rõ. Báo Văn Nghệ làm gì có  chàng Khôi Vú( theo tôi nghĩ là Vú Đẹp). Mà có đi nữa thì làm gì có cảnh  đưa tiễn chàng rời khỏi báo mà dặc dặc buồn. Anh làm cho báo VNĐN vinh quang  thì Hội thơm lây còn anh về thì kệ anh. Ai cấp ngựa, cấp thuyền cho anh mà phõng!. Rõ là mơ mộng.Tưởng tượng hão!
                 Tổng Đăng Vàm chuyên quyền quyết định
                 Văn Nghệ chơi… thủng thỉnh mà chơi
                 Có người chết tuổi tám mươi
                 Viết trang cáo phó đưa lời: hưởng dương
         “Cứ theo văn bản mà truy” thì có ông Tổng đốc Đăng Vàm nào đó (Đăng Vàm chứ đừng thấy chữ Đăng là nghĩ đến Đăng Kháng nhé, cách xa nhau lắm) chơi văn nghệ rồi viết cáo phó cho người chết 80 tuổi mà ghi là hưởng dương.
             Việc này trùng hợp với báo Văn Nghệ đã sai lầm khi đăng cáo phó thân phụ  Hội viên qua đời ở tuổi bát tuần mà lại ghi là hưởng dương. Đây là những sai sót nhỏ, không cố ý. Chúng ta rất cần những đóng góp phê bình để báo ngày càng hoàn thiện.  Tôi đã từng thấy trong số đặc biệt xuân 2011 người ta đã xóa bỏ cả 8 trang  rồi in giấy trắng vào. Thế mới kinh! Nhưng vẫn không sao cả!
            Đó là tôi nói trùng khớp chứ tác giả có dám chê báo Văn Nghệ của chúng ta đâu. Báo VN của chúng ta cực kỳ tốt đẹp ai dám vấy vào, rách chuyện!
                     Cuộc thi thơ có nường Ka Rỉn
                     Đeo mặt mo lên lĩnh giải to
                     Hội ta TỰ BIẾT thẹn thò
                     Kinh thay triệu phú chơi trò nặc danh
             Ka Rỉn là nhân vật trong cuộc thi thơ của Hội ta. Nường là người hay là là ma? Riêng tôi tin nường là ma bởi khi lên lĩnh giải thưởng, nường lại nhập đồng vào khuôn mặt nhà thơ Nguyễn Hoài Nhơn. Cuộc thi thơ có tiêu chí rõ ràng, người tham dự phải ghi tên thật. Vậy ai là người để lọt lưới vụ tráo danh này? Ai là người trù dập khiến nhà thơ Nguyễn Hoài Nhơn bày trò nặc danh đội lốt Ka Rỉn để giật giải?
              Vụ việc hết sức lùm xùm, rất tiếc là Hội ta chưa có cuộc họp để rút kinh nghiệm, thu hồi giải thưởng trao nhầm, tránh những tiền lệ không tốt cho các giải  về sau. Đây là một lời nhắc nhở chứ không phải là nói xấu Hội.
                      Ban thẩm định chẳng rành thẩm định
                      Đứng tấn hoài  lại tính sờ voi
                      Ếch già đáy giếng trông trời
                      Chia phần Đại Lãi đi rồi thì dông
            Ban “thẩm định” của chúng ta có vấn đề chăng? Điều này nhà báo Trương Thanh Phận đã nói trong cuộc họp 21/12/2011. Rằng có bài viết của anh gởi đến Tạp chí Văn Nghệ Đồng Nai thì không được in, mà cũng bài đó gởi đến báo khác thì in ngay. Rằng anh mòn mỏi đợi Hội hỗ trợ tiền để in tác phẩm nhưng chẳng thấy trong khi bạn bè và nhà in sẵn sàng in cho anh. Như vậy đúng là ban thẩm định chẳng rành thẩm định, chứ còn gì nữa?
              Cùng trông lại mà mù không  thấy
              Thấy xanh xanh những mấy thằng ươn  
              Khoe khoang lục bát Minh Phương
              Thơ  Hăng Khán, háng Hồng Dương đỏ màu
           Đây là khổ thơ lung linh sắc màu “xanh-đỏ” và nhiều  nhân vật xuất hiện dưới mắt người mù như người cõi âm vì tên tuổi không có trên trần thế. Xin hỏi Hội ta có ai là Minh Phương, là Hăng Khán, là Hồng Dương không ạ?- Toàn là người ở đâu đâu.Thế thì tại sao lại phải kiểm điểm? Minh Phương có quyền khoe lục bát của hắn. Háng Hồng Dương đỏ màu, thơ Hăng Khán là quyền của họ… Rất tiếc họ là người “ma”, chứ nếu mà người của Hội thì chỉ cần mời ban thẩm định, thẩm định  xem háng Hồng Dương có đỏ màu không? Nếu “tím màu” hay “xanh màu” thì đích thị là vu khống người đẹp, lúc đó mới có cơ sở truy nã Tú Thịt Hộp tiết lộ bí mật Hội. Nhưng tào lao quá! Bỏ đi.  Người xưa từng nói: Chớ thấy bút danh người ta chói sáng mà nhận vơ là của mình, xấu hổ lắm!
               Lão Tú Sừng vốn giòng hào kiệt
                Xếp bút nghiên theo việc đao cung
               Bao lần nổi giận đùng đùng
               Thước gươm đã quyết chẳng dung lũ hèn
              Khổ thơ này đích thị nói về tôi là Tú Sừng. Nhưng tôi xếp bút nghiên bao giờ? Tôi lấy thước gươm theo việc đao cung bao giờ? Rõ ràng là xúc phạm tôi. Tôi vốn là hội viên đồng sáng lập Hội văn Nghệ Đồng Nai, nhưng tuổi già trí lẫn nên suy nghĩ chậm chạp. Bởi vậy tôi mới cất cái gọi là bài “vè” này, mong gặp Tú Thịt Hộp để trao đổi cho ra lẽ. Nhưng Tú Thịt Hộp, anh ở đâu, tìm anh như mò trăng đáy giếng?
 …
         Còn vài khổ nữa nhưng xét thấy vô bổ quá nên tôi thôi.

         Những ý kiến phân tích của tôi ở trên, nếu có điều gì “phạm húy” thì xin quý vị niệm tình bỏ qua, bởi đó là điều ngoài ý muốn. Chắc trong Hội ta, còn có nhiều người cao kiến, xin dành thời gian để quý vị biện giải.

        Một lần nữa tôi khẳng định Tú Thịt Hộp không phải là tôi. Tờ giấy có “bài vè” này tôi nhớ là nhặt trong thùng rác trước cổng; bởi vì có tên Tú Sừng nên giữ lại nghiên cứu. Tôi không có khả năng suy diễn qui chụp như nhà văn Lê Đăng Kháng, lại càng không biết nhặt được “giấy lạ” là phải đem nộp cho lãnh đạo như anh Hoàng Đình Nguyễn. Nếu biết chắc bây giờ tôi đã được khen chứ không bị nghi ngờ. Đây là bài học cho tôi và cho cả Hội ta, hãy nhớ lấy mà thực hiện.
        Để bảo đảm rộng đường dư luận và công khai minh bạch, tôi đề nghị Văn nghệ Đồng Nai cho đăng “bài vè”và cả những bài phân tích này. Đồng thời Hội làm văn bản báo cáo cấp trên, gởi bài cho báo Hội liên hiệp trung ương để phổ biến rút kinh nghiệm. Và cần thiết thì triệu hồn Tú Thịt Hộp bắt viết tường trình, nhận khuyết điểm.
       Nếu Hội không làm được như thế thì chính những người tự nhận vơ, đem tài liệu không rõ ràng vào phát tán trong Hội rồi mở cuộc họp vạch lá tìm sâu vô bổ, làm mất thời gian hôm nay đích thị là những người gây mất đoàn kết nội bộ cần phải có biện pháp xử lí.
      Cuối cùng, trong buổi trao đổi hôm nay tôi chính thức gửi văn bản đề nghị Hội VHNTĐN cho mở cuộc hội thảo về bài thơ “Hội văn Đồng Nai ngâm khúc” để tìm ra đâu là đúng sai, đâu là xuyên tạc, đâu là làm ảnh hưởng đến một số Hội viên trong Hội. Trong cuộc hội thảo này nhất thiết phải có trọng tài là nhũng nhà thơ đẳng cấp và phải có cấp trên về dự để bảo đảm tính khách quan. Sau đó tùy theo kết quả mà xử lý theo điều lệ của Hội. Đây là đề nghị của tôi.
NGUYỄN XUÂN BẢO
(Ban văn học-Hội VHNTĐN)
Trên đây là những ý kiến của tôi bằng văn bản, còn đây là 2 ý kiến ngắn ngoài văn bản:
1.    Tôi không phải là tác giả viết “bài vè”, thường trực phải đính chính thư mời.
2.    Ông Khánh Hòa nên dọn đi chỗ khác đừng ở nhờ văn phòng Hội, nhục lắm!"
             Không khí quá căng thẳng. Ông Lê Thanh Xuân đã nhận xét nửa đùa nửa thật: Anh Bảo nói Tú Thịt Hộp cao hơn anh cả mấy cái đầu, nhưng qua bài phân tích này thì anh là ông nội của Tú thịt Hộp luôn. Quáhay!
                          
DSCN6478.JPG 
                                        Nhà thơ lão nữ Hồng Phương phát biểu
           Tiếp theo nhà thơ lão nữ Hồng Phương ọ ẹ phát biểu, suy diễn lung tung rằng thì người viết ở đó chứ ở đâu, người viết là đó chứ ai, nghĩa là chỉ lá bụi tre  không  cụ thể là ai cả…Hình như đây là ý kiến duy nhất nêu tác giả nhưng chỉ là suy diễn hồ đồ  nên không ai buồn nghe.
            Lại  nhiều cánh tay đưa lên… Nhà văn Thu Hằng đề nghị là phải làm việc theo tuần tự, phải mời nhà văn Lê Đăng Kháng trình bày đơn đề nghị để ban Văn biết ra làm sao chứ? Mọi người nhất trí. Mời Lê Đăng Kháng. Lê Đăng Kháng lật đơn ra đọc thì Xuân Bảo gương máy quay phim ghi hình liền bị Đăng Kháng cự nự đòi đánh.(ông này ngoài Văn còn có Võ nữa chắc?- Dệ sợ chưa!) Xuân Bảo thách : Mày đánh đi! Thật là văn hóa hết biết! Rứa mà nhà phê bình Bùi công Thuấn viết trên Gác văn Đồng Nai Lê Đăng Kháng là "người hiền". Có nịnh không đây trời? 
                         
DSCN6479.JPG
                                Nhà văn Lê Đăng Kháng đang ngồi trình bày đơn tố cáo
           Đăng Kháng  không đánh, nhà văn ngồi tại chỗ trình bày xong 2 lá đơn thông suốt.
           Thấy không khí "dịu dàng" ông Nam Ngữ lại lấy máy quay ra ghi hình.  Có lẽ vì ông là chủ tịch nên Đăng Kháng không đòi đánh chăng?   Võ Nguyện xin đăng ký phát biểu mà lòng lo lắm..
           Cô Kim Chi ngồi bên, đập vai:- Võ Nguyện ơi biết có “bảo toàn sinh mạng” không em?!!!
           (Xin xem tiếp phần 3)
Văn Biên Hò
a

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét