2013/01/29

126.DỄ ỢT, BÁC THỈNH À.


Viết bởi: Lê thị Cá Ngạnh

Mấy hôm nay, nghe người ta từ chối nhận Giải của Hội Nhà Văn rồi xôn xao về cái tâm cái tầm của quí lãnh đạo, sao mà buồn cười quá. Dư luận không hiểu hay cố tình không hiểu là lãnh đạo thì phải định hướng à. Dù cho có bao nhiêu Ban Giám khảo đi nữa thì cuối cùng cũng do Trưởng Ban Chấm Giải quyết định hết. Sự việc này không mới vì đã xảy ra bao nhiêu năm nay rồi, ở nhiều nơi rồi. Thế thì xôn xao mà chi, ngao ngán mà chi cho mệt cái xác. Xin kể một vụ Chấm giải “thành công tốt đẹp” tại một Hội (trong 64 Hội cả nước đi theo mô tip Hội bác Thỉnh) để chúng ta xả tress và bác Thỉnh có bài học gì chăng?  
 Đó là vụ chấm Giải Trịnh Hoài Đức ở Hội VHNT tỉnh Nai Đồng vừa qua.

  Năm ấy tức năm ngoái, Ngài Nam Ngu còn ngự trên ghế chủ tịch Hội và đương nhiên Ngài kiêm luôn chủ xị Ban Xét thưởng. Tổng tiền thưởng và chi phí cho giải dự kiến lên cả tỉ và cũng đương nhiên là lấy trong tiền thuế của nhân dân Nai lưng ngoài Đồng. Để số tiền này chảy về “nhóm lợi ích”, ngài Nam Ngu đã lên một kế hoạch rất chi là thông minh và chi tiết. Bác Thỉnh nghe mà yên lòng nè!
 Đầu tiên là trưng ra cái gọi là Điều Lệ Giải, xin cấp trên thông qua và xin đăng trên cổng thông tin điện tử tỉnh đàng hoàng. Nào là:
-Ban Xét Giải và Ban Giám khảo không được dự thi, nào là:
-Tác phẩm phải có đề tài về đất nước con người Nai Đồng, đối với các tác phẩm tuyển chọn thì đề tài Nai Đồng phải chiếm hơn 50 %... (Tham khảo tại đây văn bản số 01/TB)
Thật là quá rõ ràng minh bạch.Thế nhưng để lái giải đi vào“định hướng” là không dễ. Phải là người dũng cảm và lì lợm mới làm được. Cũng như quí bác, Ngài Nam Ngu đã cho phong tỏa ngay từ đầu bằng cách mà bọn vu khống gọi là “ngăn chận từ xa”, nghĩa là hạn chế phổ biến thông báo trên khiến cho rất ít người biết. Thậm chí trong Hội VHNT Nai Đồng có rất nhiều tác giả nổi tiếng không biết có cuộc thi, ví dụ A Lý Phượng Hồng, Dương Đức Chảnh…). Cái này thì các bác cũng làm rồi bằng cách ngăn cản việc in sách đó... Thế rồi cuộc xét giải trong vòng bí mật được tiến hành. (Ai mà lộ BEM là tước Giải). Cũng ban bệ Sơ khảo giới thiệu tác phẩm nhưng khác biệt ở đây là chủ tịt đã linh động làm ngơ, cho phép người có tác phẩm dự thi tự làm Giám khảo cho mình để tránh thù oán. Điển hình là ban VĂN NGHỆ DÂNG GIAN, hai giám khảo Nguyễn Thị Nguệt và Phan Đình Dũ đã tự chấm “vào chung khảo”. Họ làm với đầy đủ bút tích hẳn hoi chứ không phải như nhà văn Y Chang phải ngồi im không được bỏ phiếu cho mình đâu nhá. Rồi thì thuê các nhà văn nhớn trên thành phố HCM về chấm chung khảo cũng như bác chọn Giám Khảo Chung Kết vậy. Tuy nhiên có khác nhau là Ban Giám Khảo của bác là các nhà văn có trách nhiệm với ngòi bút nên chưa đọc tác phẩm thì họ bỏ phiếu trắng, thông báo sai tên tác phẩm thì họ bảo là gõ vi tính nhầm rất chi là cao cả. Còn Ban Giám khảo của ngài Nam Ngu thì làm theo Hợp đồng, họ chỉ biết chấm theo Điều Lệ Giải rồi nhận tiền còn sau đó là tùy “Hội Đồng Xét Giải” quyết định, họ hết trách nhiệm. Nghe họ kháo nhau, lần này chủ tịch và một số lãnh đạo không có giải, ai cũng phục.

Thế nhưng khi Giải được công bố (cũng rất bí mật trên báo điện tử) thì anh em trong Hội Trong Hội mới ngả ngữa. “Hội Đồng Xét Giải” mà chủ đạo là Ngài Nam Ngu đã lấy quyền phủ quyết để thay đổi tất cả. Thật là một cuộc đổi mới ngoạn mục chưa từng có, chưa hề có.
-Theo điều lệ Giải thì Ban Giám khảo không được dự thi thế mà bà Nguệt thì rinh giải B còn ông Dũ thì rinh gải C. Hai ông bà này đều là Giám khảo Ban Văn Nghệ Dân gian đấy.
- “Tác phẩm phải có đề tài về đất nước con người Nai Đồng... chí ít cũng hơn 50 %” ghi rõ ràng trong điều lệ giải thì như một trò hề.
 Ví dụ Tập truyện Viên Gạch Lạ với 10% chất Đồng Nai được giải văn Xuôi. Viên gạch lạ này dày 277 trang, được nhào nặn bởi 10 truyện thì 9 truyện nói về Quảng Trị và vài miền đất khác; chỉ có một truyện duy nhất được nhét vào là Mồ cá sấu- 30 trang- là nói về Nai Đồng. Đó là chưa nói tác phẩm này đã được Tạp chí Cửa Việt trao giải A trong cuộc thi truyện ngắn 2 năm 2004-2005, còn tác giả là người trong Ban Thẩm Định (!)…
 Nhưng không phải một viên gạch là lạ mà cả một bức tường lạ xuất hiện.
 Nhiều tác phẩm không có tí gì là Nai Đồng khoai củ cũng rinh giải vô tư. Điển hình như đạo diễn vỡ Dời Đô. Ai cũng biết đất Nai Đồng là đất Biên – Trấn, có Đô đâu mà dời thế nhưng vẫn giải A. Càng nực cười hơn khi 2 diễn viên Đông Thị Quê Anh và Trần Trụi Xuân Vui, vì cùng đóng vai trong Dời Đô nên cũng được Ban Xét Giải cho 2 giải B làm cho giải B của ban này vượt lên 3 giải. Thật là “Đông Vui” ra phết! He hee!!! Phải chăng Dời Đô được giải là do tác giả Giang Mạ Hành làm Phó chủ tịt Hội?!!… Và đây, xin điểm mặt vài tác phẩm không có chất Nai Đồng nhưng ăn theo Dời Đô:  
  - Hướng về Thăng Long - Hà Nội, giải C của Đoàng Quang Trung.
  -Tự hào Thăng Long - Hà Nội, giải C của Nguyễn Phung  
  - Sáng mãi tên Người, giải B của Le Háng… He he … Nhiều lắm…Hình như địa danh Nai Đồng đã được bàn tay ai gõ vi tính sai thành Thăng Long, thành Hà Nội hết rồi.
Đó là nói về mặt tiêu chí, còn về chất lượng thì không ai biết. Bởi vì trước và sau giải các tác phẩm này có ai đọc và giới thiệu đâu. Ngay 1 dòng trên tờ Văn Nghệ Nai Đồng cũng không có. Một vài Hội viên vì tò mò đã xốc xáo trong tủ sách trưng bày của Hội để học tập thì quá sốc với thứ văn chương chưa sạch nước cản. Ví dụ “Đan đan giọt nắng”- tập thơ đầy dẫy vần điệu ngô nghê của Tiêu Thanh Giàng không thiếu những bài đại loại như:  
 Chung trùm một mảnh ni lông
 Nửa thân dẫu ướt môi hồng vẫn khô
Thôi thì mặc gió cùng giông
Gió giông quà tặng bềnh bồng phút giây. (từ “Khô” vần với từ “Giông” đấy! Hay không?)

 Có người nói; “Hình như người ta xét giải theo tác giả chứ không phải theo tác phẩm.”  Câu này thì ngoài Hội Bác Thỉnh đang ra sức chứng minh còn trong Hội Nai Đồng thì rất rõ ràng: 
-   Phó chủ tịch: Phàm Phu  Zăn Giải B
-   Phó chủ tịch Giang Mạ Hành Giải A
-   Trưởng Ban văn Lũi Thật Xa Giải B
-   Trưởng ban Thẩm Định Tạ Hoài Giải C
-  Cựu Tổng Biên tập Báo Văn Nghệ Nai Đồng Khôi Vú Giải B
-    Và đặc biệt là giải dành cho Trưởng ban Tuyên Huỳnh Không Đến Giải B (Xem danh sách tại đây- bấm vào)
 (Xin nói rõ là Huỳnh Không Đến hoàn toàn xứng đáng với tác phẩm, nếu như tác giả không phải là người cấp trên lãnh đạo của giải. Ai đời cấm cấp dưới không được vừa làm Giám khảo vừa dự thi còn mình thì tự do vừa lãnh đạo vừa dự thi. Nguyên nhân chính là từ đây đấy)…
       Nói chung là hầu hết những vị trong Ban Chấp hành, trưởng phó các tiểu ban, các vị trong lãnh đạo Hội đều chia nhau giải đầy đủ.Vì phải giành xuất ưu tiên như thế nên ngài Nam Ngu mới dùng quyền phủ quyết và các lí do không đâu để loại bỏ các tác phẩm 100% viết về Đồng Nai như Trường ca Âm vang Một Dòng sông, Bút ký Mưa nắng Đồng Nai… mặc dù các tác phẩm này đều được Ban Giám khảo nhất trí tặng Giải cao.Và hình như cũng vì hết suất nên tác phẩm Đất Trời Vần Vũ không được giải. Lúc đó, để ngăn chận từ xa, nhà Phê bình Bùi  Công Thúi đã có những bài phê bình ấu trĩ  gán cho Đất Trời Vần Vũ có vấn đề nên chủ tịt đã ung dung loại ra. Thế mà ai ngờ khi sắp phát giải thì tác phẩm này được Giải của Hội nhà văn.  Huề trớt, sự đã lỡ chủ tịt và Bùi Công ngặm miệng mặc cho dư luận đàm tiếu. ..
      Giải có nhiều vấn đề thế mà không ai nói gì à? - Có đấy nhưng bị bịt kín. Lúc ấy Hội Nai Đồng cũng có một nữ nhi dũng cảm xin rút khỏi giải sớm còn hơn nhà văn YChang bi giờ. Người đó là Trần Trăng Thu mà sau này nổi tiếng với kỳ án “đấu tố” cây dầu. Ông chủ tịt cũng không có tên trong Giải. Thật là cao cả nhưng không ai khen, bởi vì người ta biết là ông rút kinh ngiệm từ bác Hữu Thỉnh. Ghi tên chi cho mệt, đến khi dư luận phản ứng thì ói ra sao kịp.Thôi thì chia phần cho anh em, mình ăn cái tiền cho thuê văn phòng cũng được rồi, chỉ xin anh em im lặng. 
        Nhưng dư luận không im lặng. Dư luận râm ran cũng như bác Thỉnh bi giờ, có người đòi xét lại giải.


Quang cảnh đìu hiu của Phát Giải chạy tang.
Trước hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng như thế, phải nói Ngài Nam Ngu là người có tài. Ngài ra quyết định táo bạo: Phát giải chạy tang. Giải được phát lúc tờ mờ sáng. Mặc dù chỉ có lèo tèo mấy người, mặc dù bác Huỳnh- trưởng ban Tuyên không đến, mặc dù nhà văn Khôi Vú không đến (Họ là những người đoạt giải nhưng thấy không vinh dự hay sao ấy) thì cuộc phát giải vẫn thành công tốt đẹp bởi vì không ai kịp ý kiến ý cò.
Sau đó những người không đến cũng âm thầm nhận thưởng. Và Giải đi vào im lặng!  
     Hhu hu… sự việc của Hội bác Thỉnh bi giờ đã tè le. Chỉ còn một cách là Bác nên triệu ngài Nam Ngu ra Hà Nội để tham vấn kinh nghiệm. (Ngài ấy nghỉ việc vì sức khỏe yếu nhưng mạnh như trâu đấy). Nếu không được thì bác phải áp dụng ngay cách phát giải chạy tang vào giờ thiêng của Ngài. Giờ thiêng nên chọn lúc thật vắng người, khoảng tầm 2-3 giờ sáng càng tốt. Đảm bảo với bác thành công ngoài mong đợi.
        He hee… Dễ ợt bác Thỉnh hè!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét