Viết bởi: ONG BẮP
CÀY
Đó là cuốn sách
do nhà Xuất bản Hội Nhà Văn cấp phép cách đây mấy tháng có nội dung nói về nông
thôn mới tỉnh Đồng Nai do Hội Văn Học Nghệ Thuật Đồng Nai phát hành.
Ngay từ trang
bìa đã thấy sự mơ hồ không chính chủ của ấn phẩm này. Gọi là sách nhưng không
phải là sách bởi vì không có tên sách. Câu “Tuyển tập tác phẩm VHNT viết về đề
tài nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới Đồng Nai” là câu giải thích văn bản. Câu này cho biết sách viết về cái gì
và viết bởi một hay nhiều người (tuyển tập) chứ không phải là tên sách.Vì thế,
có thể gọi đây là một tập tài liệu thì đúng hơn. Đã không có tên sách mà phần
tác giả cũng không ghi rõ là ai, một tác giả hay nhiều tác giả, lại ghi tên hai
cơ quan dài ngoằng: “Ban chỉ dạo nông
nghiệp- nông dân- nông thôn- và xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Nai/ Hội Văn Học
Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai. Xin thưa 2 cơ quan này chỉ là người tổ chức chứ
không phải là người viết bài. Sao lại có sự đánh tráo ở đây vậy? Phải chăng Ban
Chỉ Đạo và ban Biên Tập cái gọi là sách này là người không biết làm sách?
Về phần hình thức,
nếu để ý kỷ thì chúng ta thấy trong ruột sách vẫn có tiêu đề là Tam Nông Đồng
Nai- nhiều tác giả, bố trí theo trang chẵn lẻ đàng hoàng. Nhưng không hiểu sao
trang bìa lại thể hiện khác, đúng là đầu Ngô mình Sở. Điều này cho biết là có
nhiều người tham gia chia phần nên cha chung không ai khóc. Thôi thì đành chịu,
chấp chi chuyện hình thức. Nội dung mới quan trọng.
Về phần nội
dung, được nêu ra trong bài giới thiệu lòng thòng ở đầu tập thì đây là một cuốn
sách nói về chính sách Tam nông- một chủ
trương mới nhằm phát triển nông thôn Việt
Nam ở Đồng Nai, thế nhưng những bài được “tuyển chọn” lại là những “gương người
tốt việc tốt” từ lâu lắm, chẳng ăn nhập chi với chủ trương mới thậm chí ngược lại.
Quá khiếp!
Trang 74, bài “Khi trở lại Định Quán”, nữ sĩ Hồng
Phương viết:
Thành phố miếng ngon tôi tận hưởng
Ngờ đâu nguồn ấy chính là đây
Núi đá Ba Chồng vẫn là đá
Tôi cúi biết ơn mảnh đất này.
Thật là một sự
vu cáo trắng trợn. Biết ơn hay vô ơn? Thì ra miếng ngon nông nghiệp thì thành
phố tận hưởng cả. Còn đây, nơi làm ra “miếng ngon” thì “đá vẫn là đá”! Đổi mới nông nghiệp Đồng Nai là thế ư? Ban Chỉ
đạo và ban Biên tập có ý đồ gì khi cho đăng bài trên?
Ai cũng biết nữ
thi sĩ đã đến Ba Chồng này có nhiều suy nghĩ non nớt có chủ đích, ví dụ một lần
viết về Thành Cổ Quảng Trị bà đã đặt nghi
vấn: “Cỏ non Thành Cổ có là cỏ non? rất
là nhạy cảm. Vậy mà Ban Biên tập vẫn lăng xê hay là đã bị bùa mê với cái gì đó
rất nhạy cảm của bà?
Không chỉ là một
bài mà nhiều bài của nhiều tác giả có ý đồ tương tự được che đậy dưới cái vỏ
ngôn từ lấp lánh. Ở đây, Ong Bắp Cày không làm công việc vạch lá tìm sâu, bởi
vì sâu quá nhiều, chỉ nêu vài thí dụ nhỏ của những tác giả là cây đa- cây… dầu
trong Hội:
Trang 172 , khi “được trở về cùng đất mẹ quê cha” nhà
thơ Lê Cẩm Lyn viết:
“Sống trên
quê hương
nhưng chẳng có nhà
Nhà là cái bè nuôi cá
Anh hỏi tôi: vất vả?
Có sá chi
chỉ lênh đênh thân cá phận người”
Bài thơ còn ghi thời gian ra đời là tháng 6
năm 2011. Năm 2011 là năm đã triển khai Tam Nông ở Đồng Nai nhưng không biết địa
danh La Ngà thuộc chế độ nào mà nhân dân sống trên quê hương nhưng chẳng có nhà? Ai đã cướp nhà để phải lênh đênh
thân cá phận người nhễ? Thật quá lạ!
Trang 175, hình
như để minh chứng cho sự đè nén này, nhà thơ Huyền Tùng cũng buông 2 câu: “Lúa đang thì con gái anh ơi/ Lá mướt xanh và
thân mụ mẫm.” Mụ Mẫm là mụ mị - u mê chứ không phải bụ bẫm đâu nhé. Có cái gì áp bức mà lúa đang thì con gái phải mụ
mẫm vậy cà?
Trang 163, Bức
tranh Âm điệu quê hương của Lê thanh
Xuân lại cho ta thấy một nông thôn chậm tiến với con trâu muôn thuở, thật ảm đạm
làm sao:
Tiếng trâu bước mênh mông chiều nội
Tấm lưng chài che khuất dòng sông.
Trang 71, Nhà thơ Đàm Chu Văn đã mượn vài hình
ảnh nông nghiệp như cá bè, rẫy mía để thao thức
trăn trở về về một “Ký ức La Ngà” mang mang chưa biết đúng sai:
Những cơn mơ thao thức
không có kết thúc trữ tình cho bầy xâm lược
nhưng sự độ lượng khoan dung thì ở đâu cũng có thể nảy
chồi…
Trang 72, Hoa Xuyến Chi- Đàm Chu Văn thì khỏi bàn,
khỏi trich. Bài thơ này nên đăng ở tạp chí Cây Cảnh- Non Bộ thì hợp hơn, chứ ở
đây thì hoàn toàn lạc đề. Phải chăng tác giả cũng chính là trưởng Ban biên tập
đưa vào để lấy chút nhuận bút?
Vân vân…
Lại nữa, đây là
tuyển tập của những cây bút trong Hội VHNT Đồng Nai mà có quá nhiều bài viết thể
hiện sự non kém về ngành nghề, thậm chí ngô nghê đáng tội. Xin nêu một ví dụ:
Kịch ngắn “Bức
tranh tươi màu” của Nguyễn Xuân Từng (trang 145) viết: “Trên đồi cà phê trĩu cành chín mọng, tốp nam nữ đi hái cà phê dừng tay
nghỉ giải lao, họ gọi nhau ra múa hát chuẩn bị cho tiết mục văn nghệ sắp được
trình diễn mừng quốc khánh 2/9.” He he… Cà phê mà “chín mọng” trước ngày 2/9! Ông Xuân Từng ơi, ông đã từng tới vườn
cà phê nào chưa? Nếu tới rồi chắc ông biết Cà phê chỉ “chín mọng” vào tháng 11
để đầu tháng 12 là thu hoạch, còn trong tháng 8 thì cà phê trái mới nhú bằng hạt
vừng và chỉ có rụng trái non. Bằng hạt vừng rụng non mà ông cho là chín mọng quả
thật ông tài thật. (Hay là ông đã bị lừa dùng thuốc kích thích quá liều, chẳng
biết!) Những vườn cà phê “chín mọng” mà
ông sáng tạo ra cho kịp mừng 2/9 thật là “Bức tranh tươi màu”, tuy nhiên để đưa
vào văn chương thì phải viết là “chín non”, hoặc “chín háp” mới đúng ngữ pháp
ông ạ. Nông dân không cười ông mới lạ.
Cũng qua tác phẩm
tươi màu này Ban biên tập đã gián tiếp tố cáo ông là một tên đạo văn. Rõ ràng
trong vở kịch trên (trang 160) nhân vật Sáu Thơ nói: “Tôi mới làm bài thơ nhan đề “Bức tranh tươi màu”. Tôi xin đọc để chúng
ta thưởng thức:
Hơn hai mươi hộ một vùng
Chung tay hợp tác trồng cùng giống cây
Quy trình kỷ thuật đủ đầy
Sầu riêng hạt lép cơm dày vàng ươm
Người cần mẫn cây trả ơn
Mùa về trái chín hương thơm trĩu cành
Nông thôn sang tựa thị thành
Tình làng nghĩa xóm bức tranh tươi màu.
Thế mà trang 173
bài thơ trên đã bị đổi tên thành Cây sầu
riêng trên đất Tân Phú sau khi thêm 2 câu đầu và 2 câu cuối, người đứng tác
giả để lĩnh nhuwnj bút chình ình ra là Nguyễn Xuân Từng. Ô hô, đạo văn ăn vụng
thì phải biết chùi mép một chút chứ, đây sao mà công khai quá vầy nè? Ông Xuân
Từng vừa kể chuyện kịch bài thơ là của Sáu Thơ. Thế rồi ông cắt ra, thêm tí mắm
muối để lãnh 2 nhuận bút là sao vậy cà? Ban Biên tập có được chia chác gì không
mà mù mắt vậy?
Lại nói về nhà
văn Giải B Trịnh Hoài Đức- Trần Thúc Hà. Không biết giải thưởng có làm ông dẻo
dai hay đã chuyền sang “nhầm lẫn” đến nỗi cho một đứa bé 2 tuổi biết trồng cây
khế và có vợ con.Trang 5, Chuyện Của
Chúng Tôi, Trần Thúc Hà viết: “Tôi
con đầu, bốn mươi hai tuổi,…” đến trang 10 lại viết: “Cây khế là tôi trồng cũng bốn mươi năm nay. Ngày ấy vợ tôi có bầu thằng
Hai…” Kinh chưa là mhười làm Nông
Nghiệp Việt nam, mới 2 tuổi (tức 42-40) đã biết trồng khế, lại có cả vợ con! Chuyện
này ông nên gởi ra dự thi Kỷ lục Việt Nam, chắc chắn sẽ được giải A, sao lại nhầm lẫn đăng vào cuốn sách không tên để
thiên hạ cười “ông nhầm lẫn” nhỉ… He he… nhiều quá.
Nói mãi vẫn
không hết thôi thì xếp lại và vất vào sọt rác vậy.
Nhưng lại nói
thêm mấy điều vui vui cho những ai còn giữ lại coi chừng.
Thứ nhất là các
số trang trích dẫn ở trên là trang thực in trong “sách” chứ không phải trang ở
mục lục. Mục lục trong “sách” này là một ma trận đường link ảo thể hiện sự tài
ba của ban Biên Tập. Không tin xin cứ đối chiếu: Nếu bạn muốn tìm bài Nghề Nông trang 65 thì sẽ ra Người
thiếu phụ Tày…, nếu bạn muốn tìm bài Miền
đất yêu thương trang 72 thì sẽ ra bài Ngọn
tiêu Quảng Trị, v.v…, rất chi là ngoạn mục.
Thứ hai, cuốn “sách”
mà chúng ta đang nói đến là một ấn phẩm lậu. Bởi vì sách in chính thống thì phải
có trang xi nhê cuối sách rõ ràng. Trong đó nơi cấp phép, nơi in, người
biên tập thời gian nộp lưu chiểu phải minh bạch. Thế nhưng sách này nơi in thì
để chấm chấm (….) rất bí mật. Vì thế người đọc có quyền không tin nhà văn Vũ Hồng
nổi tiếng với việc săm soi đã biên tập sách này. Người đọc cũng có quyền nghĩ rằng
sách chưa nộp lưu chiểu vì nếu nộp thì Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn đã biết sai qui
định và đã uốn nắn.
Một cuốn sách lậu lấy tên Nhà XB HNV với nội
dung lệch lạc và sai qui định xuất bản như trên tại sao lại được lưu hành? Xin
giành quyền trả lời cho cơ quan có trách nhiệm.
Bài này HN đọc bên "Cụ Tú" rồi.Chúc anh một năm mới mạnh khỏe,nhiều niềm vui.
Trả lờiXóaAnh Văn Biên Hoà viết vui quá! Bà con được dịp cười 1 trận hả hê.
Trả lờiXóa