2013/02/09

128.Sách Tam nông Đồng Nai- sai từ đâu?


Viết bởi:  LÊ THỊ CÁ NGẠNH
Cuốn sách gọi là “Tuyển tập tác phẩm VHNT viết về đề tài nông nghiệp - nông dân - nông thôn mới Đồng Nai” khi ra đời đã gặp phản ứng kịch liệt. Đầu tiên là nhà thơ Xuân Bảo, ngay trong cuộc họp bình bầu cuối năm, khi vừa nhận sách biếu ông đã truy Đàm Chu Văn: “Ai là người viết bài giới thiệu lòng thòng mà không thấy đề tên?”  Nhiều người cũng đặt câu hỏi khác về nội dung cuốn sách nhưng trưởng ban Biên tập  không trả lời được.  Thế là im lặng, chờ. Và rồi 1 tháng đã trôi qua, 2 tháng đã trôi qua… tưởng như “cứt trâu đã hóa bùn” thì gần đây dư luận lại xôn xao khi Ong Bắp Cày tung ra bài viết phê phán  những sai lầm của cuốn sách. (Xem tại đây, bấm vào). Ôi thôi kể không xiết.
Cá Ngạnh em xin không dài dòng, chỉ xin nói thêm đôi điều vì sao một cuốn sách do một Hội nghề nghiệp văn học kết hợp một cơ quan chuyên môn cấp tỉnh  mà lại bê bết đến vậy. Sai lầm từ khâu nào?

1/SAI LẦM TỪ KHÂU CỐ TÌNH LÀM TRÁI QUI TRÌNH XUẤT BẢN:
     Ai cũng biết Nhà Xuất bản Hội Nhà văn rất nghiêm túc trong việc cấp phép. Họ đọc kỷ từng bài trong bản thảo rồi đóng dấu từng trang có giáp lai cẩn thận. Nếu xin tự in thì phải có hợp đồng ghi rõ theo trang xi nhê (đính kèm) trong đó bắt buộc phải ghi nơi in. Và sau khi nộp lưu chiểu, nhà xuất bản sẽ đối chứng đúng với văn bản đã duyệt thì mới được phát hành. Thế mà những người làm sách ở Hội VHNT Đồng nai đã vi phạm một cách cố tình. Hai điều mà Ong Bắp Cày chỉ ra  đều ẩn chứa điều này.
      Một.Trang xi nhê không để nơi in mà mã hóa bằng một hàng dấu chấm chứng tỏ sách in lậu. Họ không công khai nơi in mục đích là để tiện bề nhập nhèm về kinh tế và cũng để nếu bị phát hiện thì họ thay hợp đồng khác lấy tên một nhà in nào đó sau khi đã thương lượng (Cũng giống như họ đã thay HỢP ĐỒNG THUÊ MẶT BẰNG văn phòng ra HỢP ĐỒNG TÁC NGHIỆP ấy mà). Đây là việc làm rất quen thuộc của lãnh đạo Hội Đồng Nai.
     Hai. Việc ruột và bìa đầu Ngô mình Sở  
    Ba. Việc này Ong bắp Cày không nói nhưng cũng quan trọng không kém đó là việc tự đưa thêm bài không qua kiểm duyệt vào in.

Nghe đâu khi phát hiện những sai lầm trên nhà Xuất bản này đã động thái thu hồi cuốn sách này. Chờ xem.
Xin nói rõ là sai lầm này không phải thuộc về Nhà Xuất bản. Nhà xuất bản chỉ việc 

Sai từ đầu óc người Biên tập có vấn đề:
Theo chúng tôi được biết thì tổng công trình sư của đại công trình này là Đàm Chu Văn- người đã đưa cáo phó chia buồn dày đặc vào Văn nghệ Đồng Nai - người đã  sáng tạo ra Trường nằm sờ (Xem tại đây, bấm vào), người đã  Lời cây dầu trước trụ sở Uỷ Ban Nhân Dân 

 Bỏ qua những sai sót về mo rat, trình bày thì vấn đề nổi cộm là nội dung  sách đã phản ánh méo mó thậm chí xuyên tạc hình ảnh Tam nông Đồng Nai mà không thể kể hết được:


         Tác giả Hồng Phương tự thú về “miếng ngon” bị thành phố ăn hết, còn nơi làm ra nó - “Núi đá Ba Chồng -vẫn là đá”. Ôi còn có sự tán tận lương tâm, giễu cợt nào bằng:
Thành phố miếng ngon tôi tận hưởng
Ngờ đâu nguồn ấy chính là đây
Núi đá Ba Chồng vẫn là đá
Tôi cúi biết ơn mảnh đất này.
(Bài thơ Trở lại Định Quán   trang 74)
 Tác giả Tấn Hoài- trưởng Ban thẩm định của Hội – người đã tráo Viên gạch lạ từ Quảng Trị giải Trịnh Hoài Đức Đồng Nai- sau khi kêu gọi nhớ ơn Quảng Trị  bằng bài Ngọn tiêu Quảng Trị (trang 73) đã lợi dụng tên cây Sầu Riêng để hé lộ “nỗi đau khổ” của nông dân Đồng Nai:
Hòn vọng phu nơi nào đứng mãi
Tượng đá thành huyền thoại không tan
Em- sầu riêng dưới núi Chứa Chan
Nỗi đau khổ một mình tự biết
 (Bài Sầu riêng Chứa Chan trang 73)
 Còn tác giả Lê Cẩm Lynh, người thừa biết những căn nhà làm trên bè cá có gía trị đắt nhiều lần hơn ngôi nhà trên bộ thế mà vẫn cố tình xuyên tạc:
Sống  trên quê hương
nhưng chẳng có nhà
Nhà là cái bè nuôi cá
Anh hỏi tôi: vất vả?
Có sá chi
chỉ lênh đênh thân cá phận người”
 (Lênh đênh, thơ Lê Cẩm Lynh trang 172)
Bài thơ Hoa xuyến chi  trang 72 mà Ong Bắp Cày đòi bỏ vì không phù hợp với nông nghiệp là quá oan uổng. Tác giả Đàm Chu Văn đưa vào không phải chỉ đểlấy nhuận bút  mà có dụng ý cả đấy. Xin nói rõ, hoa xuyến chi (mà nhiều nơi nhân dân vẫn tự gọi nhầm là hoa cứt lợn với dụng ý mỉa mai) là một loài hoa có thể đẹp cho phong cảnh nhưng đối với nông nghiệp thì nó là một loại cỏ hại (cũng như  trinh nữ, mai dương). Loại cây này phát tán nhờ gió nên nhanh chóng xâm lấn và phủ kín đất trồng khiến cho nông dân vô cùng khó khăn và cực nhọc khi dọn đất, làm cỏ. Theo tự điển Wipi thì thông thường cỏ này chỉ phát triển dọc đường lộ, đường xe lửa thế Đàm Chu văn lại ca ngợi khi nó phủ kín đồng xanh. Chao ơi là nền nông nghiệp Đồng nai với hoa xuyến chi – cứt lợn “khiết trinh đời đời”.
Trắng trong mỏng mảnh li ti
Muôn vì sao nhỏ bay về đồng xanh
Mỗi bông hoa mỗi tấm tình
Ấp iu cùng vơi khiết trinh đời đời.



Nhưng Văn không thể một mình mà tác oai tác quái như vậy. Phải có người đỡ đầu và giúp việc chứ, họ là ai?
-Xin thưa!  Đây, họ chiếm hết trang 2 với tên tuổi sáng loáng và chức danh  thì được mã hóa bằng cách viết tắc rất bí mật, rất mới, rất mở:
Chỉ đạo thực hiện:
Phạm Minh Đạo – Giám đốc sở NT& PTNT Đồng Nai
Nguyễn Khánh Hòa – Chủ tịch Hội VHNT Đồng Nai
Ban Biên tập:
Nhà thơ Đàm Chu Văn – Trưởng Ban
Nhà thơ Lê Thanh Xuân – Biên tập thơ
Nhà văn Lê Đăng Kháng – Biên tập văn xuôi
Nhạc sĩ Trần Viết Bính – Biên tập ca khúc
NSƯT Trần Đức Sìn – Biên tập SK-ĐẢ và ca cổ
NSNẢ Lưu Thuận Thời – Tuyển chọn ảnh nghệ thuật.

Những chữ viết tắc là tùy người đọc suy diễn. Nhưng xin các bạn chớ đọc thành:
Phạm Minh Đạo – Giám đốc sở Nhà Thổ & Phá Tan Nông Thôn Đồng Nai
Nguyễn Khánh Hòa – Chủ tịch Hội Vô Học Nhất Tỉnh Đồng Nai
…………
Nhà  Sư  Ưa Tình Trần Đức Sìn – Biên tập Sờ Khu Đếm Ả và ca cổ
Nhà  Sát Nông Ảo Lưu Thuận Thời – Tuyển chọn ảnh nghệ thuật.
He hee…!

                                                                                               

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét