2013/10/30

À, RA THẾ!

Viết bởi Văn Biên Hòa
Trại Đà Lạt năm 2013 của Hội VHGT Nai Đồng thế mà thành công tốt đẹp hơn cả dự kiến. Nhiều chỉ số được phơi bày, nhiều bí mật được bật mí khiến cho Hội viên sững sờ cũng như sững sốt…U choa choa! Là u choa choa!!!

 Chuyện thế, mà mấy lâu nay không ai hay biết. Xin nêu vài ví dụ:

1/ Nhà thơ/ nhà văn/ kiêm thợ vẽ Tiến- Hoài tuy đã 90 tuổi nhưng là nhà văn trẻ của Hội, giữ chức trưởng ban thẩm định. Ban thẩm định là ban sắp xếp tác phẩm của Hội viên theo ABC + - để phân phối tiền bồi dưỡng. Anh này (gọi thế cho trẻ) có biệt tài là không cần biết máy vi tính là gì, chỉ cần làm việc theo trí nhớ là có tác phẩm. Thậm chí tác phẩm “cục đá lạ” của anh viết về Quảng Trị – được thưởng ở Quảng Trị nhưng vì là trưởng ban thẩm định nên lại được bác Nam Ngu ở  Nai Đồng  trao thêm  giải Trịnh Hoài Đức mấy chục triệu. Có lẻ nhờ được ân sũng như thế nên mỗi lần thẩm định thì các nhà văn thấp cổ bé họng thường được anh xếp loại C, loại B- còn các nhà văn nhớn có vai vế trong BCH đều được  xếp loại A+. Điển hình như nhà thơ nhớn Đàm Chu đi dự trại viết Tam nông. Trại viết tổ chức cả mấy ngày đi cả mấy huyện thế  mà Đàm Chu chỉ xuất hiện vào buổi chiều cuối cùng cũng được giải A+ với bài thơ “mưa Trảng Bom”. Lại nhớ khi nhà thơ Đàm Chu này trình làng bài thơ đệnh mệnh  “Lời cây dầu cổ thụ trước ủy ban nhân dân” rồi được ban Tuyên giáo trân trọng yêu cầu Hội VHGT Nai Đồng thẩm định thì anh lặn biến đâu mất, không để lại một chút tăm…Hội Nai Đồng không có ban thẩm định???!!!
Thế mà nay, qua một buổi được thầy giáo Phạm Nhan Trung truyền dạy cái hay của thơ thần trên đỉnh gió sương Đà lạt thì anh đã tỉnh ra . Chỉ trong chưa đầy 3 hôm anh đã sản sinh 2 truyện ngắn mới, chắc chắn loại A. Thật  là kỳ diệu. Trước là thơ thần xuất hiện ở Yên tử thì nay sắp có văn thần xuất hiện ở Nai đồng. Quả là tin mừng, quả là thắng lợi.
 Thầy giáo Phạm Nhan Trung quả là vĩ đại. Các hội Văn Nghệ tỉnh bạn ơi, mau đăng ký mời thầy Phạm Nhan về dạy để phát lộ nhân tài của tỉnh mình đi.
Một ngày tựa mạn thuyền rồng
Cũng bằng muôn kiếp sống trong thuyền chài
Câu ca xưa đã rõ, thầy Phạm Nhan Trung cũng đã viết:
 Chả là vị GS – TS Viện trưởng Viện công nghệ thông tin thuộc Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam (HOÀNG QUANG THUẬN) này trước nay chỉ chăm chăm với khoa học, thế mà sau chỉ vài đêm  “ngủ cùng gió sương” trên đỉnh Yên Tử, ông bỗng trở thành “ người thơ” đúng nghĩa. Ba đêm liền không chợp mắt với bao cảm xúc dâng trào, ông đã viết liên tục 63 bài thơ trọn vẹn.(trang 35 dòng 13 trên xuống – Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử -Hội Nhà văn – Hà Nội tháng 8 năm 2012)).
Còn gì nữa mà không học tập. Mời không được thì thuê xe chở văn nghệ sĩ lên Đà lạt “ngủ cùng  gió sương” với thầy là sáng tác được ngay.  He he.. rứa mà mấy lâu không biết không làm!

2/ Nhà thơ/ nhà báo Xuân Bảo- người có công thành lập Hội,  bấy lâu có rất nhiều tác phẩm viết về Nai Đồng nhưng không được ban thẩm định cho giải. Chỉ qua một buổi thọ giáo thầy Phạm Nhan đã được thầy cho biết là Xuân Bảo không biết xử dụng dấu ba chấm (…). Ô la la!!!. Cả đời viết báo, làm văn làm thơ mà không biết 3 chấm, cái gì cũng nói thẳng thì làm răng được. Xuân Bảo nghe xong bật ngữa, người tím tái rồi không dám dị ứng chi cả nhưng  ghẻ lở từ đâu lại bột phát tùm lum. Nghe nói tan trại, về Biên Hòa phải tới bệnh viện điều trị mới hết. Bây giờ XB đang nghiên cứu ba chấm. Hy vọng sẽ làm vừa lòng ban thẩm định mà lọt vào giải Trịnh Hoài Đức tiếp theo.

3/Tác giả Quỉ Già – quên Giả Quì- lần đầu tiên xuất hiện trên VBH nhưng ai cũng nhớ tên. Ô (bà) này nhận xét về 2 vị thầy giáo khả kính sao mà đúng quá. Một ông có biệt tài đăng bài trên Văn Nghệ Nai Đồng số nào cũng có. Còn một ông thì là đề tử của thơ thần. Duy chỉ có điều chưa chuẩn là thù lao dạy cho Hội VHGT Nai đồng là 700 ngàn/1 giờ. Xin nói lại cho rõ là chỉ 400 ngàn thôi. Đừng tưởng 400 ngàn là nhỏ nhé. Đoàn mới lên Đà Lạt tối  nay là sáng mai 2 ông tới  dạy cả ngày liền. Mỗi ngày 8 giờ vị chi là 3,2 triệu  suy ra mỗi tháng sút soát 1 trăm triệu cơ đấy nếu như Đoàn nào lên Đà lạt cũng được 2 ông dạy. Ai nói thầy giáo văn học là nghèo nào. Đó là chưa nói mặc dù ăn uống tiêu pha tốn  kém, mọi thành viên trong đoàn đều đươc gợi ý hy sinh tiền giấy mực để làm tiệc liên hoan đãi 2 ông. Ô chao là sướng! Tuy nhiên lần này trong 2 chục nhà văn nhớn của Nai đồng lên thọ giáo cũng có quá nhiều nhà văn nhớn không chịu nộp quyển nên hai ông có vẻ thất thu. Các nhà văn lợn này thật quá tự cao và ngạo mạn nhưng xin 2 thầy chớ đụng vào bởi họ đều có võ ấm, võ nịt, võ phích… văn võ song toàn cả đấy. Nghe nói họ đã mở Web truyền nghề nhưng chưa có Hội nào mời. Hai thầy yên chí, Hội Nai Đồng còn cả lô xắc xông Hội viên chưa được đi trại, thế nào cũng mời 2 thầy về Biên hòa  dạy dỗ, sẽ bù lại cho 2 thầy sau.
4/ Nghe nói trại Đà lạt lần này thành công vì có thầy dạy nên nhiều Hội viên thắc mắc gọi điện hỏi vì sao họ không được đi. Xin quí Hội viên đừng nóng.  Rồi ai cũng được đi cả. Không đi làm sao giải ngân tiền nhà nước đây?  Nhưng đi một lần thì lỗ bởi vì chỉ có 1 ban quản lý trại. Phải chia nhỏ ra, đi nhiều lần mới có nhiều trưởng trại, phó trại , 5-7 ủy viên trại. Những người này đều nằm trong BCH, không làm gì cả nhưng vẫn lãnh 4-500 trăm ngàn/ trại đấy. Thậm chí như anh Đàm Chu đi trại Tam nông làm trại trưởng thì chiều cuối cùng mới xuất hiện để lĩnh 400 nghìn. Lần trại Đà lạt này anh cũng xuất hiện vào ngày sắp kết thúc trại với chức danh trại phó, chắc cũng lại lĩnh chừng ấy. Nhưng không ai trách anh bởi vì nhiệm kỳ tới anh sẽ bị ra rìa,  thì cho anh “tranh thủ tí” kẻo mai này “chỉ làm Hội viên” thì ai cho làm trại trưởng mà ăn.


Các bạn  thấy đúng không? À, ra thế!

2013/10/12

Trang mới của…trại Đà Lạt

Viết bởi: Dã Quỳ

Chuyến xe của Hội VHNT Nai đồng thuê vừa chuyển bánh chở theo gần 20 vị Hội viên. Đây là những Hội viên ưu tú được BCH tuyển chọn (sàng lọc, bầu bán) trong hơn 200 Hội viên của Hội suốt gần mấy tháng vừa qua. Người ta thấy có Tấn Hoài (90 tuổi) vẫn dẽo dai xuất trận, thấy Xuân Tửng (cà phê chín háp cho đúng 2/9) vẫn tỉnh táo lên đường…Xe trực chỉ cao nguyên gọi là đi dự “trại sáng tác Đà lạt năm 2013”. 


Trại sáng tác Đà lạt( số2 Yên Thế) thực chất là nhà sáng tác Đà lạt của Bộ Văn Hóa. Đây là ngôi nhà bê tông 2 tầng với mọi tiện nghi đầy đủ. Bảo đảm trại viên không bị (được) ngũ võng khi trời mưa- như trại tam nông Vĩnh Cửu. Duy chỉ có một điều là nhà sáng tác này trước đây không có máy in. Không biết người ta muốn hội viên cứ chép tay cho thực tế hay là tạo điều kiện để hội viên đi xe ôm qua chợ- nơi có dịch vụ phôtô cho đỡ cuồng chân? Nay thì máy in đã có nhưng phải nộp phí.
Thế thì tại sao gọi là trại? Gọi là trại đích thị không phải để cho hoang dã thơ mộng hay là hạ thấp Hội viên như trại gà, trại bò, trại súc vật mà là đã là trại thì phải có tổ chức trại như: trại trưởng- trại phó- ủy viên. Các vị này chẳng làm gì cả thậm chí chỉ xuất hiện 1 lần vào chiều bế mạc trai (Như Trại trưởng Đàm Chu- tại trại Tam nông) mà vẫn lãnh được mỗi người 500 ngàn đồng gọi là bồi dưỡng theo chế độ!?
Lên trại lần này, bài vở thì Hội viên đã viết chỉ còn ăn với ngủ với lại làm khách cho các tụ điểm tiếp thị hàng đặc sản. Mấy lần trước có bày trò đọc và phê bình tác phẩm của nhau để Hội viên từ cọ xát mà trưởng thành. Nay xem chừng không kết quả vì văn chương mà tự phê rồi rút kinh nghiệm thì tác phẩm hay hơn thì không bao giờ có.
Vì thế, nghe nói BCH quyết định thuê 2 nhà văn nhớn của VHNT Lâm đồng tới trao đổi (dạy dỗ, huấn thị, uốn nắn) với tiền công 700 / 1 giờ. Tiền này nghe nói là phải thu ngắn thời gian trại để  tiền ăn dôi ra mà trả công thầy.
Hai nhà văn nhớn của Hội VHNT Lâm Đồng này nghe nói là Phạm  Sơn Ca và Phạm Nhan Trung. Phạm Sơn Ca thì ai cũng biết vì kỳ nào cũng có bài trên Văn Nghệ Nai đồng. Hình như ông này quen biết chi với Tổng biên tập nên được quan tâm thì phải. Nhưng dù sao trong thời buổi này mà tháng nào cũng có báo đăng- dù báo không ra gì- thì đó cũng là một điều hãnh diện. Quý vị Hội viên ưu tú của Nai Đồng hãy cố gắng mà học lấy kinh nghiệm này… Mai mốt gởi bài chỗ mô thì được đăng chỗ đó.
Còn một quý nhân nửa là Phạm Nhan Trung. Ông này lại cực kỳ nổi tiếng trong vụ tung hô “thơ thần Yên Tử Trần quang Thuận”lĩnh giải Nobel .Đến nổi 21 vị tham gia hội thảo tại trụ sở tạp chí nhà văn do lão bà bà Võ thị Đông Hà phải giựt mình khi Mạc Ngôn nhận giải. Phen này chắc chắn các Hội viên ưu tú của Nai Đồng sẽ trở thành phó Nobel thơ. Cả tỉnh và Hội tha hồ mà tôn vinh. Mà ca ngợi.
He he!!! Một trang mới của trại Đà Lạt bắt đầu.

                                                Dã Quì
                                                         Chiều mưa Yên Thế

2013/10/05

ÔI! Đảng Đoàn ...trong Hội.

       BÀI PHÁT BIỂU CỦA NGUYỄN QUỐC HOÀN
                                                             Ngày 3/10/2013

       Kính thưa anh chị em Văn nghệ sĩ Đồng Nai,
      Thưa Hội nghị

Tôi tên là Nguyễn Quốc Hoàn, hội viên Ban Văn học thuộc Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai – đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam xin nêu mấy ý kiến trước lúc triển khai nội dung cuộc họp này.Mong anh chị em thông cảm!

 Cách nay mấy hôm, tôi nhận được “Giấy mời” họp với nội dung: Đảng Đoàn của Hội Văn học – Nghệ thuật Đồng Nai triệu tập nhằm triển khai cho toàn thể CBNV – hội viên để kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết của Tỉnh ủy Đồng Nai về Tư tưởng - văn hóa.

 Mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân được học tập Nghị quyết của Đảng để soi rọi, thấm nhuần và làm tốt hơn. Điều đó không có gì phải bàn cãi.
 Điều tôi muốn đề cập ở đây là hai chữ Đảng Đoàn của Hội VHNT Đồng Nai. Tôi suy nghĩ mãi về hai chữ Đảng Đoàn vẫn không tài nào lý giải nổi.

 Không hiểu cái tổ chức Đảng Đoàn này của Hội ta được ra đời từ “thế kỷ” nào? Vai trò, trách nhiệm ra sao? Đã từ lâu lắm rồi chỉ là ảo ảnh như cái bóng chập chờn, chưa bao giờ hiện hữu trong đời sống hoạt động của Hội cũng như tình cảm của anh chị em chúng ta. Vậy mà bỗng chốc trở thành người khổng lồ (?!), thật không thể tưởng tượng!!!

 Chúng ta là những người hữu hình, làm ra tác phẩm. Tổ chức Hội là hữu hình (có thật). Vậy thì tại sao chúng ta không lấy danh nghĩa của BCH (là bộ máy tổ chức lãnh đạo Hội) để triển khai học tập, kiểm điểm có phải hay hơn không, lại đi lấy danh nghĩa Đảng Đoàn, có danh mà không có thực như một cái bóng chờn vờn để buộc những người hiện hữu phải nghe cái bóng, liệu có thể chấp nhận???

  Hai chữ Đảng Đoàn ấy của Hội có vẻ rất oai, nhưng từ lâu không có ý nghĩa gì với Hội. Xin tạm để ra một bên – chờ khi nào nó trở thành hiện thực. Đó cũng là ước mơ của toàn thể chúng ta. Hãy tính hữu xạ tự nhiên hương mà.

  Trở lại cuộc họp hôm nay, tôi xin đề nghị lấy danh nghĩa Thường trực Hội – thay mặt BCH triển khai cho hội viên quán triệt việc thực hiện Nghị quyết của Đảng về công tác văn hóa-văn nghệ. Như vậy vừa là rất thực tế, đồng thời đây cũng là thể hiện thái độ học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác: Trung thực, thật thà, dũng cảm, tránh phô trương hình thức, nói dối cấp trên, lường gạt cấp dưới để lấy thành tích một cách chiếu lệ, cho oai.

   Còn nói về Đảng, ở đây có một chi bộ đảng, tuy lắp ghép, chắp vá nhưng danh chính ngôn thuận vẫn có một chi bộ thực thụ. Xin lấy chi bộ Đảng này của Hội để kiểm điểm về sự lãnh đạo triển khai thực hiện Nghị quyết của cấp trên thì thực tế hơn

  Trên đây là ý kiến của cá nhân tôi, còn tiếp thu đến đâu là quyền của người chịu trách nhiệm!

  Xin cám ơn. 
Biên Hòa, ngày 4 tháng 10 năm 2013

            Hội viên Nguyễn Quốc Hoàn- Cựu chiến binh đã nghỉ hưu.

Lẹ lên! phía" tay mặt" đang chờ "triển khai" kìa..
..........................................................................................

Nói thêm:
Bài này do Nguyễn Quốc Hoàn viết, nhưng sáng hôm họp vì bận việc riêng phải về sớm đột xuất nên anh đã photô phát cho mọi người và nhờ anh Xuân Bảo đọc giùm.
Về “Giấy mời” họp với nội dung: Đảng Đoàn của Hội Văn học – Nghệ thuật Đồng Nai triệu tập nhằm triển khai cho toàn thể CBNV – hội viên.... thì tổng số người tham dự là 28 vị (kể cả văn phòng Hội và khách mời là ông Huỳnh tấn Bửu}. Nhưng sau khi giải lao thì chỉ còn 8 vị.
He he... Toàn thể Hội viên  200 người mà chỉ đến họp từng ấy  vị thì triển khai làm răng  hè?