2013/03/17

130 Văn Nghệ Đồng Nai ngày càng đi xuống


Tham luận
VÌ SAO TẠP CHÍ VĂN NGHỆ ĐỒNG NAI CHẤT LƯỢNG NGÀY CÀNG ĐI XUỐNG ?

                                                                                    Viết bởi: Huyền Tùng


          Nhà thơ họa sĩ Phan Huyền Tùng
 Hội trường Thư viện Tỉnh Đồng Nai, sáng 28-2-2013
…Tôi đã chuẩn bị dẫn chứng để nói chuyện lâu nhưng vì thời gian Hội nghị tổng kết 2012 có hạn nên xin nêu vài lý do chính mà thôi.
Tạp chí VNDN,từ 1998 trở về trước hình thức tuy xấu song nội dung tốt. Lúc ấy Tổng biên tập là nhà văn Hoàng Văn Bổn. Khi anh mất thì phó tổng biên làm nhiệm vụ tổng biên tập là nhà văn Khôi Vũ. Mãi tới Đại hội IV Nguyễn Nam Ngữ mới về Hội và làm luôn chức tổng biên tập VNDN. Sau đó một thời gian Khôi Vũ xin nghỉ việc để ở nhà viết sách thiếu nhi theo hợp đồng của Nhà xuất bản.Nhớ lại thời ấy chất lượng bài vở được lưu ý hàng đầu. Ví dụ : tạp chí số 14 tháng 10/2003 đăng bài thơ CA BA của tôi, dù chưa có ban biên tập nhưng các đồng chí ấy đã chữa 1 từ làm tăng ngay chất lượng bài thơ. Đến giờ tôi còn cám ơn mãi mãi.Cụ thể :
…Có anh lính trẻ xa nhà
Trên đường  về thăm trên đường công tác
Lòng hồ hởi vừa đi vừa hát
Tìm người yêu đang ở ca 3
Mai ngày biền biệt cách xa…
Được chữa lại là hồ vọng. Ôi quá hay, từ quá đắt !
Tạp chí VNDN từ ngày được cải cách đến nay, hình thứ đẹp hơn, dày dặn hơn, giấy tốt hơn, tranh ảnh in sắc sảo hơn nhưng chất lượng bài vở càng ngày càng đi xuống, bởi thế các cây bút kỳ cựu chán chẳng gửi bài !
Sau nửa năm nhùng nhằng Nguyễn Nam Ngữ mới chịu bàn giao chưc tổng biên tập cho Đàm Chu Văn. Đàm Chu Văn  kéo theo ông bạn thân Đỗ Minh Dương là nhà báo “được cho” nghỉ việc của báo Đồng Nai. Ghi tên đàng hoàng : biên tập THƠ. Chao ôi ! Ngôn ngữ báo chí khác xa ngôn ngữ văn học. Không thể một nhà báo ( tức là biết chữ) chữa nổi thơ của nhà thơ mà chưa có ý kiến của nhà thơ. Tôi chưa thấy đâu mà dám tùy tiện như  Đồng Nai. Ở các nhà xuất bản thấy bài nào,từ nào trong bản thảo họ chưa ưng ý thì gọi điện ngay cho tác giả trao đổi. Xuân Diệu bảo rằng từ ngữ của THƠ sáng lung linh, ý nghĩa sâu sắc, cho nên có khi ông thao thức hằng 2, 3 đêm để thay 1 từ trong bài thơ. Đúng thế, năm 2005 Tập thơ  Chiều mưa thành phố của tôi do Nhà Xuất bản Văn Nghệ xuất bản. Trong tập thơ hơn 80 bài có 1 bài dùng 2 từ họ chưa ưng ý, thế là 3 lần gọi điện thoại để gặp tôi trao đổi rồi họ mới cho in. Các tòa soạn Văn nghệ các tỉnh cũng trân trọng bài, nhát là THƠ của tác giả gửi đến. Thậm chí không sai từ song 1 dấu phẩy thừa giữa câu, họ cũng gọi điện trao đổi với tác giả.
Người biên tập là bậc thầy của tác giả, chứ ở đây chưa đáng học trò mà lộng quyền dạy bảo các các bậc thầy là mất nết, là suy vong, là ô nhục là láo cá ! Chỉ có tòa soạn Văn nghệ Đồng Nai, mới mài dao cùn thản nhiên cắt xén, thiến hoạn thơ văn! Làm cho tác giả bị xuống cấp 1 cách oan uổng khi tạp chí đã phát hành cả nước.
Cụ thể: Bài thơ LY TÌNH của tôi đăng tập thơ dày 150 trang, nguyên gốc HƯƠNG QUÊ , trang số 10 (kèm bản photo), thì Văn nghệ Đồng Nai số 38 tháng 9 và 10/2007 cắt xén thành thế này, đăng trầng. Tôi đọc xong chán nản rã rời! (kèm bàn photo). Từ ấy chẳng muốn góp bài nữa. Nhưng rồi nghĩ lại lớp văn nghệ già từng trải mà rút lui e rằng tội cho nền văn nghệ tỉnh Đồng Nai!
Nhân kỷ niệm VNDN bộ mới, tòa soạn (cô Thu Hằng) có đặt bài góp ý 2 văn nghệ sĩ: nhà văn Khôi Vũ và tôi Huyền Tùng. Tôi góp chí tình nhiều sự việc, nhưng đoạn góp cho biên tập thì bị cắt xén không đăng. Đó là tạp chí số 49 tháng 7 và 8/2009. Bài tôi đăng trang 80. Ngựa non háu đá quen rồi !
Cụ thể đến năm 2012 trong lần đi thực tế về Giáo dục và Nhà trường , bài TẤM LÒNG, tặng Mẫu giáo Hướng Dương Biên Hòa, trường đạt chuẩn quốc gia, nhà báo Đỗ Minh Dương cũng tùy tiện cắt chữa xệch xoạc cho đăng trong tạp chí mà tác giả không hề hay biết! Việc này có vi phạm quyền tác giả không? (bàn photo kèm theo). Có điều đáng lên án  ở bài này là ý tác giả:
…Biên Hòa bát ngát, trường Hướng Dương tỏa huơng
 thì Dương (dê) chữa lại rất tục tĩu thế này:
…Biên Hòa nắng gió mênh mông
   Cô, trò mẫu giáo mở lòng “ Hướng Dương”
Nắng gió giống Miền Trung thì còn đâu là đất lành chim đến đậu nữa ? Nhưng nặng hơn là câu kết bài thơ. Mở lòng ra tức là phanh áo, dạng háng rộng ra để đón lấy, hướng về “DƯƠNG’ vì Minh Dương cho Hướng dương trong ngoặc kép!
Thậm chí! Bài “ SUY TƯỞNG MÙA THU “ của Huyền Tùng – Bài này đã giao lưu thơ với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết Tết Tân Mão trong chuyến thăm Đồng Nai. Chủ tịch đã khen mà Văn nghệ Đồng Nai còn dám chữa lại một cách ngô nghê, khờ khạo:
Trong bài thơ có đề cập đến 2 tác phẩm là bài ca “ ĐẤT NƯỚC “ – Vì tôi thấm thía câu : “ Ba lần mẹ tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ, các anh không về mình mẹ lặng im” và bài hát: “Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao”
Tôi viết: Em hát bài ca ĐẤT NƯỚC
          Anh ngân khúc nhạc CUỘC ĐỜI
Thì chữa chữ “ngân” thành “ngâm”
Thơ mới ngâm chứ nhạc ai ngâm? Văn nghệ Đồng Nai cứ đi hỏi cả nghành âm nhạc cả quốc tế đi!
Còn các nhà thơ khác thì bị chữa sai mà chỉ tụm 5 tụm 7 phiền hà nhau mà thôi, nếu góp ý trong các cuộc họp, thì coi chừng bài gửi đến sẽ bị vứt sọt rác cho biết thề nào lễ độ!
Xin dẫn bài VỀ THĂM ĐẤT TỔ của Xuân Từng bị chữa sai be bét làm tác giả rũ riệt chán chường (photo đính kèm). Tôi chỉ nêu ra một dẫn chứng nhỏ. Câu đầu Xuân Từng viết :
Ngàn dặm đường xa, con về Phú Thọ
Vái lạy tổ tiên, viếng mộ vua Hùng
VNDN đã chữa : Phú Thọ thành Phong Châu.
Vần  âu( phong châu) không thể nối với vần ùng ( vua Hùng ) được. Thế mà các vị biên tập VNDN lại sửa thơ người khác được mới là tài !? Cho nên, theo tôi ông Đàm Chu Văn lẫn ông Đỗ Minh Dương hãy rời khỏi tạp chí VNDN là vừa. Không thì nhục lắm!                                                                        

Trên đây là nguyên nhân thứ nhất.
Còn nguyên nhân thứ 2 : Đã nhiều năm Tỉnh nhà cố chạy kinh phí để phát hành mỗi tháng một số tạp chí mà chưa được cho nên ứ bài viết của 300 hội viên  làm cho anh em chán chường.
Thế mà!
Hai tháng một số lại ưu tiên đăng bài các nơi, gạt bài của hội viên ra rìa dù những bài này hơn nơi khác gửi tới. Mà lưu ý, bài tác giả ngoài là những người có vị trí nhất định của tòa soạn họ để lãnh đạo Hội Đồng Nai được họ đăng trả ơn, nhuận bút cao, đều đều sòng phẳng, lợi dụng phương tiện Nhà nước thu lợi cho mình
Có tác giả ký nhiều bút danh , tự mình có quyền chọn 2,3 bài của mình đăng tạp chí để lấy nhuận bút. Tôi theo dõi 10 năm qua , mỗi tác giả ngoài tỉnh được đăng 2,3 bài một lúc trên Văn nghệ Đồng Nai và bào Khuyến học và Giáo dục Đồng Nai ( trùng nhau); có thể họ chỉ lấy  nhuận bút 1 bài còn thì người ở đây hưởng trọn. Cùng lúc ấy người ở đây cũng được họ đăng cho cả chùm thơ trên báo của họ.
Cứ mánh khóe theo cách này thì khỏe re, tiền nhiều mà không đổ mồ hôi như nhạc sĩ. Mai Duy Đức hàng ngày đi bộ bán vé số kiếm ăn, kiếm tiền dành dụm làm đĩa nhạc. Hoan hô Duy Đức là một văn nghệ sĩ cao thượng!.
Đấy văn nghệ sĩ thời này khó sống vì nghề nên nghĩ ra nhiều mưu mẹo làm tiền như lời ông Ca Lê Thuần – Phó chủ tịch Ủy ban tòan quốc các Hội Văn học Nghệ thuật Viêt Nam nói trong tổng kết Hội Văn nghệ Đồng Nai sáng 28/02/2013
Rút lại trình độ nhà báo biên tập thơ được lăng xê Lục bát Minh Dương nổi tiếng thế này : Câu kết của Bài NÉM ( ĐMD đăng Giáo dục Khuyến học sở Giáo dục và Hội Khuyến Học Đồng Nai số Xuân Quý Tỵ)
“ Ngàn vàng mua được chút danh
Chắc chi đổi được cái danh … thành Người”
Vần lục bát là thế! Và ý nghĩa câu thơ cũng ám chỉ tác giả chăng?

...............................................

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét