Số tháng 8/2013, báo văn Nghệ
Nai Đồng bỗng trở thành báo chuyên đề Thiếu nhi.
Chuyện lạ? Kỷ niệm Ngày Quốc tế thiếu
nhi 1/6 thì đã qua lâu rồi. Nay đã sang tháng 9 thì lại ra “chuyên đề Thiếu
nhi”? Hay là báo ra sớm để đón đầu ngày Thiếu nhi thế giới 20/11?
Cũng không phải. -À thì ra sau
tháng 8 là tháng 9, tháng có Tết Trung Thu.
Mà Tết Trung thu thì xuất phát từ thời Vua Đường Minh Hoàng (713-741) bên
Tàu nhằm kỉ niệm một đêm thưởng trăng của nhà vua. Sau đó nó du nhập
vào Việt Nam trong thời kì bị đô hộ. Có lẻ báo Văn Nghệ Nai
Đồng vì muốn nhắc đến nguồn cội Tàu
nên thay thế ngày Thiếu Nhi thành ngày Tết Trung Thu chăng? Thiệt là
tài tình! Rất là hợp thời hợp thế.Việc gì có dính líu tới người
bạn vàng Trung Quốc thì phải vun vào thôi phải không ạ?
Còn nhớ ngày25/01/2010,
báo QĐND đăng bài “Ba lần Bác cười trước lúc đi xa” kể lại chuyện Bác
muốn nghe hát trước lúc mất. Nhưng không phải lời “em gái nhỏ” hát
“khúc dân ca quê nhà” như Nhạc sĩ Trần Hoàn viết đâu nhá. Mà là lời
của “y tá Trung Quốc Vương Tinh Minh”,
hát “ra khơi xa phải vững tay chèo”. Thấy chưa, đối với bạn vàng thì Bác trước lúc đi xa cũng còn nhớ
huống chi Văn Nghệ Nai Đồng.
Khe
khe.!!! Rứa là từ đây văn Nghệ Nai Đồng sẽ mở chuyên đề. Nay đã là
chuyên đề Thiếu Nhi, thì mai cũng sẽ có chuyên đề phụ lão, hưu trí.
Các
nhà văn lớn tuổi trong Hội VHGT Nai Đồng ơi! Can cớ chi mà
buồn.
………………
Xin trích bài của báo QĐND:
Báo Xuân Canh Dần - 2010
Báo Xuân Canh Dần - 2010
Ba lần Bác cười trước lúc đi xa
QĐND - Thứ Hai, 25/01/2010, 20:33 (GMT+7)
“...Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã rời xa
chúng ta, nhưng hình ảnh ba lần nhìn thấy nụ cười hiền hậu của Người mãi khắc
sâu trong tôi. Sự nhẹ nhàng thanh thoát, những ngôn ngữ, cử chỉ thân thiết của
Người, tôi luôn mang theo suốt cuộc đời...”.
Là y tá trưởng của Bệnh viện Bắc Kinh, từ những
năm 60 của thế kỉ trước, tôi làm công tác chăm sóc sức khỏe bên cạnh Thủ tướng
Chu Ân Lai. Tiếp nhận chỉ thị của Thủ tướng Chu Ân Lai, tôi được phân công vào
đội ngũ chăm sóc sức khỏe Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 24-8-1969, trời Bắc Kinh oi nồng, không một
chút gió. Đêm xuống, tôi giội ào một cái cho mát, chuẩn bị lên giường đi ngủ.
Đột nhiên nghe tiếng gõ cửa dồn dập. Tôi vội dậy mở cửa. Thì ra là người của
bệnh viện tới, nói rằng: “Có việc khẩn, lập tức lên đường”.
|
Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân
Lai đón Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người cùng Đoàn đại biểu Việt Nam thăm Trung
Quốc năm 1955. Ảnh tư liệu.
|
Khi chúng tôi tới Đại lễ đường nhân dân, Thủ
tướng Chu Ân Lai đang nói chuyện với các bác sĩ trong tổ công tác. Lúc này tôi
mới rõ, chuyến đi của tôi là tới Việt Nam chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Trong đoàn có giáo sư Lí Băng Kì, chuyên gia Khoa truyền nhiễm Bệnh
viện Hiệp Hòa Bắc Kinh. Thủ tướng Chu Ân Lai dặn dò yêu cầu chăm sóc chu đáo
sức khỏe Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông cũng nhắc nhở mọi người quan tâm tới sức
khỏe của các giáo sư cao tuổi trong đoàn. Sau khi tiếp kiến Thủ tướng Chu Ân
Lai, tôi lên xe tới thẳng sân bay, chuyên cơ IL-18 đã chuẩn bị sẵn và rời Bắc
Kinh đi Hà Nội ngay trong đêm.
Bác cười và nói: “Xin hoan nghênh, cảm ơn!”
Rạng sáng ngày 25-8 chúng tôi tới Hà Nội. Dưới
ánh đèn mờ, vẫn có thể nhìn thấy cảnh tàn phá của bom Mỹ. Máy bay trực thăng
của Việt Nam đưa chúng tôi tới Phủ Chủ tịch.
Ngày thứ hai ở Hà Nội, tức ngày 26-8, tổ y tế
thứ ba của Trung Quốc cũng tới Hà Nội. Các thành viên trong tổ chữa trị đến từ
các bệnh viện lớn của Bắc Kinh, Quảng Châu, trong đó có một số chuyên gia Trung
y nổi tiếng Trung Quốc: Nhạc Mỹ Trung, Tôn Chấn Hoàn, Trương Hiếu, Lí Băng Kì,
Cao Nhật Tân.
Căn phòng nơi Bác nằm trị bệnh rất đơn sơ. Diện
tích không quá 20 mét vuông, trang bị cũng giản dị. Khuôn mặt Bác xương gầy.
Bác đang nằm trên giường bệnh. Đây là lần đầu tiên tôi được đứng gần Bác, tâm
lí không khỏi căng thẳng. Tổ trưởng tổ chữa trị Trương Hiếu chỉ vào tôi và giới
thiệu với Bác: "Cô ấy là y tá trưởng Bệnh viện Bắc Kinh, tên là Vương Tinh
Minh". Bác nhìn và nhẹ nhàng nắm tay tôi. Bác mỉm cười nói: "Xin hoan
nghênh, cảm ơn!". Bác nhìn tôi, ánh mắt hiền từ, tôi vô cùng cảm động, hai
hàng lệ đã trào mi chẳng biết tự khi nào.
Bác cười thay lời cảm tạ các y tá, bác sĩ
Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai và
các nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc hết sức quan tâm tới sức khỏe của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Đích thân Thủ tướng lựa chọn những nhân viên ưu tú nhất, thậm chí
từng thùng thuốc gửi cho Bác và ân cần hỏi han, kiểm tra, dặn đi dặn lại không
được sơ sảy.
|
Bác
Hồ và đồng chí Chu Đức tại Trung Quốc cuối tháng 1-1950. Ảnh tư
liệu.
|
Tình hình sức khỏe của Bác ngày càng xấu. Ngày
31-8-1969, Thủ tướng Chu Ân Lai nhận tin, sức khỏe của Bác đã rất xấu. Chuyên
gia nổi tiếng Ngô Giai Bình được phái đến Việt Nam, nắm tình hình cụ thể
sức khỏe của Bác, lập tức về trong ngày để báo cáo với Thủ tướng Chu Ân Lai.
Nhận chỉ thị của Thủ tướng Chu Ân Lai, chuyên gia Ngô Giai Bình cùng những
người trong tổ cứu chữa ra đi với tinh thần cao nhất, quyết tâm chuyển
"nguy" thành "an". Sau khi đã phái tổ y tế thứ ba tới Hà
Nội, tiếp tục tổ y tế thứ tư được phái tới Hà Nội (tổ thứ tư tới nơi thì Bác đã
ra đi).
Lúc này bệnh tình của Bác ngày càng nặng. Ăn ít,
uống ít, cơ thể càng thêm gầy. Các chuyên gia, bác sĩ sau quá trình nghiên cứu
thận trọng, tỉ mỉ đã quyết định truyền tĩnh mạch để khống chế nhiễm trùng, bổ
sung dinh dưỡng và nước. Nhưng vấn đề đặt ra là cơ thể của Bác rất nhạy cảm với
tiêm, vì vậy khó thực hiện. Chúng tôi đã đặt ra một phương án thực thi để phân
tán sự tập trung chú ý của Bác. Khi nhận được sự đồng ý của Bác, cũng như sự
cho phép của các đồng chí lãnh đạo Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành truyền
tĩnh mạch. Hôm đó, nhiều đồng chí lãnh đạo của Việt Nam như Lê Duẩn, Trường
Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp... đã có mặt. Việc đưa mũi kim truyền vào
tĩnh mạch được tiến hành thuận lợi. Bác mỉm cười thay lời cảm tạ các y tá, bác
sĩ.
Bác mỉm cười sau khúc hát của tôi
Ngày 31-8-1969, bệnh tình của Bác đột nhiên tăng
lên. Hôn mê không tỉnh. Các chuyên gia bình tĩnh, kịp thời đưa ra biện pháp cấp
cứu phù hợp. Bác sĩ Hồ Húc Đông xuyên kim vào tim Bác để bơm thuốc trợ lực tim.
Thành công rồi! Chủ tịch Hồ Chí Minh từ từ tỉnh lại, Bác mở mắt ra, nhìn khắp
một lượt các y, bác sĩ trong phòng. Mọi người cảm động không nói nên lời. Tổ
trưởng Trương Hiếu lại gần bên Bác, khẽ gọi: "Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh,
Người thấy trong mình hiện giờ thế nào? Còn chỗ nào chưa thấy thoải mái?".
Bác khẽ lắc đầu, một lúc sau Bác ra hiệu muốn ăn một chút.
Chiều hôm đó sức khỏe của Bác đã có chuyển biến
tốt lên một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề
nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì
tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài hát mà nhiều người thuộc và hát
được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo. Bác nghe xong
rất vui, Bác nở nụ cười hiền từ. Bác nắm nhẹ tay tôi, tặng tôi một bông hoa
biểu thị cảm ơn. Đó là lần thứ ba tôi thấy Bác cười. Và đó cũng là nụ cười cuối
cùng của Người.
Sáng ngày 2-9-1969, trái tim Chủ tịch Hồ Chí
Minh ngừng đập. Người đã vĩnh viễn đi xa. Chúng tôi không cầm được nỗi buồn,
nước mắt tuôn trào. Đứng bên giường bệnh của Người, vô cùng buồn thương… và từ
biệt Người. Ngày 9-9-1969, toàn bộ tổ chữa trị đã cùng lãnh đạo và nhân dân
ViệtNam tham gia lễ truy điệu được cử hành tại Hội trường Ba Đình. Hai
ngày sau chúng tôi rời Hà Nội về nước. Để ghi nhận công lao của các bác sĩ, y
tá trong các tổ y tế đã tham gia chữa trị cho Bác Hồ, Chính phủ Việt Nam đã
tặng nhiều huân chương cao quý cho thành viên trong tổ y tế.
* Vương Tinh Minh, y tá
trưởng Bệnh viện Bắc Kinh, thành viên Tổ bác sĩ Trung Quốc sang Việt Nam chữa
bệnh cho Bác Hồ, tháng 8-1969.
NGUYỄN HÒA biên dịch