2013/03/30

"Vua"Huế đi săn thời nay


“VUA” HUẾ ĐI SĂN THỜI NAY.
                                                              Viết bởi: VĂN BIÊN HÒA

     Không biết ngày xưa vua Tự Đức vì ham mê săn bắn mà bị Hoàng Thái Hậu Từ Dũ đánh roi như thế nào chứ ngày nay “vua” Huế đi săn thì chẳng ai dám ngăn cản. Bởi vậy, các “vua” Huế tân thời  đã đạt những thành tích rất chi là ngoạn mục, đáng được phong anh hùng.
Một trong những “vua” Huế tân thời đang được dư luận quan tâm là Hồ Mãn Xà. Hồ Mãn Xà tên húy là Hồ Xứ Miềng, tên chữ là Hổ Vương, nhưng dân gian vẫn gọi  là Vua Cọt. Vua Cọt đi săn thì li kỳ lắm. Xin ghi lại đôi điều có thể chưa ai biết về thành tích “săn” của vị “vua” này để  toàn dân cùng học tập điều gì chăng.

1/Săn máu:
Ngay từ thuở hàn vi, là một tên lính nhỏ nhưng “Cọt con” đã nhiễm thói săn máu người. Chỉ trong sáu năm, Cọt đã trăm lần vấy máu, tước đi cuộc sống của 150 người thuộc phía bên kia. Tất nhiên là con số này không thể kiểm chứng vì Cọt hay tâng công trong cơn say thành tích. Nhưng đặc biệt, năm 1972 tại thôn Phình No, trong bữa kỵ của người bà con- có cả ông nội của Cọt tham dự - Cọt đã làm một chuyện để đời. Bữa ấy,vì muốn lấy máu tên trưởng thôn, Cọt đã ém mình vào trong thùng phi, đợi khi mọi người ngồi ăn thì vọt lên xả súng vào mâm cỗ làm cho 09 dân lành mất mạng (trong đó có 2 cơ sở của Cọt và 3 em bé), cùng 08 người bị thương (trong đó ông nội của Cọt cũng không thoát)… Nhẫn tâm hơn, trong bản tự khai thành tích lưu ở bộ Công, Cọt còn  gán ghép các người này là: “phó ty chiêu hồi, địa phương quân, cảnh sát…”  “trận đánh này làm quần chúng nức lòng”. 
Có thật “nức lòng” không, khi mỗi năm vào ngày 21/5 làng Phình No có 10 cái kỵ buồn bã- 10 cái kỵ đó đều là bà con của Vua Cọt, sao Vua Cọt không dám về?
-Về sao được! Khi con người của Cọt vẫn còn tanh mùi máu dù cho bây giờ là quyền cao chức trọng, là vua của một Xứ oai hùng chót vót.

     2/Săn thú:
Thói săn máu nhiễm nặng vào người Vua Cọt đến độ khát máu. Thế nên khi lọt vào cung điện Huế thì Vua Cọt bỗng thèm đi săn. Đi săn bây giờ không còn người để làm bia thì lấy thú làm vật thế mạng vậy. Nhưng thú thì lẫn trốn rất tài tình thế nên phải cậy nhờ chó dồn đuổi mới mong bắn được. Vua Cọt liền sai người đi tìm chó.
 Nghe nói ở làng Chầm, dưới chân Hòn Vượn có con chó hay.
Con chó này không biết của ai, bị trận lụt năm 99 cuốn trôi lạc đến nhà ông Thao. Ông Thao thương tình nuôi dưỡng. Một hôm nghe tiếng mang tác ngoài rú. Con chó sủa lên mấy tiếng rồi kéo ông Thao đuổi theo, kết quả là bắt được. Từ đó ông Thao đặt tên chó là Sếfp rồi cho phối giống và giữ nuôi cả đàn con. Đàn chó lớn lên con nào cũng biết săn và chúng đã giúp ông Thao cải thiện cuộc sống. Con Sêfp ngày càng tinh khôn, không biết sợ thú là gì chỉ một lần nó cụp đuôi, ấy là khi nghe mùi cọp…
Chuyện kể, năm ấy có con cọp lạc về làng Chầm. Con cọp này không bắt người mà chỉ chuyên bắt gà và chó. Dân làng xôn xao vì mất chó quá nhiều, thì một đêm tại nhà cô Lợi, cô Lợi đang nằm ngủ, con cọp này trườn qua người rồi chộp con chó của cô mang đi.  Cô Lợi bủn rủn cả đêm. Sáng ra, cô đem chuyện méc với người  anh là ông Lộc. Ông Lộc là một thợ săn kinh nghiệm quyết tâm bắn được cọp để trừ họa mới thôi.
 Bữa ấy, ông Lộc huy động tất cả chó săn trong làng  lên rú tìm. Khi đến rú Hòn Vượn- nơi có 3 cây thông cổ thụ  chụm đầu thì con Sêfp nhất quyết không đi, nó quặp đuôi lẫn trốn. Nhìn dấu hiệu này, ông Lộc biết ngay là cọp đang ở gần đây, bèn gác chòi, đồng thời treo một con chó con làm mồi nhử. Quả nhiên đêm ấy ông bắn được cọp. Từ đó con Sêfp càng nổi tiếng.
Ngày đầu tiên Vua Cọt và đoàn tùy tùng lên nhà ông Thao, con Sêfp cũng cụp đuôi. Không biết Sêfp sợ mùi Cọp hay hãi mùi máu? Chỉ thấy ông Thao mất công   dỗ dành ngon ngọt mấy bận mới quen được dần. Có thể vì thế mà ông Thao đã không bán Sêfp, ông chỉ nhận đuổi dồn thú cho Vua Cọt bắn tỉa mà thôi.
Từ đó cứ mỗi chiều thứ bảy, ngày lễ, đoàn tùy tùng cùng Vua Cọt lên rú Hòn Vượn. Ông Thao chọn những lùm cây ốc đảo rồi huy động lũ chó dồn thú về một phía. Phía bên kia Vua Cọt chỉ việc nằm chờ với cây súng đã lên đạn. Từng con thú bất hạnh chạy ra là Vua Cọt “Đòm” ngay. Có chiều Vua Cọt “đòm” được 8 con heo rừng to nhỏ,  máu me bê bết.  Có ngày cận tết tên cận  vệ chột mắt cũng “đòm” được 2 con  gần 3 tạ. Hai con này vì muốn đem về Huế để khoe thành tích  cho mình nên Vua Cọt  không cho mổ thịt, lúc chuyển đi được thì đã thối rình.
  Cứ thế, tài thiện xạ của Vua Cọt bay xa trong quan trường. Ai cũng khiếp…không dám đấu đá chi hết.
 Và, để  trả công cho con Sếfp, Vua Cọt đã hào phóng kí lệnh cho 2 người con trai của ông Thao được chuyển qua ngành Cảng vụ và nắm được quyền hành to.
Nghe nói từ đó người Huế bắt đầu săn chó.

 3/Săn gái:
     Cứ mối lần bắn được thú là Vua Cọt mổ lấy bộ lòng, trụng qua nước sôi rồi  “ăn sống nuốt tươi” với rượu ngoại và bia lon mang theo cho đến ngà say mới về. Đường từ Hòn Vượn về Huế  chỉ non chục cây số nhưng phải qua Xước Dũ rồi đến Kim Long. Tuy chỉ học đến cấp 2 nhưng Vua Cọt cũng biết gái Kim Long rất đẹp. Nơi đây đã có câu ca đời vua Thành Thái:
Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm thương Trẫm nhớ Trẫm liều Trẫm đi.
Thế là Vua Cọt thường ghé vào quán để săn và câu chuyện bị gái đẹp bạt tai mà dân mạng lưu truyền là có thật.
      Nhưng không phải một bạt tai đâu nhá, đến hai bạt tai lận. Vua Cọt cũng không phải ôm hôn cô gái mà là véo vào hông cô ta như đang rứt thịt. Cô gái đau quá, mất hứng nên vừa tát vừa chửi “…có mần đĩ cũng phải vô phòng đàng hoàng… người chứ mô phải là chó!….” Quá ê mặt, Vua Cọt đòi đuổi, đòi đóng quán nhưng sau đó đã cho người tìm cô gái, tặng một số tiền và yêu cầu đi vô Nam để không ai biết.
      Cô gái này quả là người cao số, bạt tai được quân vương mà lại có tiền.
      Cũng nghe nói từ đó gái góc ở Huế cứ túa ra đường chờ mãi, chờ mãi…

4/Săn tiền:
 Sử cũ chép rằng: “Đời chúa Nguyễn Phúc Thuần, quyền thần Trương Phúc Loan vơ vét rất nhiều của cải, đến ngày nắng đem phơi làm sáng rực cả một góc trời!”.  Nhưng so với Vua Cọt thì không là cái đinh gì cả.
Nói về đất thì chỉ kể một lô ở chiến khu Hòa Mỹ thôi cũng thấy rợn người. Ngày đó, tức lúc mới giải phóng, Cọt con chỉ là anh đội phó tháo gỡ bom mìn tay trắng. Ngày đó tháo gỡ bom mìn là giải phóng đất cho quê hương. Ngày đó rất nhiều thanh niên đã bỏ mạng không toàn thây vì công việc nguy hiểm này. Ngày đó đội phó Cọt con còn rất vô sản, thậm chí còn ăn đũa 2 đầu để khỏi làm mất vệ sinh người khác. Thế mà nay vùng đất ấy đã thuộc về Vua Cọt với diện tích 450 ha.(Bốn trăm năm mươi hecta!) Trên đó Vua Cọt cho lập doanh nghiệp trồng cây, nuôi mấy  trăm con bò, thật là tiền rừng bạc bể…
Nói về nhà thì ngôi nhà ở quê đã được nâng cấp thành biệt thự kín cổng cao tường. Ngôi nhà ở Huế với kỳ hoa dị thảo và những bảo vật  do đám đệ tử cống nạp không khác chi “vườn thượng uyển” của con bí thư Hải Dương. Lại nghe nói khách sạn ở bờ Nam cầu Trường Tiền  đang rao bán với giá 470 tỉ trong đó cổ phần của Vua Cọt là không nhỏ.
Nói về xe thì chỉ thằng em của Cọt sau mấy năm làm cảnh sát giao thông đã mua liền một lúc 2 chiếc xe lisex tiền tỉ, rảo quanh thành Huế như cậu trời Đặng Mậu Lân, thời Trịnh Sâm-Đặng thị Huệ.
Nói về tiền - thì cả công chúa, phò mã, bào đệ đều được thăng nạp vào những chức danh béo bở, mà ở đó kiếm tiền dễ dàng như lượm lá rừng thu.  
Nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Nghe nói Hồ Vương còn có các khoản tiền gởi ngân hàng ngoại quốc, các cổ đông bí mật trong các công ty mà nếu rút ra thì ăn đến 10 đời cũng không hết. Quá giỏi!
Quả thật, Hồ Vương xứng đáng được học tập. 

5/Săn chim:
Sau khi leo lên tột đỉnh quyền lực ở xứ Huế, nhưng không ra được Hà Nội vì âm báo, Vua Cọt tụt xuống làm Thái Thượng Hoàng. Thái Thượng Hoàng ngụy trang vào dân thường, ngày đêm đem chim đi đá. Các sới chim ở Kim Long, Gia Hội luôn có mặt của Ngài.
Riêng con chim của Ngài thì được chăm sóc hết sức cực kỳ. Nào là ngậm nhung, tắm sâm để đá lâu không biết mệt. Nào là nhuộm lông, thông cổ để hót cho hay. Nghe nói có lúc hứng chí, Ngài đã bỏ ra hàng trăm triệu để thuê mấy tên bồi bút lăng xê ba bốn kỳ trên báo.
Nhưng chim của Ngài, dù được sống trong lồng son gác tía cũng chỉ là chim cảnh, không qua mặt được người dân Huế. Lâu dần cái kim trong bọc cũng lòi ra. Chim của Ngài đang thua xiểng liểng.
 Nghe nói Ngài, đang phải chọn nghề săn mới: Nghề săn quan…tài!

                                                                                        VĂN BIÊN HÒA

2013/03/17

130 Văn Nghệ Đồng Nai ngày càng đi xuống


Tham luận
VÌ SAO TẠP CHÍ VĂN NGHỆ ĐỒNG NAI CHẤT LƯỢNG NGÀY CÀNG ĐI XUỐNG ?

                                                                                    Viết bởi: Huyền Tùng


          Nhà thơ họa sĩ Phan Huyền Tùng
 Hội trường Thư viện Tỉnh Đồng Nai, sáng 28-2-2013
…Tôi đã chuẩn bị dẫn chứng để nói chuyện lâu nhưng vì thời gian Hội nghị tổng kết 2012 có hạn nên xin nêu vài lý do chính mà thôi.
Tạp chí VNDN,từ 1998 trở về trước hình thức tuy xấu song nội dung tốt. Lúc ấy Tổng biên tập là nhà văn Hoàng Văn Bổn. Khi anh mất thì phó tổng biên làm nhiệm vụ tổng biên tập là nhà văn Khôi Vũ. Mãi tới Đại hội IV Nguyễn Nam Ngữ mới về Hội và làm luôn chức tổng biên tập VNDN. Sau đó một thời gian Khôi Vũ xin nghỉ việc để ở nhà viết sách thiếu nhi theo hợp đồng của Nhà xuất bản.Nhớ lại thời ấy chất lượng bài vở được lưu ý hàng đầu. Ví dụ : tạp chí số 14 tháng 10/2003 đăng bài thơ CA BA của tôi, dù chưa có ban biên tập nhưng các đồng chí ấy đã chữa 1 từ làm tăng ngay chất lượng bài thơ. Đến giờ tôi còn cám ơn mãi mãi.Cụ thể :
…Có anh lính trẻ xa nhà
Trên đường  về thăm trên đường công tác
Lòng hồ hởi vừa đi vừa hát
Tìm người yêu đang ở ca 3
Mai ngày biền biệt cách xa…
Được chữa lại là hồ vọng. Ôi quá hay, từ quá đắt !
Tạp chí VNDN từ ngày được cải cách đến nay, hình thứ đẹp hơn, dày dặn hơn, giấy tốt hơn, tranh ảnh in sắc sảo hơn nhưng chất lượng bài vở càng ngày càng đi xuống, bởi thế các cây bút kỳ cựu chán chẳng gửi bài !
Sau nửa năm nhùng nhằng Nguyễn Nam Ngữ mới chịu bàn giao chưc tổng biên tập cho Đàm Chu Văn. Đàm Chu Văn  kéo theo ông bạn thân Đỗ Minh Dương là nhà báo “được cho” nghỉ việc của báo Đồng Nai. Ghi tên đàng hoàng : biên tập THƠ. Chao ôi ! Ngôn ngữ báo chí khác xa ngôn ngữ văn học. Không thể một nhà báo ( tức là biết chữ) chữa nổi thơ của nhà thơ mà chưa có ý kiến của nhà thơ. Tôi chưa thấy đâu mà dám tùy tiện như  Đồng Nai. Ở các nhà xuất bản thấy bài nào,từ nào trong bản thảo họ chưa ưng ý thì gọi điện ngay cho tác giả trao đổi. Xuân Diệu bảo rằng từ ngữ của THƠ sáng lung linh, ý nghĩa sâu sắc, cho nên có khi ông thao thức hằng 2, 3 đêm để thay 1 từ trong bài thơ. Đúng thế, năm 2005 Tập thơ  Chiều mưa thành phố của tôi do Nhà Xuất bản Văn Nghệ xuất bản. Trong tập thơ hơn 80 bài có 1 bài dùng 2 từ họ chưa ưng ý, thế là 3 lần gọi điện thoại để gặp tôi trao đổi rồi họ mới cho in. Các tòa soạn Văn nghệ các tỉnh cũng trân trọng bài, nhát là THƠ của tác giả gửi đến. Thậm chí không sai từ song 1 dấu phẩy thừa giữa câu, họ cũng gọi điện trao đổi với tác giả.
Người biên tập là bậc thầy của tác giả, chứ ở đây chưa đáng học trò mà lộng quyền dạy bảo các các bậc thầy là mất nết, là suy vong, là ô nhục là láo cá ! Chỉ có tòa soạn Văn nghệ Đồng Nai, mới mài dao cùn thản nhiên cắt xén, thiến hoạn thơ văn! Làm cho tác giả bị xuống cấp 1 cách oan uổng khi tạp chí đã phát hành cả nước.
Cụ thể: Bài thơ LY TÌNH của tôi đăng tập thơ dày 150 trang, nguyên gốc HƯƠNG QUÊ , trang số 10 (kèm bản photo), thì Văn nghệ Đồng Nai số 38 tháng 9 và 10/2007 cắt xén thành thế này, đăng trầng. Tôi đọc xong chán nản rã rời! (kèm bàn photo). Từ ấy chẳng muốn góp bài nữa. Nhưng rồi nghĩ lại lớp văn nghệ già từng trải mà rút lui e rằng tội cho nền văn nghệ tỉnh Đồng Nai!
Nhân kỷ niệm VNDN bộ mới, tòa soạn (cô Thu Hằng) có đặt bài góp ý 2 văn nghệ sĩ: nhà văn Khôi Vũ và tôi Huyền Tùng. Tôi góp chí tình nhiều sự việc, nhưng đoạn góp cho biên tập thì bị cắt xén không đăng. Đó là tạp chí số 49 tháng 7 và 8/2009. Bài tôi đăng trang 80. Ngựa non háu đá quen rồi !
Cụ thể đến năm 2012 trong lần đi thực tế về Giáo dục và Nhà trường , bài TẤM LÒNG, tặng Mẫu giáo Hướng Dương Biên Hòa, trường đạt chuẩn quốc gia, nhà báo Đỗ Minh Dương cũng tùy tiện cắt chữa xệch xoạc cho đăng trong tạp chí mà tác giả không hề hay biết! Việc này có vi phạm quyền tác giả không? (bàn photo kèm theo). Có điều đáng lên án  ở bài này là ý tác giả:
…Biên Hòa bát ngát, trường Hướng Dương tỏa huơng
 thì Dương (dê) chữa lại rất tục tĩu thế này:
…Biên Hòa nắng gió mênh mông
   Cô, trò mẫu giáo mở lòng “ Hướng Dương”
Nắng gió giống Miền Trung thì còn đâu là đất lành chim đến đậu nữa ? Nhưng nặng hơn là câu kết bài thơ. Mở lòng ra tức là phanh áo, dạng háng rộng ra để đón lấy, hướng về “DƯƠNG’ vì Minh Dương cho Hướng dương trong ngoặc kép!
Thậm chí! Bài “ SUY TƯỞNG MÙA THU “ của Huyền Tùng – Bài này đã giao lưu thơ với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết Tết Tân Mão trong chuyến thăm Đồng Nai. Chủ tịch đã khen mà Văn nghệ Đồng Nai còn dám chữa lại một cách ngô nghê, khờ khạo:
Trong bài thơ có đề cập đến 2 tác phẩm là bài ca “ ĐẤT NƯỚC “ – Vì tôi thấm thía câu : “ Ba lần mẹ tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ, các anh không về mình mẹ lặng im” và bài hát: “Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao”
Tôi viết: Em hát bài ca ĐẤT NƯỚC
          Anh ngân khúc nhạc CUỘC ĐỜI
Thì chữa chữ “ngân” thành “ngâm”
Thơ mới ngâm chứ nhạc ai ngâm? Văn nghệ Đồng Nai cứ đi hỏi cả nghành âm nhạc cả quốc tế đi!
Còn các nhà thơ khác thì bị chữa sai mà chỉ tụm 5 tụm 7 phiền hà nhau mà thôi, nếu góp ý trong các cuộc họp, thì coi chừng bài gửi đến sẽ bị vứt sọt rác cho biết thề nào lễ độ!
Xin dẫn bài VỀ THĂM ĐẤT TỔ của Xuân Từng bị chữa sai be bét làm tác giả rũ riệt chán chường (photo đính kèm). Tôi chỉ nêu ra một dẫn chứng nhỏ. Câu đầu Xuân Từng viết :
Ngàn dặm đường xa, con về Phú Thọ
Vái lạy tổ tiên, viếng mộ vua Hùng
VNDN đã chữa : Phú Thọ thành Phong Châu.
Vần  âu( phong châu) không thể nối với vần ùng ( vua Hùng ) được. Thế mà các vị biên tập VNDN lại sửa thơ người khác được mới là tài !? Cho nên, theo tôi ông Đàm Chu Văn lẫn ông Đỗ Minh Dương hãy rời khỏi tạp chí VNDN là vừa. Không thì nhục lắm!                                                                        

Trên đây là nguyên nhân thứ nhất.
Còn nguyên nhân thứ 2 : Đã nhiều năm Tỉnh nhà cố chạy kinh phí để phát hành mỗi tháng một số tạp chí mà chưa được cho nên ứ bài viết của 300 hội viên  làm cho anh em chán chường.
Thế mà!
Hai tháng một số lại ưu tiên đăng bài các nơi, gạt bài của hội viên ra rìa dù những bài này hơn nơi khác gửi tới. Mà lưu ý, bài tác giả ngoài là những người có vị trí nhất định của tòa soạn họ để lãnh đạo Hội Đồng Nai được họ đăng trả ơn, nhuận bút cao, đều đều sòng phẳng, lợi dụng phương tiện Nhà nước thu lợi cho mình
Có tác giả ký nhiều bút danh , tự mình có quyền chọn 2,3 bài của mình đăng tạp chí để lấy nhuận bút. Tôi theo dõi 10 năm qua , mỗi tác giả ngoài tỉnh được đăng 2,3 bài một lúc trên Văn nghệ Đồng Nai và bào Khuyến học và Giáo dục Đồng Nai ( trùng nhau); có thể họ chỉ lấy  nhuận bút 1 bài còn thì người ở đây hưởng trọn. Cùng lúc ấy người ở đây cũng được họ đăng cho cả chùm thơ trên báo của họ.
Cứ mánh khóe theo cách này thì khỏe re, tiền nhiều mà không đổ mồ hôi như nhạc sĩ. Mai Duy Đức hàng ngày đi bộ bán vé số kiếm ăn, kiếm tiền dành dụm làm đĩa nhạc. Hoan hô Duy Đức là một văn nghệ sĩ cao thượng!.
Đấy văn nghệ sĩ thời này khó sống vì nghề nên nghĩ ra nhiều mưu mẹo làm tiền như lời ông Ca Lê Thuần – Phó chủ tịch Ủy ban tòan quốc các Hội Văn học Nghệ thuật Viêt Nam nói trong tổng kết Hội Văn nghệ Đồng Nai sáng 28/02/2013
Rút lại trình độ nhà báo biên tập thơ được lăng xê Lục bát Minh Dương nổi tiếng thế này : Câu kết của Bài NÉM ( ĐMD đăng Giáo dục Khuyến học sở Giáo dục và Hội Khuyến Học Đồng Nai số Xuân Quý Tỵ)
“ Ngàn vàng mua được chút danh
Chắc chi đổi được cái danh … thành Người”
Vần lục bát là thế! Và ý nghĩa câu thơ cũng ám chỉ tác giả chăng?

...............................................