2013/01/29

126.DỄ ỢT, BÁC THỈNH À.


Viết bởi: Lê thị Cá Ngạnh

Mấy hôm nay, nghe người ta từ chối nhận Giải của Hội Nhà Văn rồi xôn xao về cái tâm cái tầm của quí lãnh đạo, sao mà buồn cười quá. Dư luận không hiểu hay cố tình không hiểu là lãnh đạo thì phải định hướng à. Dù cho có bao nhiêu Ban Giám khảo đi nữa thì cuối cùng cũng do Trưởng Ban Chấm Giải quyết định hết. Sự việc này không mới vì đã xảy ra bao nhiêu năm nay rồi, ở nhiều nơi rồi. Thế thì xôn xao mà chi, ngao ngán mà chi cho mệt cái xác. Xin kể một vụ Chấm giải “thành công tốt đẹp” tại một Hội (trong 64 Hội cả nước đi theo mô tip Hội bác Thỉnh) để chúng ta xả tress và bác Thỉnh có bài học gì chăng?  
 Đó là vụ chấm Giải Trịnh Hoài Đức ở Hội VHNT tỉnh Nai Đồng vừa qua.

  Năm ấy tức năm ngoái, Ngài Nam Ngu còn ngự trên ghế chủ tịch Hội và đương nhiên Ngài kiêm luôn chủ xị Ban Xét thưởng. Tổng tiền thưởng và chi phí cho giải dự kiến lên cả tỉ và cũng đương nhiên là lấy trong tiền thuế của nhân dân Nai lưng ngoài Đồng. Để số tiền này chảy về “nhóm lợi ích”, ngài Nam Ngu đã lên một kế hoạch rất chi là thông minh và chi tiết. Bác Thỉnh nghe mà yên lòng nè!
 Đầu tiên là trưng ra cái gọi là Điều Lệ Giải, xin cấp trên thông qua và xin đăng trên cổng thông tin điện tử tỉnh đàng hoàng. Nào là:
-Ban Xét Giải và Ban Giám khảo không được dự thi, nào là:
-Tác phẩm phải có đề tài về đất nước con người Nai Đồng, đối với các tác phẩm tuyển chọn thì đề tài Nai Đồng phải chiếm hơn 50 %... (Tham khảo tại đây văn bản số 01/TB)
Thật là quá rõ ràng minh bạch.Thế nhưng để lái giải đi vào“định hướng” là không dễ. Phải là người dũng cảm và lì lợm mới làm được. Cũng như quí bác, Ngài Nam Ngu đã cho phong tỏa ngay từ đầu bằng cách mà bọn vu khống gọi là “ngăn chận từ xa”, nghĩa là hạn chế phổ biến thông báo trên khiến cho rất ít người biết. Thậm chí trong Hội VHNT Nai Đồng có rất nhiều tác giả nổi tiếng không biết có cuộc thi, ví dụ A Lý Phượng Hồng, Dương Đức Chảnh…). Cái này thì các bác cũng làm rồi bằng cách ngăn cản việc in sách đó... Thế rồi cuộc xét giải trong vòng bí mật được tiến hành. (Ai mà lộ BEM là tước Giải). Cũng ban bệ Sơ khảo giới thiệu tác phẩm nhưng khác biệt ở đây là chủ tịt đã linh động làm ngơ, cho phép người có tác phẩm dự thi tự làm Giám khảo cho mình để tránh thù oán. Điển hình là ban VĂN NGHỆ DÂNG GIAN, hai giám khảo Nguyễn Thị Nguệt và Phan Đình Dũ đã tự chấm “vào chung khảo”. Họ làm với đầy đủ bút tích hẳn hoi chứ không phải như nhà văn Y Chang phải ngồi im không được bỏ phiếu cho mình đâu nhá. Rồi thì thuê các nhà văn nhớn trên thành phố HCM về chấm chung khảo cũng như bác chọn Giám Khảo Chung Kết vậy. Tuy nhiên có khác nhau là Ban Giám Khảo của bác là các nhà văn có trách nhiệm với ngòi bút nên chưa đọc tác phẩm thì họ bỏ phiếu trắng, thông báo sai tên tác phẩm thì họ bảo là gõ vi tính nhầm rất chi là cao cả. Còn Ban Giám khảo của ngài Nam Ngu thì làm theo Hợp đồng, họ chỉ biết chấm theo Điều Lệ Giải rồi nhận tiền còn sau đó là tùy “Hội Đồng Xét Giải” quyết định, họ hết trách nhiệm. Nghe họ kháo nhau, lần này chủ tịch và một số lãnh đạo không có giải, ai cũng phục.

Thế nhưng khi Giải được công bố (cũng rất bí mật trên báo điện tử) thì anh em trong Hội Trong Hội mới ngả ngữa. “Hội Đồng Xét Giải” mà chủ đạo là Ngài Nam Ngu đã lấy quyền phủ quyết để thay đổi tất cả. Thật là một cuộc đổi mới ngoạn mục chưa từng có, chưa hề có.
-Theo điều lệ Giải thì Ban Giám khảo không được dự thi thế mà bà Nguệt thì rinh giải B còn ông Dũ thì rinh gải C. Hai ông bà này đều là Giám khảo Ban Văn Nghệ Dân gian đấy.
- “Tác phẩm phải có đề tài về đất nước con người Nai Đồng... chí ít cũng hơn 50 %” ghi rõ ràng trong điều lệ giải thì như một trò hề.
 Ví dụ Tập truyện Viên Gạch Lạ với 10% chất Đồng Nai được giải văn Xuôi. Viên gạch lạ này dày 277 trang, được nhào nặn bởi 10 truyện thì 9 truyện nói về Quảng Trị và vài miền đất khác; chỉ có một truyện duy nhất được nhét vào là Mồ cá sấu- 30 trang- là nói về Nai Đồng. Đó là chưa nói tác phẩm này đã được Tạp chí Cửa Việt trao giải A trong cuộc thi truyện ngắn 2 năm 2004-2005, còn tác giả là người trong Ban Thẩm Định (!)…
 Nhưng không phải một viên gạch là lạ mà cả một bức tường lạ xuất hiện.
 Nhiều tác phẩm không có tí gì là Nai Đồng khoai củ cũng rinh giải vô tư. Điển hình như đạo diễn vỡ Dời Đô. Ai cũng biết đất Nai Đồng là đất Biên – Trấn, có Đô đâu mà dời thế nhưng vẫn giải A. Càng nực cười hơn khi 2 diễn viên Đông Thị Quê Anh và Trần Trụi Xuân Vui, vì cùng đóng vai trong Dời Đô nên cũng được Ban Xét Giải cho 2 giải B làm cho giải B của ban này vượt lên 3 giải. Thật là “Đông Vui” ra phết! He hee!!! Phải chăng Dời Đô được giải là do tác giả Giang Mạ Hành làm Phó chủ tịt Hội?!!… Và đây, xin điểm mặt vài tác phẩm không có chất Nai Đồng nhưng ăn theo Dời Đô:  
  - Hướng về Thăng Long - Hà Nội, giải C của Đoàng Quang Trung.
  -Tự hào Thăng Long - Hà Nội, giải C của Nguyễn Phung  
  - Sáng mãi tên Người, giải B của Le Háng… He he … Nhiều lắm…Hình như địa danh Nai Đồng đã được bàn tay ai gõ vi tính sai thành Thăng Long, thành Hà Nội hết rồi.
Đó là nói về mặt tiêu chí, còn về chất lượng thì không ai biết. Bởi vì trước và sau giải các tác phẩm này có ai đọc và giới thiệu đâu. Ngay 1 dòng trên tờ Văn Nghệ Nai Đồng cũng không có. Một vài Hội viên vì tò mò đã xốc xáo trong tủ sách trưng bày của Hội để học tập thì quá sốc với thứ văn chương chưa sạch nước cản. Ví dụ “Đan đan giọt nắng”- tập thơ đầy dẫy vần điệu ngô nghê của Tiêu Thanh Giàng không thiếu những bài đại loại như:  
 Chung trùm một mảnh ni lông
 Nửa thân dẫu ướt môi hồng vẫn khô
Thôi thì mặc gió cùng giông
Gió giông quà tặng bềnh bồng phút giây. (từ “Khô” vần với từ “Giông” đấy! Hay không?)

 Có người nói; “Hình như người ta xét giải theo tác giả chứ không phải theo tác phẩm.”  Câu này thì ngoài Hội Bác Thỉnh đang ra sức chứng minh còn trong Hội Nai Đồng thì rất rõ ràng: 
-   Phó chủ tịch: Phàm Phu  Zăn Giải B
-   Phó chủ tịch Giang Mạ Hành Giải A
-   Trưởng Ban văn Lũi Thật Xa Giải B
-   Trưởng ban Thẩm Định Tạ Hoài Giải C
-  Cựu Tổng Biên tập Báo Văn Nghệ Nai Đồng Khôi Vú Giải B
-    Và đặc biệt là giải dành cho Trưởng ban Tuyên Huỳnh Không Đến Giải B (Xem danh sách tại đây- bấm vào)
 (Xin nói rõ là Huỳnh Không Đến hoàn toàn xứng đáng với tác phẩm, nếu như tác giả không phải là người cấp trên lãnh đạo của giải. Ai đời cấm cấp dưới không được vừa làm Giám khảo vừa dự thi còn mình thì tự do vừa lãnh đạo vừa dự thi. Nguyên nhân chính là từ đây đấy)…
       Nói chung là hầu hết những vị trong Ban Chấp hành, trưởng phó các tiểu ban, các vị trong lãnh đạo Hội đều chia nhau giải đầy đủ.Vì phải giành xuất ưu tiên như thế nên ngài Nam Ngu mới dùng quyền phủ quyết và các lí do không đâu để loại bỏ các tác phẩm 100% viết về Đồng Nai như Trường ca Âm vang Một Dòng sông, Bút ký Mưa nắng Đồng Nai… mặc dù các tác phẩm này đều được Ban Giám khảo nhất trí tặng Giải cao.Và hình như cũng vì hết suất nên tác phẩm Đất Trời Vần Vũ không được giải. Lúc đó, để ngăn chận từ xa, nhà Phê bình Bùi  Công Thúi đã có những bài phê bình ấu trĩ  gán cho Đất Trời Vần Vũ có vấn đề nên chủ tịt đã ung dung loại ra. Thế mà ai ngờ khi sắp phát giải thì tác phẩm này được Giải của Hội nhà văn.  Huề trớt, sự đã lỡ chủ tịt và Bùi Công ngặm miệng mặc cho dư luận đàm tiếu. ..
      Giải có nhiều vấn đề thế mà không ai nói gì à? - Có đấy nhưng bị bịt kín. Lúc ấy Hội Nai Đồng cũng có một nữ nhi dũng cảm xin rút khỏi giải sớm còn hơn nhà văn YChang bi giờ. Người đó là Trần Trăng Thu mà sau này nổi tiếng với kỳ án “đấu tố” cây dầu. Ông chủ tịt cũng không có tên trong Giải. Thật là cao cả nhưng không ai khen, bởi vì người ta biết là ông rút kinh ngiệm từ bác Hữu Thỉnh. Ghi tên chi cho mệt, đến khi dư luận phản ứng thì ói ra sao kịp.Thôi thì chia phần cho anh em, mình ăn cái tiền cho thuê văn phòng cũng được rồi, chỉ xin anh em im lặng. 
        Nhưng dư luận không im lặng. Dư luận râm ran cũng như bác Thỉnh bi giờ, có người đòi xét lại giải.


Quang cảnh đìu hiu của Phát Giải chạy tang.
Trước hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng như thế, phải nói Ngài Nam Ngu là người có tài. Ngài ra quyết định táo bạo: Phát giải chạy tang. Giải được phát lúc tờ mờ sáng. Mặc dù chỉ có lèo tèo mấy người, mặc dù bác Huỳnh- trưởng ban Tuyên không đến, mặc dù nhà văn Khôi Vú không đến (Họ là những người đoạt giải nhưng thấy không vinh dự hay sao ấy) thì cuộc phát giải vẫn thành công tốt đẹp bởi vì không ai kịp ý kiến ý cò.
Sau đó những người không đến cũng âm thầm nhận thưởng. Và Giải đi vào im lặng!  
     Hhu hu… sự việc của Hội bác Thỉnh bi giờ đã tè le. Chỉ còn một cách là Bác nên triệu ngài Nam Ngu ra Hà Nội để tham vấn kinh nghiệm. (Ngài ấy nghỉ việc vì sức khỏe yếu nhưng mạnh như trâu đấy). Nếu không được thì bác phải áp dụng ngay cách phát giải chạy tang vào giờ thiêng của Ngài. Giờ thiêng nên chọn lúc thật vắng người, khoảng tầm 2-3 giờ sáng càng tốt. Đảm bảo với bác thành công ngoài mong đợi.
        He hee… Dễ ợt bác Thỉnh hè!

2013/01/23

125. GÀ MẮC TÓC


Sợi tóc tuy mong manh nhưng có lúc lại làm nên chuyện. Ấy là lúc nó thít vào chân chú gà. Dân gian đã nói: Lúng túng như gà mắc tóc. Chú gà to thế mà té lên ngả xuống vì mấy sợi tóc con con nom sao mà buồn cười. Chú càng giẫy mạnh, tóc càng thít chặt. Chú càng la to càng làm cho lũ chồn cáo chú ý. Phen này ngõm là cái chắc…
 Hình ảnh này sao giống tình cảnh của 2 vị chủ tịch Hội Văn Học Ghê thật tỉnh Nai Đồng hiện nay quá.
Sau khi nhận đơn tố cáo hiện tượng tham nhũng tại Hội- đơn nêu đích danh đối tượng nghi ngờ là Nhạc sĩ Trần Viết Bi- thì lẽ ra các chủ tịch Hội phải yêu cầu ông Bi giải trình để trả lời nguyên đơn trong vòng 15 ngày như luật định. Nhưng, 2 tháng đã trôi qua mà không thấy gì. Thì như có tật giật mình, Thường trực Hội lại làm Báo cáo giải trình tài chính số 16/VHNT-VP/BC để gởi cấp trên như là cách giải quyết sự việc. 
Mặt bằng Sơn Hà - Một trong 3 cơ sở bị lén cho thuê.
He heee…Giải trình tài chính sao 10 năm nay không làm, sao 10 năm nay không công khai tại Hội để Hội viên thắc mắc. Giải trình tài chính thì can cớ gì phải đi năn nỉ các nơi đã thuê Văn Phòng sửa lại Hợp đồng từ CHO THUE MẶT BẰNG thành ra HỢP ĐỒNG TÁC NGHIỆP. Tác nghiệp là gì sao không thấy có người chuyên môn của Hội  đảm trách? Tác nghiệp sao lại thu được  870 triệu đồng. Thu được 870 triệu đồng lại chi cho Chủ tịch, Phó chủ tịch  và một số nhân viên văn phòng 285 triệu đồng mà không ai biết. (Số liệu này là do các ông tự khai bước đầu trong báo cáo đấy nhé- Giấy trắng mực đen nhé- khỏi chối nhé).Thì ra mấy lâu nay mấy ông chủ tịch khả kính than van nhà nước không cấp biên chế khiến mấy ông phải gánh việc mà lương tiền không bao nhiêu đều là láo cả. Mấy ông đã ăn cắp tiền cho thuê công sản mà còn bắt Hội viên phải biết ơn các ông. Thật lạ đời.Việc này Hội viên không khinh bỉ các ông mới lạ.
Cũng theo báo cáo này thì Sở Tài chính có biết và cho phép Hội  tự thu chi tiền gọi là “Tác nghiệp”. Đại họa rồi. Chắc chắn Sở tài chính sẽ vào cuộc giải trình  trắng đen trước Ủy ban, xin các ông đừng đổ lỗi cho người ta. Và cũng xin nhắc các ông đừng chạy chọt thay đổi chứng từ chi cho mệt. Việc này Công An điều tra chỉ cần 30 giây là làm rõ.   
Ngày 19-1-2013 Ban Lãnh đạo Hội đã mời Ban Chấp hành dự họp để thông qua báo cáo gửi cấp trên về Lá đơn tố cáo hiện tượng tham nhũng. Tất nhiên, phần lớn người trong Ban chấp hành không ai biết có vụ thu tiền  cho thuê văn phòng 870 triệu. Đây cũng là một thiếu sót của Ban, thiếu sót này là do sự bưng bít của Ban thường trực. Cho nên Mời họp và Dự họp là chuyện chẳng đặng đừng.
 Ban  Chấp hành có 11 vị thì 4 vị không có mặt là: Lũi Thật Xa, Trần Trăng Thu, Vũ Đang Bệnh, Nguyễn thị (tự chấm giải cho mình). Trong 7 vị còn lại thì đáng biểu dương là ông Nam Ngu. Biểu dương là vì ông đã bị nghỉ theo diện sức khỏe yếu mà vẫn đi sớm, mặt lại đằng đằng sát khí đòi truy tố nguyên đơn là vu khống. Ông Đàm Chu Cây Dầu thì im lặng từ đầu đến cuối, hình như ông đang bị câm sau vụ “đấu tố”. Chỉ có ông Viết Bi là ôn tồn khuyên  Ban thường Trực nên thành khẩn nhận sai sót. Nhưng thiểu số phục tùng đa số bởi ông Phó Giang Dời Đô phát biểu qua loa :“Tỉnh ta còn nhiều vụ thất thoát bạc tỉ (?)…” Nhằm nhò gì…   
Thì ra….
He he… Sợi tóc nhỏ mà không nhỏ. Tội mấy chú gà đang lúng ta lúng túng…Hu huu !!!

2013/01/21

124. VẪN CÒN HY VỌNG



Tuần trước, Nghệ sĩ Kim Chi đã từ chối bằng khen của Hội Điện ảnh vì không muốn trong nhà có chữ ký của người đang làm nghèo đất nước.         
Mấy ngày qua, 2 Nhà văn Y Ban và Phạm Ngọc Cảnh Nam lại từ chối giải thưởng do Hội Nhà văn Việt Nam trao cho mình vì cho rằng không rõ ràng minh bạch, thậm chí Y Ban còn chính thức từ bỏ chiếc ghế Ủy viên hội đồng văn xuôi. Khiếp!  Lạ quá nhỉ!!! Tổ chức quản lý thượng tầng tại ngôi đền thiêng của văn nghệ sĩ mà có vấn đề và yếu kém  tuyệt vọng thế sao?
Buồn một phút.
Cấp trung ương mà thế thì mong gì ở 64 Hội VHNT cấp tỉnh-thành, nơi mặc nhiên có chức năng kế thừa nhân sự sau này. Càng buồn hơn!
Thế nhưng mình đã nhầm khi nghĩ về Hội VHNT Đồng Nai. Tại đây dưới tấm bảng hoa hòe “tất cả vì nghệ thuật” vẫn còn nhiều người máu lửa, dũng cảm cố bám víu vào chiếc ghế chức vụ  để đưa ra những cải tổ, sáng kiến cực kỳ hay ho rất đáng học tập.
Xin nêu mấy điển hình để các bạn khỏi bi quan:

Nam Ngữ

-Ông Nguyễn Nam Ngữ sau 2 nhiệm kỳ 10 năm làm chủ tịch đã lén lút cho thuê 3 cơ sở văn phòng, trong đó chỉ một cơ sở bán đàn đã thu về 870 triệu đồng. Ông đã chi riêng cho khối văn phòng 285 triệu đồng trong im lặng. Sự việc có nguy cơ bại lộ khi Văn Biên Hòa lên tiếng nên ông đã có sáng kiến là “xin nghỉ hưu vì lý do sức khỏe” để bỏ của lấy người. Và ông đã thành công, cấp trên cho nghỉ trước 2 tháng mặc dù còn khỏe như trâu. Nhưng thành  công hơn cả của ông  là đã kịp cấy vào Ban Chấp Hành một mầm non mà bây giờ được hợp thức hóa là chủ tịch Khánh Hòa.

Khánh Hòa
 Ông Khánh Hòa còn giỏi giang hơn cả Nam Ngữ về khỏan sáng kiến. Ông xuất thân là nhạc công chơi đàn ở câu lạc bộ Suối Tre của Cty Cao su Đồng Nai, được ông Nam Ngữ dắt về Hội truyền nghề lãnh đạo và cho ở trong văn phòng Hội hơn 5 năm mà không tốn đồng xu cắc bạc nào. Tại đây, ông đã có nhiều sáng kiến như ra ba- rem chấm điểm tác phẩm để bình bầu văn nghệ sĩ, thảo văn bản qui chụp “nhóm tạo phản” để truy tìm Tú Thịt Hộp đã cả gan phê phán Ngài Nam Ngu…nhưng đặc biệt là sáng kiến kiêm chức bảo vệ để dẹp tan dư luận  xì xào về việc chiếm văn Hội làm nhà riêng của ông.
Sau khi cố chủ tịch Nam Ngữ nâng khống số hội viên của Hội từ khoảng 100 thực sự sinh hoạt lên gần 300 để xin 11 biên chế văn phòng trong đó có 1 suất bảo vệ thì ông Khánh Hòa đã xin kiêm nhiệm luôn chức danh này. Thế là thời giờ hành chánh ông ngồi phòng riêng, buổi trưa ông ra đóng cổng, buổi chiều ông ra đóng cổng, buổi tối ông được quyền ở lại trong cơ quan nhé. Cấm ai xoi mói nhé. Tuyệt không?
 Tất nhiên là ông ăn 2 lương và mọi người với tầm nhìn hạn chế chỉ thấy ông là người tham ô công sản. Nhưng hãy suy nghĩ cho nghiêm túc, nhờ sáng kiến kiêm bảo vệ này mà ông đã nhảy vào can thiệp kịp thời khi hai Hội Viên nhà văn nhớn Lê Đăng Kháng và Phạm Thanh Quang đấm đá nhau. Nhờ vào vai bảo vệ hoàn hảo nên ông  đã mô tả chính xác trong văn bản sự cố gởi tất cả Hội viên. Thật là kỳ tài. Lại nghĩ về tiết kiệm nhân sự tinh giản biên chế thì ông thuộc loại xuất sắc. Thử hình dung các cơ quan các cơ quan tỉnh, huyện, xã trong tỉnh Đồng Nai và khắp cả nước chủ tịch đều kiêm bảo vệ thì tiết kiệm biết bao nhiêu là nhân sự mà chủ tịch lại có thêm thu nhập (2 lương) khỏi phải tham ô hối hộ nhé. Thật là một sáng kiến có lợi cho quốc gia đại sự.
Trước thềm đại Hội của Hội VHNT tỉnh Đồng Nai mình thiết tha kêu gọi mọi Hội viên hãy dành phiếu cho ông, đừng để một tài năng đa dạng bị mai một.
Biết đâu mai mốt ông sẽ  thăng tiến lên cấp trung ương như đã từ Suối Tre lên Biên Hòa. Lúc đó nếu ông về cục Điện ảnh thì Nghệ sĩ Kim Chi Khỏi lo nhé. Ông Chủ tịch “kiêm” này sẽ ra tay ký bằng khen, khỏi phải lo ám ảnh người làm nghèo đất nước. Nếu ông về Hội bác Hữu Thỉnh thì Y Ban, Cảnh Nam hết có cơ Hội từ chối . Vì  ông là ông “kiêm” tất. Không nhận thì tạm thời về nhe!Chờ đấy, vẫn còn hy vọng.
He !!! Hee !!!!

2013/01/02

123. Mười Sự kiện tức cười của Hội Văng học ghê thật Nai Đồng năm 2012

Viết bởi :Văn biên Hòa


    1/Cuộc tróc nả Tú Thịt Hộp thất bại:

Tú Thịt Hộp- nhà thơ ẩn diện, dám làm bài thơ Đồng Nai ngâm khúc để phê phán khuyết điểm của Ban Lãnh Đạo Hội VHNT Nai Đồng:

…Súng cướp cò lung lay bóng nguyệt
Lũ ngựa trời mờ mịt thức mây
Mười năm trở lại Đồng Nai
Vẫn còn ngồi đó một ngài Nam Ngu…
 Vì thế BLĐ Hội đã triệu tập “3 tên nghi ngờ tạo phản” và toàn ban Văn học, họp trong mấy buổi, tiêu thụ hết mấy chục tô phở Quyền để truy tìm Tú Thịt Hộp trả thù. Mặc dù  100% thành viên dự họp đã dong tay nhất trí  thôi không tìm kiếm Tú Thịt Hộp nữa vì quá tào lao nhưng BLĐ và bè lũ liên quan vẫn âm thầm ra lệnh tróc nả. Nghe nói mức thưởng càng ngày càng cao. Tú thịt Hộp viết tắt là TTH bị săm soi kỷ càng. Gần đây đã lộ diện nhiều nghi can có chữ viết tắt TTH như: Trần Thu Hằng.  Trần Thúc Hà,Thằng Thái Hải, cả lão Tấn Hoài cũng bị cưa sừng thành Thằng Tấn Hoài (!) mà vẫn chưa  xác định  được ai…Đặc biệt nhà văn Trang Thế Hy ở Bến Tre cũng có trong danh sách. Bắt ai để lãnh thưởng bây giờ?   Thiệt Thúi Hoắc!


                                                     2/Chủ tịt Nam Ngu phải rời ghế trước 2 tháng:

Mặc dù tiếm quyền chủ tịt 2 nhiệm kỳ, trong 10 năm liên tiếp và có nhiều sai phạm nghiêm trọng nhưng khi Tỉnh ủy gợi ý cho nghỉ  thì Nam Ngu thì vẫn nài nỉ xin tại vị. Cho đến khi bài thơ “Tú Thịt Hộp” nổ ra thì Nam Ngu không thể trì hoãn được nữa. Tức nước ắt vỡ bờ. Dù còn mạnh như trâu nhưng Nam Ngu phải thôi chức chủ tịt trước 2 tháng với lý cớ là “Sức khỏe kém”. Đây là cuôc hạ cánh an toàn, bỏ của lấy người của Nam Ngu. Ngài ra đi để lại một Hội ma, ì đùng Súng cướp cò, đen  đặc lũ Ngựa trời…và vi vút Lời cây dầu… trong chiếc bánh vẽ xin chiếc xe hơi không bao giờ thực hiện! Hu hu!!!








3/Lời cây dầu:

Bài thơ: Lời cây dầu… của Văn Đàm Chủ là một bài thơ phản phúc, vu khống gây hiểu lầm cho người đọc nhưng đã được ban lãnh đạo Hội Văn Học NT Nai Đồng bao che nói rằng Hội không có ban  thẩm định để đưa ra đối thoại. Trong cuộc đối thoại mang tính chất nội bộ này, mặc dù Tỉnh ủy không nêu một kết luận nào nhưng các nhà báo nhớn nhà phê bình salon đã thổi phồng sự việc lên thành “đấu tố- giải cứu” rất chi là hấp dẫn…Và, sự việc lại rơi vào im lặng sau khi công dân Đàm chu Van viết ĐƠN BÁO CÁO gởi đi các cơ quan nói rằng “ông nói gà gà nói vịt”. Thiệt chẳng  ra làm sao! Nhưng cũng sịp này lại xuất hiện bài: Văn tế hồn ma cây dầu, một áng văn được độc giả bình chọn là xuất sắc năm 2012 (Xin xem cuối bài)




4/ Trao giải chạy tang Trịnh Hoài Đức
Giải Trịnh Hoài Đức do Nam Ngữ cầm chịch đã được phát đúng giờ thiêng vào lúc hừng sáng ngày 30/08/2012 tại Văn Miếu Trấn Biên. Đây là giải chia chác tiền thưởng nên nhiều tác phẩm không nằm trong tiêu chí điều lệ đều lọt vào. Nhiều tác phẩm văn chương chưa sạch nước cản cũng được thưởng. Ví dụ bài thơ lục bát thất vần (Quà tặng-Tập Đan đan giọt nắng).

 He he! Nên thu hồi giải chăng?

5/ Sự cố đấm đá tại Văn phòng Hội:

Ngày20/6/2012, hai nhà văn nhớn Hội nhà văn Việt Nam đang sinh hoạt tại Hội   đã choảng nhau bằng chân tay tại văn phòng. Ông Lê Đăng Kháng “đã đẩy ngả được ông Phạm Thanh Quang chuẩn bị đánh tiếp thì…”Ngày 4/7  chủ tịt đương nhiệm Khánh Hòa đã ra công văn gởi đi khắp 200 Hội viên, mô tả tỉ mỉ trận đấu, biến nhỏ thành to; biến việc bình thường thành ra “sự cố”. Đây là việc làm  rất hay bởi qua đó cho chúng ta biết Hội VHNT không phải là Hội Dưỡng lão. Lão sao đấm nhau mạnh thế? Lại càng không phải là hội chuyên nghành văn chương nghệ thuật mà còn kiêm cả võ thuật: Võ Ấm, Võ Guốc, Võ Nịt đua nhau nảy nở. He he, rất đa sạng trong phát triển!

6/ Chủ tịch Hội  kiêm bảo vệ văn phòng:

Hơn năm năm nay ông Khanh Hòa được ông Nam Ngu đem về cho ở nhờ trong văn phòng Hội mà không tồn đồng tiền cắc bạc nào. Gần đây Nam Ngu bị thôi chức, Khanh Hòa tạm lên thay nhưng không chịu trả phòng cho Hội. Để hợp lý hóa, Khanh Hòa liền nhận thêm một suất bảo vệ. Như vậy ban ngày thì Khanh Hòa làm chủ tịch, ban đêm thì làm Bảo vệ, được ở trong văn phòng. Không ai được thắc mắc nữa nhé. Có câu thơ Bút Tre rất hay:
Hoan hô anh Hoa ma ham
Ngày làm chủ tịt, đêm làm bảo vê
Hai lương là việc không dê
Cho nên anh phải chọn nghề lãnh đao.

7/Mừng anh hùng 200 ngàn:

Ngày5/10/2012, nhà văn Đại tá chính ủy Rừng Sát Lê Bá Ước được phong anh hùng nhưng  BLĐ Hội không hay biết. Thật là một sự vô cảm đáng sợ! Đến hai mươi ngày sau, trước áp lực của dư luận, 2 ông Nam Ngữ và Khánh Hòa mới lò dò đến chúc mừng ở nhà riêng. Tại đây họ đã móc phong bì trong đó có 200 ngàn gọi là chúc mừng. Riêng tờ Văn Nghệ Đồng Nai số ra kỳ này thì đang bận đăng bài ông Trưởng khóm nên im lặng. Hai tháng sau tạp chí này  mới đăng một bài nhưng quá sơ lược chưa nói hết tầm vóc anh hùng. Rõ ràng Báo VNghệ Nai Đồng đang lệ thuộc vào lợi ích nhóm.



8/câu văn 88 chữ và giọng văn Hào Kiệt:
Trong một văn bản “Phối kết hợp” nhằm rung cây nhát khỉ, và phê phán giọng văn hào kiệt, anh thợ vẽ Nam Ngu đã viết một câu  dài 88 chữ. Câu văn này có sức lột tả còn mạnh mẽ hơn cái áo dài siêu mỏng của Hoa hậu Mai Phương Thúy. Đây là câu văn kỷ lục của Hội thể hiện tinh thần và trình độ nghệ thuật của BLĐ, khiến người đọc sái cả cổ và cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu cũng bái phục trong việc phát triển câu rao của ông.



9/ Nhận vơ tổ chức Đêm thơ Việt Nam để giải ngân:

Ai cũng biết BLĐ Hội có làm phương án Tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu năm 2012  nhưng sau đó  Cty It- Cu kết hợp với sở Văn Hóa  đã đứng ra tổ chức tại nhà hàng Du Long. Đêm đó BLĐ còn được nhận mỗi người một áo thêu. Thế mà Ban lãnh đạo Hội vẫn nhận vơ là mình tổ chức và vô tư giải ngân chi tiền bồi dưỡng cho BCH. Điều lạ là tờ báo Văn Nghệ cuả Hội cũng xác nhận điều sai lầm này mà không thấy đính chính.






10/ Hiện tượng tham ô tiền cho thuê văn phòng Hội  đã bị tố cáo:
Hiện tượng tham ô tiền cho thuê văn phòng tại Hội VHNT đã bị tố cáo. Theo BCH thì sở dĩ còn cho thuê văn phòng là để cho ban Âm nhạc hoạt động. Nhưng Ban Âm nhạc không thừa nhận nên mấy hôm nay BCH đang cho thay đổi Hợp Đồng. Họ đã liên hệ với các cơ sở cũ  để sửa nhưng chỉ có cơ sở bán đàn Sơn Hà là chịu hợp tác thay lại Hợp Đồng từ cho thuê sang Tác nghiệp. He he!!! Vấn đề là tiền tỉ đi đâu chứ sự việc thanh thiên bạch nhật thế, lấp liếm sao được.

........
Phụ lục: Văn tế hồn ma cây dầu
Viết bời Võ Nguyện        

Hỡi ôi!
1.        Mặt báo - chí rền; lời cây- dầu tỏ.
2.        Một bài thơ chửi, danh nổi tợ phao; Chục đứa  ăn theo, tiếng vang như mõ.

 Nhớ linh xưa:

3.        Núi thẳm rừng sâu; toan lo nghèo khó.
4.        Chưa quen xe cộ, đâu biết thị thành; chỉ có gió sương, ở trong bản bộ.
5.        Hút nước, hút phân, hút mùi, hút khí… rễ vốn quen làm; tập văn, tập thơ, tập Tuyên, tập Tổng... mắt chưa từng ngó.
6.        Mùa đông vỏ nẻ co ro hứng chịu gió mưa; Ngày hè thân khô  xơ rơ cùng bao cây cỏ.
7.        Bữa thấy lục lâm dao rựa rần rần mà mất mật teo gan; Hôm nhìn thảo khấu mặt mày rộ rộ mà so vai sụt cổ.
8.        Thân ngươi nhục như trâu; Đời ngươi buồn  tựa chó!
9.        Nào ai đòi, ai bắt mà ngươi chiêu thống- chiêu hồi;  Ấy ai khiến, ai xui mà cây  chọc voi- chọc hổ!

Khá thương thay:

10.     Một giống cây rừng bên bờ tiệt chủng nên nhân dân mới mở lòng cứu vớt; Cũng loài thân gỗ  sắp bị tiêu vong nên  ủy ban mới ra tay chiêu mộ.
11.     (Qui hoạch nguồn gien đem về tuyên giáo dưỡng dưỡng nuôi nuôi; Xây mới Ủy ban giữ lại trong sân  bày bày bố bố…
12.     Tưởng loài tứ thiết  hy vọng làm xe mọi người mân mê kéo kéo lôi lôi; Ai dè ba que    đội lốt mần thơ bao đứa a dua  sờ sờ gõ gõ)
13.      Nỏ biết đàm VĂN  thâm độc  dường kia;  Ai ngờ luận THƠ hiểm sâu thế nọ
14.      Trẻ em, di chứng da cam- đểu thay! “Quả bom nổ chậm…”giá họa gieo oan; Già nua, mùa xuân chẳng nhớ -ôi thôi! “Lời những cây dầu…”nói không thành có.
15.     Những mong bóng cả nên dân mới chừa; đâu biết xác phàm mà ngươi vội nổ?

Ôi !

16.     Một giờ mất khôn, ba năm cũng bỏ.
17.     Cây cao mà chi cho hồn ma dựa nhà. Bóng cả mà chi cho âm binh tá mộ.
18.     Đoái sông Phước Long cỏ cây mấy dặm sầu giăng; Nhìn xứ Trấn Biên, già trẻ hai hàng lụy nhỏ.
19.     Chẳng phải ăn cướp, ăn gian, mà chiêu hồi quân giặc cho cam tử cam tâm; Vốn không dốt chữ dốt nghĩa, mà phủ phục ngụy binh cho đáng đời đáng số.

 Nhưng nghĩ rằng:

20.      Mùi thuốc mùi phân - ơn nước, tài bồi cho họ cây ta; Thơ thánh thơ thần - lòe dân, mắc mớ  chi  ông cha nó.
21.     Vì ai khiến mà cây, lái văn vặn thơ; vì ai xui mà cây kêu mưa gọi gió.
22.     Sống làm chi cành rơi người chết, ăn cháo đá tô, thấy lại thêm buồn; sống làm chi rể đội sập nhà, qua cầu rút ván, nghe càng thêm hổ.
23.     Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo rừng núi cũng vinh;
hơn còn mà chịu chữ phản thùng, ở cùng người đời  rất khổ.

 Ôi thôi thôi !

24.      Chứa Chan bão gầm; Đồng Nai nước đổ.
25.      Nghe tin thơ thánh, lũ ăn theo rộn ràng trong dinh; Biết được gỗ dầu, bọn lâm tặc dập dờn trước ngõ.

 Ôi !

26.     Một nhát cưa đưa; nghìn năm tiết rỡ
27.     Còn đâu cây xanh; kể chi sách đỏ.
28. Ngươi thác mà giúp bọn lâm tặc, danh ngu đồn sáu tỉnh dân chúng đều chê; Ngươi chết mà bênh lũ lục lâm, tiếng ngốc trải muôn đời ai đâu mà mộ.
29.     Sống chiến đấu, thác cũng chiến đấu, lời cha truyền đã rõ, muôn kiếp nguyện được trả thù này; sống nhờ Văn, thác cũng vì văn, tên mẹ đặt đã rành, một chữ ngu  đủ đền công đó.
30.     Nước mắt gian hùng lau chẳng ráo, đau lòng chào ngươi lìa đời; Nén hương cầu may thắp thêm lo, cám cảnh tiễn cây hoàn thổ.

Hỡi ôi thương thay !
Có linh xin hưởng.